[CG - Đinh Hồng Sơn] Nghề kỹ sư phần mềm
Trong những năm gần đây, “độ nóng” của ngành Công nghệ thông tin (CNTT) tuy không “nóng” còn như trước, nhưng không có nghĩa là ngành CNTT không còn sức hấp dẫn nữa. Lập trình phần mềm còn được đánh giá là một trong số ít nghề có khả năng “miễn dịch” với khủng hoảng kinh tế hiện nay. Đặc biệt, với cuộc cách mạng công nghệ mọi thứ, mọi việc đều có nhu cầu tự động hóa bằng robot, máy móc. Để làm được điều đó không thể thiếu những kỹ sư phầm mềm lập trình cho những con robot hay máy móc này. Đó là lý do vì sao nhiều bạn trẻ mong muốn theo đuổi ngành lập trình phần mềm. Mời các bạn độc giả cùng theo dõi phần chia sẻ của chuyên gia dưới đây anh Đinh Hồng Sơn - Giám đốc Công ty Cổ phần tư vấn quản trị doanh nghiệp Tinh Vân (Tinh Vân Consulting - TVC), người đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghề để hiểu rõ hơn về nghề.
Chân dung về một kỹ sư phần mềm chuyên nghiệp
Kỹ sư phần mềm là những người học tập, phát triển kỹ năng trên nền tảng hiểu biết về công nghệ. Ở Việt Nam, người học được đào tạo từ các trường như Bách Khoa, Aptech, FPT,... hay những trường có khoa về công nghệ. Sau khi ra trường, họ có thể tham gia vào làm các công việc như lập trình hoặc làm các việc liên quan đến dự án của các đối tác nước ngoài hay trong nước. Người kỹ sư phần mềm chuyên nghiệp là phải nắm được quy trình phát triển một giải pháp về mặt công nghệ. Trong một dự án, người kỹ sư công nghệ có những vị trí như lập trình viên, quản trị dự án hay là làm về tester, kiểm thử viên, phân tích dự án (Business analyst),... đều có nền tảng từ công nghệ. Sau khi ra trường, họ có thể đi theo những con đường khác nhau nhưng quan trọng là họ phải nắm được đặc thù của công việc là gì và nó phải phù hợp với các kỹ năng và đam mê của họ. Thông thường những người mới ra trường trong 2 năm đầu thường hơi mơ hồ về định hướng nghề nghiệp (tức là có thể chuyển rất nhiều công việc khác nhau) nhưng sau 2 năm này các bạn sẽ định hình được rằng mình theo hướng nào. Có những bạn ra trường là lao ngay vào lập trình. Đa phần các bạn lập trình đều rất yêu nghề nhưng lập trình không phải ai cũng làm được. Có những bạn làm rất tốt nhưng có những bạn làm sau một thời gian mới nhận thấy không phù hợp và chuyển sang nghề phân tích nghiệp vụ, có thể làm thiên về kinh doanh hơn chứ không phải công nghệ nữa. Do đó, bạn phải rất hiểu đặc thù công việc cũng như quy trình làm việc. Ở Việt Nam cũng có những công ty có quy trình làm việc rất tốt như FPT, Tinh Vân,... quy trình làm việc của họ rất bài bản. Khi một học viên hay một nhân viên mới ra trường, họ có thể vào những nơi đó để trải nghiệm môi trường, nắm được thế nào là một công đoạn phần mềm.
Vai trò của kỹ sư phần mềm
Thị trường gia công phần mềm đang chiếm tỉ trọng khá lớn, do vậy, vai trò của kỹ sư phần mềm là rất quan trọng. Họ là người trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm phầm mềm đó. So sánh thực tế về mặt bằng chung, các bạn được đào tạo ở các trường tại Việt Nam sau khi ra trường nếu làm việc ngay thì hơi non và yếu về tay nghề. Tức là họ phải trải qua một công đoạn được đào tạo thực tế trong các doanh nghiệp để họ có thể kiến tạo những sản phẩm phần mềm có thể ứng dụng được.
Trong quá trình xây dựng phần mềm, lập trình viên sẽ không đối diện trực tiếp với khách hàng nhưng người lập trình viên ấy tạo ra sản phẩm cho khách hàng. Nếu sản phẩm đó tốt thì đương nhiên khách hàng được hưởng lợi. Những người làm công nghệ cũng có thể hoàn toàn làm cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng.
Yêu cầu trình độ học vấn, bằng cấp trong nghề
Bằng cấp chỉ là yếu tố chiếm một nửa quyết định. Giai đoạn tự học tập, thực hành ứng dụng kiến thức mình học mới là giai đoạn quan trọng chứ không phải vấn đề là bạn học trường nào. Trong công nghệ điều quan trọng nhất đó là tự học và trải nghiệm thật nhiều tức “làm nhiều”. Thứ hai, doanh nghiệp phải biết sắp xếp, biết lựa chọn và bố trí vị trí phù hợp với yêu cầu công việc chứ không nhất thiết yêu cầu tất cả các kỹ sư phầm mềm đều phải là đại học. Thực tế nhiều sinh viên đại học đặc biệt là các bạn bạn tốt nghiệp các trường thuộc diện top đầu có thể rất “kiêu”, nhưng không chịu khó làm việc (thái độ và ý thức làm việc chưa cao). Các bạn ở mức độ khởi điểm thấp hơn về học vấn (như cao đẳng) nhưng nếu có thái độ làm việc cầu thị, chăm chỉ và cố gắng, bạn hoàn toàn có thể bật lên nhanh và có kết quả bứt phá hơn hẳn những bạn có trình độ đại học mà ý thức và thái độ yếu.
Để thành công trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng cần có một kiến thức nền tảng và chuyên môn tốt. Đặc biệt đối với nghề kỹ sư phần mềm thì người học cần phải trang bị những kiến thức cơ sở và chuyên ngành từ phân tích, thiết kế, lập trình, kiểm thử đến quản lý các dự án phần mềm. Song song đó là trình độ ngoại ngữ vững vàng để có thể đọc các tài liệu tham khảo cũng như cọ xát với môi trường học thuật và làm việc quốc tế.
Tầm quan trọng của kỹ năng mềm đối với kỹ sư phần mềm
Làm phần mềm là hoạt động trí óc nên cần phải tập trung cao độ thì mới có sản phẩm tốt. Những ai có khả năng tư duy trừu tượng tốt, tư duy mạch lạc thì đều có thể làm luật sư hay kỹ sư phần mềm. Các phần mềm quy mô đều cần mọi người phải hợp tác chặt chẽ với nhau nên khả năng làm việc theo nhóm rất quan trọng. Ngoài ra yếu tố kỷ luật cũng rất cần thiết, chỉ có đam mê và cảm hứng thôi thì không đủ.
Kỹ năng mềm đặc biệt với “dân công nghệ” nước ta hiện nay có phần yếu. Họ thường tự cho họ là những người hoạt động sáng tạo, làm công việc đầu óc nên tự do, thoải mái thậm chí có lúc thái quá. Đầu tiên là do họ coi nhẹ kỹ năng này. Họ nghĩ rằng chỉ cần lập trình nhanh rồi ra được sản phẩm tốt là được nhưng chính điều này thực sự ảnh hưởng đến sự phát triển của họ. Khi các bạn đi làm, mặc dù các bạn làm tốt nhưng các kỹ năng phối hợp, giao tiếp, làm việc nhóm, thuyết trình, v.v. không tốt thì nhiều lúc hiệu quả làm việc nhóm của dự án sẽ không đến được cái đích đã đề ra. Bạn có ý tưởng tốt nhưng bạn không có khả năng truyền đạt cho đồng nghiệp và đội nhóm hiểu, bạn không có khả năng phối hợp và làm việc nhóm thì dự án sẽ không thành công vì bạn không thể tạo ra sản phẩm phần mềm một mình. Thứ hai, nó ảnh hưởng đến chính cá nhân các bạn: Khi chúng ta có kỹ năng không tốt thì đánh giá của những người xung quanh hay cấp quản lý về bạn cũng không tốt, gây trở ngại cho việc thăng tiến trong sự nghiệp. Kỹ năng mềm không chỉ cần thiết cho công việc công nghệ mà cần thiết cho mỗi cá nhân thăng tiến trong sự nghiệp. Trong xã hội cũng vậy, nếu bạn có kỹ năng tốt, bạn sẽ cân bằng cuộc sống tốt hơn.
Yêu cầu về phẩm chất đối với kỹ sư phần mềm
Những người yêu thích và quyết định dấn thân vào ngành công nghệ, đầu tiên phải là những người khá thông minh, nhanh nhẹn trong vấn đề tư duy logic. Thứ hai, họ cần có sự đam mê, tỉ mỉ, theo đuổi mục đích tới cùng thì mới có thể đi sâu đến từng vấn đề. Tiếp theo, về mặt đạo đức, họ phải trung thực với nghề, không bán thông tin, phải thực sự cống hiến cho đơn vị làm việc.
Liệu một sinh viên mới ra trường có làm được việc ngay không?
Tùy theo đối tượng, có những bạn rất thông minh và các bạn đã chịu khó đi làm thực tập ở một vài nơi trước đó thì khi ra trường các bạn chỉ mất 1 đến 2 tháng là theo được. Nhưng đa phần các bạn mới ra trường thuộc dạng trung bình, đặc biệt một số bạn hiện nay tương đối thụ động, lười vận động và trải nghiệm phần lớn cần khoảng 1 đến 2 năm thậm chí lâu hơn nữa mới chiếm được vị trí chủ chốt để làm được nghề. Tuy nhiên, quan trọng là các bạn có một nền tảng cơ bản, có sự cố gắng và sự tập trung để các bạn có thể làm việc.
Môi trường làm việc của vị trí này
Thông thường, kỹ sư phần mềm hơi bị gò bó trong một môi trường văn phòng. Một số các bạn làm trong lĩnh vực outsourcing thường có cơ hội đi ra ngoài (đặc biệt là đi nước ngoài), các bạn sẽ được mở mang hơn.
Thu nhập của vị trí này
Tại Việt Nam, mức lương mà các kỹ sư phần mềm có kinh nghiệm nhận được cũng khá cao so với các ngành nghề khác là từ 1.000 đến 1.500 USD/tháng. Với những người ở vị trí giám sát, mức lương từ 3.000USD hay 4.000 USD/tháng. Ngoài ra, những kỹ sư viết chương trình phần mềm đơn giản có thu nhập mỗi tháng khoảng từ 800 đến 900 USD hay 1.200 USD.
Cơ hội thăng tiến trong nghề
Thông thường, những kỹ sư công nghệ ra trường sẽ làm đúng ngành nghề của họ. Bởi thực tế, người làm công nghệ khá đam mê. Hai năm đầu, họ sẽ ra làm mảng lập trình viên đầu tiên về những nền tảng công nghệ. Sau đó, họ được thăng tiến lên phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kỹ năng nền tảng của họ, giá trị cốt lõi và khả năng giao tiếp. Lộ trình công danh của họ thường đi từ kỹ sư công nghệ sau đó lên vị trí quản lý nhóm (Team Leader) - họ phải có kinh nghiệm về làm nghề và một chút kinh nghiệm về quản lý. Sau quản lý nhóm họ có thể lên tiếp quản lý dự án (liên quan về mặt chi phí, con người, tiến độ,... Sau vị trí này họ sẽ có những thay đổi lớn, thậm chí có những người làm kinh doanh nhiều hơn có thể là tư vấn (PreSale), từ PreSales và dựa trên những mối quan hệ mà họ có thể chuyển sang làm kinh doanh. Khi sang kinh doanh thì đây là một lĩnh vực khác, đòi hỏi kỹ năng quản lý cao hơn và họ có thể lên đến quản lý thậm chí là các cấp cao hơn như Giám đốc quản lý một đơn vị hay một trung tâm,... Đây chính là nấc thang thăng tiến cho các kỹ sư phầm mềm.
Ngoài ra, có những bạn muốn đi theo hướng khác như trở thành chuyên gia. Để được như vậy, họ bắt đầu làm lập trình viên chuyên nghiệp mức 1, mức 2, mức 3,... và sau đó là người tư vấn chuyên nghiệp, chuyên sâu hơn (đó chính là những chuyên gia).
Giải thưởng dành cho kỹ sư phần mềm
Có rất nhiều cuộc thi và giải thưởng dành cho kỹ sư phần mềm giỏi như Nhân tài đất Việt, giải tài năng trẻ,... do các đơn vị đồng tổ chức hay các doanh nghiệp như FPT. Giải thưởng lớn nhất là giải thưởng cho chính cá nhân họ. Khi họ tích lũy được một sản phẩm riêng thì tự khắc họ sẽ có giá trị và được xã hội ghi nhận như tấm gương của anh Nguyễn Hà Đông với sản phẩm nổi tiếng toàn cầu Flappy bird chỉ trong một thời gian ngắn.
Thách thức, khó khăn mà vị trí này gặp phải
Khó khăn đầu tiên là phải có một “mentor” - người hướng dẫn. Nếu từ đầu bạn có một người hướng dẫn tốt, bạn sẽ lên “trình” rất nhanh. Tiếp theo, môi trường làm việc đôi khi không mang lại cho bạn cảm giác muốn cống hiến hay thoải mái khiến bạn chững lại, dẫn đến mất đi cơ hội. Một tình trạng thực tế nữa là nền tảng về công nghệ và nhận thức của con người về nghề nghiệp của nước ta hiện nay là hơi “ăn xổi”. Ví dụ: Có những bạn mới vào làm một thời gian ngắn, chưa tích lũy đủ kinh nghiệm, kiến thức, trình độ nhưng họ đã muốn lên một vị trí rất cao bởi họ bị tác động từ bên ngoài rồi họ nhảy việc khủng khiếp. Điều này dẫn đến sự ngắt quãng, không chuyên sâu và xuất hiện lỗ hổng trong tay nghề của bạn. Cho nên, nếu bạn không có sự định hướng rõ ràng và kiên trì theo đuổi, bạn sẽ rất lênh đênh, mơ màng trong công việc mà không thăng tiến được.
Xu hướng, nhu cầu nguồn nhân lực
Nhu cầu nguồn nhân lực trong nghề hiện rất cao nhưng chất lượng đang rất đáng quan ngại. Giá nhân công Việt Nam trong ngành hiện vẫn “rẻ” so với các nước phát triển nên vẫn là thị trường màu mỡ với nước ngoài (như Nhật Bản) hiện đang thiếu nguồn nhân lực lớn trong nghề này.
Ngành Công nghệ Thông tin (CNTT) thế giới đang phát triển với tốc độ vũ bão cả về số lượng lẫn sự phức tạp trong kỹ thuật hệ thống. Năm 1955, cứ 8 triệu người trên thế giới mới có 1 máy tính. Nhưng đến nay, năm 2015, bình quân mỗi người trên Trái Đất sở hữu 10 chiếc máy tính. Trong vòng 5 năm nữa, người ta dự đoán rằng số thiết bị di động có thể lên đến 60 tỉ. Trong môi trường làm việc đó, người kỹ sư phần mềm buộc phải nắm vững kiến thức nền tảng và có khả năng cập nhật liên tục những tri thức mới để không trở nên lạc hậu. Việt Nam được đánh giá là một thị trường lao động trẻ, đặc biệt số người tham gia đào tạo các ngành liên quan đến CNTT hiện nay chiếm tỉ lệ khá cao, báo hiệu một thị trường lao động dồi dào về lĩnh vực này.
Lời khuyên chuyên gia dành cho các bạn trẻ đam mê theo nghề
Nếu các bạn đã xác định đi theo nghề kỹ sư phần mềm thì đầu tiên bạn phải thật sự yêu thích nó và đam mê đấy phải được nuôi dưỡng và duy trì từ ngay trong quá trình học và làm việc. Khi mọi thứ mình đam mê và đi đến đích, nó sẽ giúp các bạn lên được những giá trị cốt lõi và sau này nó sẽ là hành trang cho các bạn phát triển sự nghiệp. Có thể trí tuệ hay khởi điểm không phải quá tốt cho mỗi người nhưng nếu chúng ta thực sự có một niềm tin và đam mê thì sẽ đến đích.
- Theo chuyên gia Đinh Hồng Sơn (Trích Cẩm nang nghề nghiệp hiện đại).
Bài viết khác
Chọn nghề theo năng lực, sở thích hay ý cha mẹ?
Ngày đăng: 03/05/2023 - Lượt xem: 4314
Vào mùa tuyển sinh, chủ đề chọn nghề, chọn trường luôn khiến các học sinh băn khoăn, khó đưa ra quyết định.
Xem thêm [+]Tuyển sinh năm 2023, mức độ cạnh tranh ngành Ngôn ngữ Hàn ra sao?
Ngày đăng: 26/03/2023 - Lượt xem: 959
Dự đoán, năm nay mức độ cạnh tranh vào ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc vẫn ở mức cao, tương đương năm ngoái.
Xem thêm [+]Ngành nghề nào sẽ 'lên ngôi' 5 năm tới?
Ngày đăng: 24/03/2023 - Lượt xem: 2812
Kinh doanh và quản lý, máy tính và công nghệ thông tin… là những lĩnh vực có tỉ lệ tuyển sinh cao nhất năm 2022...
Xem thêm [+]Phụ huynh, học sinh nên làm gì để hiểu ngành nghề dự định đăng ký?
Ngày đăng: 22/03/2023 - Lượt xem: 926
Trước mỗi mùa tuyển sinh, bên cạnh lo lắng thi cử, nhiều phụ huynh, sĩ tử cũng băn khoăn về việc lựa chọn ngành học đúng sở thích, vừa năng lực.
Xem thêm [+]Có nên học ngành Truyền Thông Đa Phương Tiện?
Ngày đăng: 21/01/2022 - Lượt xem: 4025
Ngành học Truyền Thông Đa Phương Tiện (Multimedia) là ngành học phổ biến hiện nay và có rất nhiều trường đào tạo. Vì thế, để tìm cho mình một nơi học tập tốt, ngoài việc tìm hiểu thông tin, bạn nên chú ý đến cơ hội thực hành, cơ hội nghề nghiệp của trường mà bạn chọn theo học. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO cập nhật thông tin này...
Xem thêm [+]7 ngành nghề cho những ai giỏi tiếng Pháp
Ngày đăng: 19/01/2022 - Lượt xem: 2116
Bạn rất đam mê học tiếng Pháp rất nhiều nhưng các bài viết trên các trang báo thời nay kể cho bạn nghe một tương lại không sáng lạng gì cho ngôn ngữ này. Vậy thì dưới đây là 7 nghề cho những ai không dám theo đuổi con đường Pháp văn vì sợ thất nghiệp.
Xem thêm [+]Học nghề gì để ra trường có việc làm luôn?
Ngày đăng: 19/01/2022 - Lượt xem: 2754
Thị trường lao động, tuyển dụng việc làm đang có sự dịch chuyển nhanh chóng. Một ngành nghề đang “hot” ở thời điểm hiện có thể sẽ trở lên lỗi thời ở tương lai. Sự thay đổi này khiến nhiều bạn trẻ, đặc biệt là các em học sinh THPT “lúng túng” không biết nên lựa chọn ngành học nào phù hợp với sở thích, điều kiện kinh tế gia đình và...
Xem thêm [+]Học tiếng Hàn làm nghề gì kiếm nhiều tiền nhất ?
Ngày đăng: 19/01/2022 - Lượt xem: 1910
Việc lựa chọn một nghề nghiệp phù hợp với bản thân không chỉ mang lại cho bạn một cuộc sống có mục tiêu, có định hướng hơn mà còn mang lại cho bạn một tâm trạng thoải mái, vui tươi khi làm bất kì công việc nào trong lĩnh vực mà bản thân mình đam mê, yêu thích. Chính vì lý do đó mà bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn khách quan hơn, liệu nghề...
Xem thêm [+]Top 5 ngành “Hái ra tiền” cho dân học tiếng Đức
Ngày đăng: 18/01/2022 - Lượt xem: 3660
Học tiếng Đức, cơ hội làm việc ra sao? Đó là câu hỏi của rất nhiều bạn khi bắt đầu chọn ngoại ngữ thứ hai để theo học. Tiếng Đức kén người học nhưng tiềm năng “gặt hái ra tiền” không thua kém các ngôn ngữ khác. Thậm chí, các nhà tuyển dụng sẵn sàng mở hầu bao nhiều hơn, cao hơn đối với các “những gà cưng” vừa biết tiếng Anh và...
Xem thêm [+]7 Nghề nghiệp liên quan đến Tiếng Anh có mức lương hấp dẫn
Ngày đăng: 18/01/2022 - Lượt xem: 1845
Đối với những người có năng lực Tiếng Anh xuất sắc, bạn sẽ rất có lợi thế khi tìm kiếm các cơ hội việc làm với mức lương hấp dẫn. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu 7 nghề nghiệp liên quan đến Tiếng Anh sau và biết đâu bạn có thể tìm thấy ngành nghề mơ ước trong tương lai.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công