[CG - Đỗ Thanh Vân Hương] Nghề phiên dịch viên
Chị Đỗ Thanh Vân Hương - người có hơn 10 năm phiên dịch cabin tiếng Nga (dịch trực tiếp song song) cho các hội thảo sự kiện quốc tế lớn tại Hà Nội như APEC CEO Summit, các hội nghị giao thương quốc tế sẽ chia sẻ với các bạn về chân dung của một phiên dịch viên chuyên nghiệp.
Chân dung của một phiên dịch viên chuyên nghiệp ?
Phiên dịch chuyên nghiệp là người thường xuyên làm việc với văn bản thoại và có trách nhiệm truyền tải các ngôn ngữ văn bản đó sang thứ tiếng cần thiết. Tùy theo đặc thù công ty để chia thành dịch nói hay dịch viết. Thông thường, phiên dịch có trình độ cao hẳn có thể làm tốt được cả hai việc là dịch nói và dịch viết. Tuy nhiên, hiện nay đa phần các phiên dịch chỉ thực hiện được dịch nói và không giỏi dịch viết hoặc ngược lại vì nghề này cũng có một số đặc thù. Ví dụ như dịch viết có thể có nhiều thời gian tra cứu trên mạng hoặc tra từ điển, kiểm tra đi lại sự chuẩn xác của ngôn từ còn dịch nói phải phản ứng nhanh nhẹn và phải dịch ngay tại chỗ.
Tùy theo quy mô của công ty mà phiên dịch viên có thể kiêm nhiệm thêm các vị trí khác hay không. Ví dụ, đối với doanh nghiệp sản xuất lớn như của Toyota hay Honda sẽ cần một phiên dịch toàn thời gian để thông ngôn cho những chuyên gia người Nhật Bản của công ty vì không phải công nhân Việt Nam nào cũng biết Tiếng Nhật. Đối với đa phần công ty thương mại dịch vụ có các giao dịch thường xuyên với nước ngoài thì lại không cần một người phải chuyên về phiên dịch nhưng yêu cầu các nhân viên đều phải biết ngoại ngữ. Bất cứ khi nào đối tác hay khách hàng cần dịch thì có thể dịch dịch tài liệu hạn rồi gửi lại họ hoặc khi đối tác nước ngoài sang gặp đối tác Việt Nam, các nhân viên đó sẽ làm phiên dịch luôn. Trong trường hợp này, nhân viên mảng thị trường hay nhân viên hành chính nhưng biết ngoại ngữ có thể sẽ kiêm luôn vị trí phiên dịch.
Vai trò của người phiên dịch trong tổ chức, doanh nghiệp?
Công việc phiên dịch cực kỳ quan trọng đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc có đối tác nước ngoài, nhằm kết nối các thành viên không cùng ngôn ngữ trong các nhóm, công ty hay dự án; giúp họ trao đổi và đạt tiếng nói chung, làm việc chung. Ví dụ như trong dự án, bàn luận công việc mà không hiểu hết ý của nhau thì có thể dẫn đến sự sai lệch và có thể gây thiệt hại. Vì thế cần có một người đưa ra một ngôn ngữ chung để tất cả mọi người cùng hiểu được. Đó chính là giá trị kết nối trong ngành phiên dịch.
Yêu cầu về trình độ trong nghề phiên dịch ?
Nghề phiên dịch hiện nay không quá chú trọng vào vấn đề bằng cấp, chỉ cần nắm vững được hai ngôn ngữ và truyền tải là được. Ví dụ, nếu bạn là người Việt nhưng sinh sống ở Nga hay Ba Lan từ nhỏ và thành thạo hai ngôn ngữ, các bạn có thể hoàn toàn thực hiện được công việc. Thế nhưng, để làm được tốt cả hai việc phiên dịch và biên dịch trên có lẽ cần phải trải qua trường lớp đào tạo bài bản. Đặc biệt, việc học qua các bậc đại học sẽ có cơ hội cao hơn là không học qua đại học (chuyên ngành đào phiên dịch hoặc ngôn ngữ).
Kỹ năng cần có của phiên dịch viên ?
Làm phiên dịch viên cần phải đặc biệt nhạy cảm với ngôn ngữ và hoàn cảnh công việc, thích ứng một cách tối đa với công việc, biết lựa chọn từ ngữ một cách phù hợp, tránh đưa cảm xúc cá nhân vào trong lời nói hoặc phải biết nói giảm nói tránh đúng thời điểm, địa điểm để không gây ra những xung đột không đáng có.
Phẩm chất cần có để làm tốt nghề phiên dịch viên
Đảm bảo Tiếng Việt và Tiếng Nước ngoài đều phải nắm được tốt, nắm được ý chính.
Phải có trách nhiệm nghề nghiệp, khi được giao công việc thì cần phải nghiên cứu tài liệu và thông tin trước chứ không được chủ quan cho rằng bản thân đã giỏi tiếng chỉ cần xem qua thôi là đủ. Ngôn ngữ không chỉ là ngôn ngữ mà nó còn cần dựa vào cả ngữ cảnh.
Đạo đức có được đề cao trong nghề Phiên dịch viên ?
Vấn đề đạo đức rất được đề cao trong ngành này. Khi bạn không có trách nhiệm với việc mình làm, dịch ẩu hay dịch không khớp, hoặc dịch sai một từ có thể dẫn đến sai hẳn ngữ nghĩa và ý định truyền tải của người nói. Đặc biệt phải chú ý đến những văn bản quan trọng hay những vấn đề ngoại giao, nếu phiên dịch sai thì đặc biệt “nguy hiểm”.
Môi trường làm việc của phiên dịch viên ?
Công việc này có thể được thực hiện ở bất cứ phòng ban, khối nào đòi hỏi làm việc với người nước ngoài. Thông thường, biên/phiên dịch được xếp vào khối văn phòng (back office) nhưng có thể phải làm việc với các khối kỹ thuật, bán hàng, hỗ trợ, v.v. Tùy vị trí ở mỗi công ty/doanh nghiệp mà phiên dịch sẽ phải làm việc với các cơ quan ban ngành khác nhau. Ví dụ, nếu công ty cử nhân viên kỹ thuật hoặc nhân viên bán hàng đi làm việc với đối tác người nước ngoài thì phiên dịch viên đó có thể thuộc đơn vị kỹ thuật hoặc kinh doanh. Nếu lãnh đạo cần đi làm việc với các sở ban ngành, phiên dịch sẽ đi làm việc với các sở ban ngành. Nếu dịch ở các hội nghị hội thảo thì môi trường làm việc là ngồi dịch trực tiếp trong các cabin. Tóm lại, môi trường làm việc tùy thuộc vào nhu cầu và hoạt động của công ty và các đơn hàng phiên dịch nhận được.
Thu nhập của phiên dịch viên ?
Thời điểm Chị Hương bắt đầu làm phiên dịch chính thức toàn thời gian năm 2006, mức lương khi đó là 500$/tháng, cũng được coi là khá cao so với bạn bè cùng trang lứa (mới ra trường từ 1-2 năm).
Công việc biên/phiên dịch có nhiều cơ hội làm thêm, ví dụ như nhận bài về dịch ở nhà, đi dịch hội thảo, hội nghị, hội chợ, v.v tùy thuộc trình độ, khả năng đàm phán, quy mô, nội dung công việc hoặc bên thuê. Thù lao có thể được tính theo số trang hoặc số từ của văn bản (từ 30.000VNĐ/trang đến 10-12$/trang 300 từ) hoặc số phút của video (ví dụ 12.000-20.000VNĐ/phút) hoặc theo buổi nếu là dịch cabin hoặc dịch đàm phán, hội nghị bàn tròn (từ 1-7triệu/nửa ngày).
Xu hướng tương lai của nghề Phiên dịch viên ?
Việt Nam đang tham gia nhiều Hiệp định tự do thương mại nên có lẽ sắp tới sẽ có nhiều dự án, nhiều công ty nước ngoài tới Việt Nam cũng như từ Việt Nam ra nước ngoài. Nhờ đó, nhu cầu về nhân sự có ngoại ngữ tốt hoặc phiên dịch sẽ không ít, đặc biệt là các ngôn ngữ hiếm và không phổ biến như Ý, Phần Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, v.v.
Tuy nhiên, nếu bạn muốn hành nghề được, bạn cần có kiến thức, năng lực và kinh nghiệm vững vàng để cạnh tranh và được lựa chọn những công việc/vị trí tốt/phù hợp nhất cho mình.
Ví dụ: Nhờ Hiệp định Tự do thương mại giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á Âu (LMKTAA) mới có hiệu lực từ tháng 10/2016, sắp tới có thể sẽ có các doanh nghiệp Nga, Belarus, Kazakhstan và các nước khác thuộc LMKTAA sang Việt Nam đầu tư hoặc tìm hiểu thị trường. Hoặc tại hội nghị thượng đỉnh APEC sẽ được tổ chức ở Đà Nẵng, Việt Nam tháng 11/2017, các phái đoàn này sẽ cần rất nhiều phiên dịch các ngôn ngữ để dịch cho các đại biểu đến làm việc.
Phiên dịch tiếng Anh sẽ bị giảm nhiều cơ hội trong tương lai do tiếng Anh ngày càng phổ biến, càng nhiều người nói và hiểu rõ tiếng Anh. Để đối phó với nguy cơ giảm cơ hội việc làm này, bạn nào chỉ phiên dịch tiếng Anh nên trang bị thêm cho mình thêm một ngôn ngữ khác như Nhật, Hàn, Trung Quốc. Nếu bạn có thể phiên dịch cặp ngôn ngữ Anh - Nhật, Anh - Trung, Anh - Hàn, cơ hội của bạn không hạn chế. Ngoài ra, nếu không có khả năng và không hứng thú rèn luyện ngôn ngữ thứ hai, các bạn phiên dịch tiếng Anh nên đi chuyên sâu vào một ngành nghề cụ thể như nhân sự, marketing để có cơ hội chuyển nghề khi thách thức về việc làm đe dọa tương lai công việc của mình.
Lời khuyên cho các bạn trẻ yêu thích và muôn làm nghề biên/phiên dịch
Để giỏi nghề và sống được với nghề, các bạn phải tập dịch nhiều, đọc nhiều. Ngoại ngữ là phải luyện tập hàng ngày, rèn luyện chăm chỉ. Vì thế bạn cần phải đọc rất nhiều và đọc hàng ngày. Thứ hai, bạn không chỉ giỏi Ngoại ngữ mà còn phải giỏi cả Tiếng Việt nữa. Nói ngoại ngữ giỏi chưa chắc đã dịch tốt bằng người chỉ nói được bình thường nhưng nắm được cả Ngoại ngữ và Tiếng Việt tốt.
- Trích từ Cuốn sách: "Cẩm nang nghề nghiệp hiện đại" của tác giả Yến Đỗ
Bài viết khác
Chọn nghề theo năng lực, sở thích hay ý cha mẹ?
Ngày đăng: 03/05/2023 - Lượt xem: 4570
Vào mùa tuyển sinh, chủ đề chọn nghề, chọn trường luôn khiến các học sinh băn khoăn, khó đưa ra quyết định.
Xem thêm [+]Tuyển sinh năm 2023, mức độ cạnh tranh ngành Ngôn ngữ Hàn ra sao?
Ngày đăng: 26/03/2023 - Lượt xem: 985
Dự đoán, năm nay mức độ cạnh tranh vào ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc vẫn ở mức cao, tương đương năm ngoái.
Xem thêm [+]Ngành nghề nào sẽ 'lên ngôi' 5 năm tới?
Ngày đăng: 24/03/2023 - Lượt xem: 2922
Kinh doanh và quản lý, máy tính và công nghệ thông tin… là những lĩnh vực có tỉ lệ tuyển sinh cao nhất năm 2022...
Xem thêm [+]Phụ huynh, học sinh nên làm gì để hiểu ngành nghề dự định đăng ký?
Ngày đăng: 22/03/2023 - Lượt xem: 953
Trước mỗi mùa tuyển sinh, bên cạnh lo lắng thi cử, nhiều phụ huynh, sĩ tử cũng băn khoăn về việc lựa chọn ngành học đúng sở thích, vừa năng lực.
Xem thêm [+]Có nên học ngành Truyền Thông Đa Phương Tiện?
Ngày đăng: 21/01/2022 - Lượt xem: 4083
Ngành học Truyền Thông Đa Phương Tiện (Multimedia) là ngành học phổ biến hiện nay và có rất nhiều trường đào tạo. Vì thế, để tìm cho mình một nơi học tập tốt, ngoài việc tìm hiểu thông tin, bạn nên chú ý đến cơ hội thực hành, cơ hội nghề nghiệp của trường mà bạn chọn theo học. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO cập nhật thông tin này...
Xem thêm [+]7 ngành nghề cho những ai giỏi tiếng Pháp
Ngày đăng: 19/01/2022 - Lượt xem: 2159
Bạn rất đam mê học tiếng Pháp rất nhiều nhưng các bài viết trên các trang báo thời nay kể cho bạn nghe một tương lại không sáng lạng gì cho ngôn ngữ này. Vậy thì dưới đây là 7 nghề cho những ai không dám theo đuổi con đường Pháp văn vì sợ thất nghiệp.
Xem thêm [+]Học nghề gì để ra trường có việc làm luôn?
Ngày đăng: 19/01/2022 - Lượt xem: 2792
Thị trường lao động, tuyển dụng việc làm đang có sự dịch chuyển nhanh chóng. Một ngành nghề đang “hot” ở thời điểm hiện có thể sẽ trở lên lỗi thời ở tương lai. Sự thay đổi này khiến nhiều bạn trẻ, đặc biệt là các em học sinh THPT “lúng túng” không biết nên lựa chọn ngành học nào phù hợp với sở thích, điều kiện kinh tế gia đình và...
Xem thêm [+]Học tiếng Hàn làm nghề gì kiếm nhiều tiền nhất ?
Ngày đăng: 19/01/2022 - Lượt xem: 1947
Việc lựa chọn một nghề nghiệp phù hợp với bản thân không chỉ mang lại cho bạn một cuộc sống có mục tiêu, có định hướng hơn mà còn mang lại cho bạn một tâm trạng thoải mái, vui tươi khi làm bất kì công việc nào trong lĩnh vực mà bản thân mình đam mê, yêu thích. Chính vì lý do đó mà bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn khách quan hơn, liệu nghề...
Xem thêm [+]Top 5 ngành “Hái ra tiền” cho dân học tiếng Đức
Ngày đăng: 18/01/2022 - Lượt xem: 3861
Học tiếng Đức, cơ hội làm việc ra sao? Đó là câu hỏi của rất nhiều bạn khi bắt đầu chọn ngoại ngữ thứ hai để theo học. Tiếng Đức kén người học nhưng tiềm năng “gặt hái ra tiền” không thua kém các ngôn ngữ khác. Thậm chí, các nhà tuyển dụng sẵn sàng mở hầu bao nhiều hơn, cao hơn đối với các “những gà cưng” vừa biết tiếng Anh và...
Xem thêm [+]7 Nghề nghiệp liên quan đến Tiếng Anh có mức lương hấp dẫn
Ngày đăng: 18/01/2022 - Lượt xem: 1884
Đối với những người có năng lực Tiếng Anh xuất sắc, bạn sẽ rất có lợi thế khi tìm kiếm các cơ hội việc làm với mức lương hấp dẫn. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu 7 nghề nghiệp liên quan đến Tiếng Anh sau và biết đâu bạn có thể tìm thấy ngành nghề mơ ước trong tương lai.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công