[CG - Hà Anh Tuấn] Nghề Digital Marketing
Anh Hà Anh Tuấn (Tuấn Hà) - CEO Vinalink Digital, Giảng viên CFVG, Phó chủ tịch - đồng sáng lập VMCC (Vietnam Marketing & Communications Club, Câu lạc bộ Tiêp thị và Truyền thông Việt Nam), người đã có gần 20 năm kinh nghiệm về mảng Digital Marketing sẽ chia sẻ cho độc giả của GPO những thú vị trong nghề tiếp thị số này.
Với sự bùng nổ của kinh tế thị trường, các doanh nghiệp như được chắp thêm đôi cánh, họ hăng hái xây dựng thương hiệu, đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng thị trường người tiêu dùng với mục đích duy nhất: Thu lợi nhuận. Marketing chính là công cụ hỗ trợ đáp ứng mục đích đó của họ. Trong thời đại phát triển công nghệ như hiện nay đã cho ra đời hình thức marketing mới mang tên Digital marketing (Truyền thông số). Trong khi marketing truyền thống chỉ tập trung vào việc “gây ấn tượng”, Digital Marketing lại hướng đến một khía cạnh quan trọng hơn, đem đến trải nghiệm cho người dùng. Do đó, đây là một trong những ngành nghề mới mẻ và đầy tiềm năng.
Chân dung một nhà Digital Marketing chuyên nghiệp
Digital Marketing (Truyền thông số) có rất nhiều vị trí, rất rộng và khó để có thể quy ra một loại chuẩn. Nhưng có thể chia ra thành: Digital Marketing Leader hay Digital Marketing Manager (DMM). Các công ty thường có bộ phận phụ trách về Digital. Người này cần am hiểu về chiến lược marketing đầu tiên, sau đó là am hiểu về tất cả các công cụ một cách tổng quan rằng chúng giải quyết những vấn để của khách hàng, có tác dụng gì đối với sản phẩm, dịch vụ. Họ phải rất hiểu về sản phẩm khách hàng. Khả năng hiểu biết của họ không kém gì so với Giám đốc Marketing.
Sự khác nhau giữa Chuyên gia Digital Marketing và Chuyên gia Marketing truyền thống
Thứ nhất, Giám đốc Marketing truyền thống thì phải am hiểu rất sâu về giá trị. Marketing là cuộc chiến về giá trị. Nếu như sản phẩm của chúng ta có nhiều giá trị hơn của đối thủ thì khách hàng sẽ chọn sản phẩm của chúng ta. Như vậy cuộc chiến của giá trị cứ nâng dần lên. “Giá trị” có hai loại: Giá trị lý tính và giá trị cảm tính. Nhiều sản phẩm giá trị lý tính là đạt mức tối đa không hơn được nữa thì họ sẽ đi sâu vào giá trị cảm tính. Độ bền giống nhau, tính năng sử dụng giống nhau thì họ sẽ đi vào giá trị như thiết kế có đẹp không; Hay gắn với cảm xúc như các sản phẩm dành riêng cho giới nữ thì sẽ khác với một sản phẩm dành riêng cho nam. Muốn biết sâu về giá trị thì giám đốc Marketing truyền thống phải am hiểu về thị trường, hiểu về khách hàng. Ngoài ra, họ cũng cần hiểu sức mạnh cốt lõi của doanh nghiệp để vận dụng, cần hiểu chiến lược thương hiệu, chiến lược kinh doanh. Từ chiến lược kinh doanh sẽ lập chiến lược Marketing. Tiếp theo, họ cần hiểu về vấn đề phân phối, họ là người trực tiếp triển khai các hoạt động phân phối. Mặt khác, Giám đốc Digital Marketing thì sẽ chỉ tập trung vào ứng dụng số (digital) để làm sao truyền thông thông điệp, sản phẩm được tốt. Phương tiện truyền thông đó sẽ sử dụng các công cụ internet sẽ tốn ít chi phí hơn nhiều so với công cụ marketing truyền thống. Ví dụ như các hoạt động quảng cáo qua Ti vi, báo chí, các TVC quảng cáo ngoài đường, các biển bảng quảng cáo lớn,... thì đều không thuộc các hoạt động của Digital Marketing. Đó là các hoạt động của marketing truyền thống. Đặc biệt, nếu như marketing truyền thống cực giỏi trong việc “bám” lấy khách hàng thì Digital ít khi bám sát khách hàng trực tiếp, và thường là không nhìn thấy khách hàng vì Digital giao tiếp với khách hàng thông qua các công cụ như Facebook, Google,...
Thứ hai, sự hiểu biết của Digital Marketing về các hoạt động này không cần quá nhiều, họ chỉ tập trung vào vấn đề: Giám đốc Marketing truyền thống đưa ra được thông điệp, chiến lược thì họ sẽ truyền thông cái thông điệp đó tới khách hàng. Giám đốc Digital Marketing còn có thể tham gia vào hoạt động phân phối nữa và các hoạt động phân phối này hoàn toàn trên kênh công nghệ số (Digital).
Như vậy, có thể nói nhiệm vụ của Giám đốc Digital Marketing là hẹp hơn so với Giám đốc Marketing truyền thống, chỉ tập trung tối ưu hiệu quả marketing trên kênh truyền thông số.
Tầm quan trọng của vị trí này trong doanh nghiệp
Có nhiều doanh nghiệp thấy rằng Digital là rất quan trọng đối với sản phẩm và dịch vụ của họ nhưng cũng có nhiều sản phẩm dịch vụ không coi trọng Digital vì những sản phẩm đó không phải là những sản phẩm có thể dễ dàng bán hàng trên mạng hay có thể bán được trên mạng nhưng kênh để bán thì không truyền thông được. Ví dụ như sản phẩm ở vùng sâu vùng xa, hay những sản phẩm dành cho người cao tuổi trên 70 thì dường như Digital marketing không có tác dụng mà phải dùng đến marketing truyền thống. Trừ những trường hợp đó thì đa phần đều công nhận rằng Digital đóng một vai trò rất quan trọng trong việc làm truyền thông cũng như phân phối. Hiện nay, rõ ràng doanh nghiệp nào không dịch chuyển theo Digital thì doanh nghiệp đó đang bỏ phí một kênh rất quan trọng.
Sản phẩm có hai loại: Sản phẩm có thể bán được trên mạng và sản phẩm chỉ truyền thông trên mạng nhưng không bán được (Như mặt tiêu dùng nhanh, đồ uống thường không phân phối trên mạng). Ví dụ: Người ta không bán Coca-cola trên mạng vì khách hàng có thể dễ dàng mua được ngoài nhưng họ có thể truyền thông trên mạng. Như vậy vai trò của Giám đốc Digital Marketing sẽ liên quan đến sản phẩm chỉ làm truyền thông hay có làm bán hàng nữa.
Đối với Giám đốc Marketing thì bộ phận Digital cần một người đồng hành cùng Giám đốc Marketing gần như là song hành - một cánh tay phải của Giám đốc Marketing để làm các hoạt động truyền thông hoặc bạn hàng online. Kênh online là một kênh rất quan trọng. Có nhiều công ty nếu hoạt động truyền thống thì rất tốn kém cho nên họ không làm truyền thống mà họ làm online hoàn toàn. Lúc này vai trò của Giám đốc Digital Marketing lại quan trọng hơn Giám đốc Marketing và như một Giám đốc Kinh doanh tùy từng vai trò.
Vị trí này yêu cầu về trình độ như thế nào?
Vị trí này cần am hiểu chiến lược, am hiểu khách hàng và hiểu sản phẩm - đó là những điều bài bản cần phải học. Bạn nên ưu tiên học đại học ngành Marketing. Trong trường hợp không có điều kiện học có thể học khóa học ngắn hạn để có kiến thức cơ bản của Marketing.
Am hiểu các công cụ online: (i) Công cụ tiếp cận chủ động (Google); (ii) Công cụ tiếp cận bị động (Facebook, báo chí,...); (iii) Công cụ nuôi dưỡng: Dùng công cụ chủ động, bị động để tiếp xúc với khách hàng nhưng không đưa thông điệp quảng cáo mà đưa thông điệp nội dung có lợi cho khách hàng; (iv) Công cụ đo lường. Nếu chúng ta không đo lường được chi phí cho một chiến dịch thương hiệu hay cho một chiến dịch bán hàng thì khi Giám đốc Marketing nhìn vào chiến dịch đấy, họ sẽ không tin, chủ doanh nghiệp cũng không tin, chúng ta phải thuyết phục khách hàng bằng chỉ số, KPIs cụ thể,...
Vị trí này có yêu cầu về ngoại ngữ?
Yêu cầu ngoại ngữ tùy thuộc vào các vị trí. Nhìn chung vị trí này không yêu cầu quá giỏi về ngoại ngữ, chỉ cần một chứng chỉ ngoại ngữ cơ bản tương đương mà các trường đại học yêu cầu là đủ. Quan trọng là kỹ năng đọc và tìm kiếm tài liệu. Tuy nhiên, nếu bạn có khả năng ngoại ngữ tốt thì các bạn sẽ có nhiều cơ hội thăng tiến.
Để trở thành một Digital Marketing chuyên nghiệp thì cần có những kỹ năng gì?
Để trở thành một Digital Marketing chuyên nghiệp đòi hỏi bạn cần có kỹ năng làm việc độc lập, rèn luyện để có thể tự chịu trách nhiệm với công việc mình làm; Có khả năng bao quát, nhìn rộng, có thể nhìn ra được kế hoạch 6 tháng, 1 năm,... - kỹ năng này rất quan trọng với lãnh đạo. Tiếp theo, bạn cần có tư duy luôn luôn thử nghiệm. Digital luôn thay đổi liên tục nên luôn phải thử những cái mới không được tư duy bảo thủ rằng cách làm này đúng. Phải đo lường ra con số, kết quả.
Một nhóm Digital Marketing thì cần những ai?
Digital Marketing có rất nhiều vị trí và mỗi vị trí lại đảm nhiệm những công việc khác nhau, thông thường một nhóm Digital Marketing chia thành:
- Người Lãnh đạo: Quản lý tất cả những người còn lại trong nhóm digital.
- Người Sáng tạo nội dung (copywriter): Là người sẽ đưa ra sự sáng tạo để gây sự chú ý với khách hàng. Người này sẽ phải
- tìm ý tưởng nội dung, hiểu cách thuyết phục khách hàng, hiểu cách viết bài chuẩn SEO, hiểu các thuyết phục khách hàng trên mạng xã hội (Facebook),...
- Người Thiết kế đồ họa (Designer): Phải thiết kế hình ảnh sao cho ấn tượng, chuyên nghiệp phù hợp với khách hàng mục tiêu.
- Người có Kỹ thuật tốt: Am hiểu công nghệ, lập trình, các công cụ, hiểu các ngóc ngách của công nghệ.
- Người Làm video.
- Người chạy Quảng cáo Facebook.
Phẩm chất đạo đức cần có của một Digital Marketing
Người làm nghề này đòi hỏi phải có tình thần ham học hỏi, khả năng tự học, chịu khó tìm tòi và không ngại thử. Tiếp đến là có tư duy lớn, cần biết cái gì cần tiết kiệm thì tiết kiệm, cần chi thì phải chi và luôn là người tiên phong.
Đạo đức nghề nghiệp được đề cao là bắt buộc trong nghề. Vì đặc thù, nghề này rất dễ mắc và bị nghi “lừa đảo”, nên người làm nghề cần am hiểu về luật pháp để phân biệt, vận dụng thì sẽ biết điều gì đúng, điều gì sai trong quá trình tác nghiệp, thực hiện công việc.
Kinh nghiệm để trở thành chuyên gia trong ngành này như thế nào?
Để trở thành một kỹ thuật viên thì chỉ cần 3 đến 6 tháng. Còn để trở thành một Giám đốc Digital Marketing thì cần 3 đến 5 năm kinh nghiệm thì mới có thể làm giỏi và làm cho các thương hiệu lớn được. Người giám đốc Digital Marketing có thể tự tay làm được tất các việc: Từ viết nội dung, thiết kế, làm video, chạy quảng cáo, đo lường,... vì đặc trưng của nghề là Giám đốc cần phải giỏi chuyên môn nếu không nhân viên sẽ không phục.
Môi trường làm việc của Digital Marketing
Vị trí này không nhất thiết phải ngồi làm trên văn phòng, theo giờ hành chính. Vị trí này cũng không chỉ suốt ngày ngồi một chỗ, lang thang trên mạng và lướt web. Người làm nghề này yêu cầu phải hiểu thị trường, hiểu khách hàng, từ đó phải theo sát khách hàng thậm chí trực tiếp làm việc với khách hàng để hiểu nhu cầu thực sự, thói quen mua hàng và sử dụng sản phẩm dịch vụ của khách hàng (customer insight). Khi chạy các chương trình quảng cáo, khuyến mại, người thực hiện chương trình cần tiên lượng, dự đoán và đo lường được hiệu quả (KPIs) của chiến dịch mình thực hiện, từ đó phối hợp với các phòng ban khác để chuẩn bị việc cung cấp dịch vụ chu đáo. Nhiệm vụ của digital marketing không chỉ là thu hút mà còn giữ chân khách hàng với sản phẩm dịch vụ của mình.
Ví dụ: Một nhà hàng khi tuyển được một Giám đốc Digital Marketing và yêu cầu làm sao để tăng doanh số và cho phép giảm giá đến 30%. Sau đó Giám đốc Digital Marketing đã đưa ra một chiến dịch với khuyến mại này dẫn tới việc khách hàng đến rất đông vì họ thấy chương trình rất hấp dẫn. Khi khách hàng đến đông quá, đầu bếp bị quá tải vì lượng khách quá đông mà không chuẩn bị kịp các dịch vụ như quảng cáo dẫn đến vỡ trận, khách hàng không hài lòng do nhà bếp làm chậm, đồ ăn không ngon, phục vụ chậm, không tốt... Sau thời gian chạy quảng cáo, doanh số có tăng tức thì nhưng lại bị tụt về lâu dài. Quan trọng nhất của dịch vụ kinh doanh nhà hàng là tần suất khách quay lại dùng bữa. Họ sẽ khó mà quay lại nữa sau lần bị “thất kinh”. Lúc đó, nhiệm vụ của digital marketing trở nên nặng nề và khó hơn gấp bội phần vì phải làm sao truyền thông lại để kéo khách trở lại với nhà hàng. Như vậy, giám đốc digital marketing không chỉ là người có kỹ năng chuyên môn giỏi mà còn phải có sự kết hợp truyền thông, thông điệp chiến dịch tới các phòng ban khác để cùng phối hợp.
Thu nhập của vị trí này
Tùy theo quy mô công ty, công việc và trách nhiệm, thì thu nhập có thể từ mức 2.000 đến 3.000 USD ở các công ty hạng A, những công ty vừa và nhỏ từ 500 đến 1.000 USD. Những người giỏi có thể tự mở kinh doanh online riêng với thu nhập hơn 5.000 USD. Còn những người biết tất cả nhưng không chuyên sâu thì có thể đạt mức từ 3 đến 10 triệu đồng/tháng.
Ghi nhận xã hội của nghề Digital Marketing
Giải thưởng Cannes Lions - như là “Oscar của ngành quảng cáo”. Hàng năm, tất cả những công ty và tập đoàn quảng cáo lớn nhất trên thế giới mang đến Cannes Lions những chiến dịch sáng tạo nhất của họ, để tranh tài trong 16 hạng mục giải thưởng.
Có rất nhiều tranh cãi về một chiến dịch quảng cáo hay và hiệu quả - với những tranh cãi đó thì Cannes Lions là câu trả lời xác đáng nhất. Tất cả những chiến dịch dự thi Cannes Lions đều phải đảm bảo 3 yếu tố: Great concept (ý tưởng hay), flawless và exceptional excution (thực thi hoàn hảo và ấn tượng) và yếu tố cuối cùng - make thing happen, make people change (tạo những hiệu ứng thật sự về nhận thức và hành vi).
Thách thức, khó khăn của nghề
Để sử dụng Digtial Marketing một cách hiệu quả cũng không phải là vấn đề dễ dàng, nếu không sử dụng hợp lý, nhắm đúng đối tượng khách hàng, các doanh nghiệp có thể sẽ tiêu tốn lớn về tài chính mà hiệu quả lại không cao và đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều đơn vị do dự khi sử dụng dịch vụ vì sợ tốn kém.
Ngoài ra, nghề Giám đốc Digital Marketing dễ sa đà sang nghề MMO (Make Money Online - kiếm tiền trên mạng). Thu nhập của những người này có thể lên đến hàng tỉ đồng/tháng nhưng không duy trì được lâu. Nghề MMO rất biến thiên, có thể kiếm được nhiều tiền nhưng chỉ tồn tại một thời rất ngắn, chỉ làm những công việc đơn giản và không phát triển được các công cụ công nghệ số. Khi người làm MMO muốn quay trở lại nghề digital marketing thì sẽ không theo kịp sự phát triển như vũ bão của công nghệ và thường phải mất thời gian học lại từ đầu.
Cơ hội tương lai của nghề
Khi Internet thịnh hành, phát triển và trở thành nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại thì dịch vụ Digital Marketing ra đời như một sự tất yếu, được xem là một kênh “giao tiếp” mới và phổ biến.
Mới là vì thời gian xuất hiện chỉ trong khoảng hơn 20 năm nhưng tầm ảnh hưởng của Digital Marketing lại có sức lan tỏa, sớm trở thành một trong những kênh thông tin tiếp cận khách hàng dễ dàng và quan trọng. Đứng trước sự thay đổi đó nhiều đơn vị, doanh nghiệp đã nhanh chóng học hỏi và áp dụng được vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, biến Digital Marketing thành công cụ chủ lực trong việc tìm kiếm khách hàng và quảng bá thương hiệu, mẫu mã sản phẩm, dịch vụ... nhằm tăng doanh thu, lợi nhuận.
Trong 3 đến 4 năm nay, ngành này cực “hot”. Marketing không phải là nghề cơ bản, như một xu hướng vào hiện tại và không phải ai cũng đi học Digital Marketing. Vì thế, yêu cầu giỏi và sâu về ngành càng cao. Về lâu dài, giỏi về Digital Marketing là lợi thế khi bạn lên các vị trí cao hơn, điều hành doanh nghiệp.
Lời khuyên chuyên gia gửi tới các bạn quan tâm và muốn theo đuổi nghề
Trước tiên, các bạn hãy xác định tố chất của mình. Nếu chỉ chuyên về các công cụ online (FB, SEO, Google Adword, YouTube v.v.) hãy chuyên sâu một thứ. Nếu có tố chất trở thành chuyên gia - một nhà quản lý thì mới đi sâu rộng ra nhiều công cụ, đi rộng vào ngành, chiến lược và sản phẩm khách hàng. Nếu không giỏi và không có kỹ năng quản lý tốt, hãy quyết định mình nên tập trung chuyên sâu về nghề hay độ rộng của nghề. Hãy tự quyết định chọn cho mình con đường đi sâu để giỏi trước hay đi rộng để giỏi trước để từ đó vạch ra lộ trình phát triển nghề nghiệp cụ thể cho mình.
- Theo chuyên gia Hà Anh Tuấn (Trích Cẩm nang nghề nghiệp hiện đại).
Bài viết khác
Lập trình viên Blockchain
Ngày đăng: 29/10/2020 - Lượt xem: 617
Theo Tạp chí Forbes, Việt Nam có thể trở thành trung tâm ứng dụng công nghệ Blockchain mới của khu vực và trên thế giới. Chính điều đó đã khẳng định sự phát triển mạnh mẽ cũng như cơ hội việc làm hấp dẫn dành cho các Blockchain Developer. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu về ngành này nhé.
Xem thêm [+]Những điều cần biết về nghề y tá ở Mỹ
Ngày đăng: 25/09/2020 - Lượt xem: 177
Mặc dù trong các bệnh viện, chúng ta chỉ hướng sự tập trung đến các vị bác sĩ trong những bộ đồ màu trắng, nhưng thực ra những nhân viên y tá mới là những người dành nhiều thời gian cho bệnh nhân nhất và họ luôn đảm bảo rằng bệnh nhân nhận được sự chăm sóc cần thiết.
Xem thêm [+]Mobile Developer – nghề dành cho bạn trẻ đam mê công nghệ
Ngày đăng: 17/09/2020 - Lượt xem: 1128
Theo báo cáo Thị trường quảng cáo Việt Nam, số liệu mới nhấtđược Adsota phát hành, thị trường Việt Nam hiện có đến 43,7 triệu người đang sử dụng các thiết bị smartphone trên tổng số dân 97,4 triệu dân, đạt tỉ lệ 44.9%, lọt top 15 thị trường có số lượng người dùng smartphone cao nhất thế giới. Chính điều đó đã kéo theo sự phát triển...
Xem thêm [+]Top 5 nghề lương cao dành cho dân Công nghệ thông tin năm 2020
Ngày đăng: 17/09/2020 - Lượt xem: 1238
Theo TopDev, năm 2019 Việt Nam thiếu đến 90.000 nhân sự ngành Công nghệ thông tin, trong năm 2020 con số này đã tăng đến hơn 400.000 nhân sự và ước tính là 500.000 vào năm 2021. Chính điều đó đã khẳng định, Công nghệ thông tin là một trong những ngành khát nhân lực nhất Việt Nam. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO điểm tên “top 5” nghề lương cao dành cho các bạn...
Xem thêm [+]Tổng quan nghề Thẩm định giá
Ngày đăng: 13/08/2020 - Lượt xem: 1273
Theo ông Phạm Văn Bình – Trưởng phòng quản lý thẩm định giá, Cục quản lý giá, Bộ Tài chính cho biết: “Qua số liệu thống kê những năm gần đây ngành nghề Thẩm định giá đạt mức tăng trưởng đột biến, vượt cả các doanh nghiệp Kiểm toán mặc dù Thẩm định giá là nghề phát triển sau”. Chính điều đó đã khẳng định sự phát triển mạnh mẽ...
Xem thêm [+]Tìm hiểu về nghề hộ sinh
Ngày đăng: 30/07/2020 - Lượt xem: 651
Hộ sinh (tiếng anh là Midwife hoặc Birthing) là ngành liên quan đến các vấn đề sinh nở. Những hộ sinh (hay còn gọi là “bà đỡ”) sẽ hỗ trợ các y bác ...
Xem thêm [+]4 Nghề nghiệp có khả năng bị thay thế bằng AI trong tương lai
Ngày đăng: 16/07/2020 - Lượt xem: 2258
Với những ứng dụng trong mọi mặt của đời sống, AI - Trí tuệ nhân tạo được coi là chiếc cầu nối tới tương lai. Tuy nhiên, sự phát triển ...
Xem thêm [+]Business Analyst (BA) – Chuyên viên phân tích nghiệp vụ
Ngày đăng: 11/07/2020 - Lượt xem: 1200
Chắc hẳn trong số chúng ta vẫn thường nghe đến vị trí BA của một dự án nào đó nhưng lại không rõ về các công việc của vị trí này.
Xem thêm [+]Cơ hội việc làm của ngành Xã hội học trong tương lai
Ngày đăng: 07/07/2020 - Lượt xem: 1147
Ngành Xã hội học là một ngành có vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu và phát triển của xã hội. Nếu bạn vẫn đang băn khoăn không biết liệu học ngành này ra trường sẽ...
Xem thêm [+]Học nha khoa tại Việt Nam: Góc nhìn từ một cựu sinh viên
Ngày đăng: 06/07/2020 - Lượt xem: 2307
Với tư cách là một người trẻ có những trải nghiệm học tập và làm việc trong lĩnh vực nha khoa, cụ thể là tại thành phố Hồ Chí Minh, mình sẽ điểm qua đôi nét về ...
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
TIN MỚI
- Kỹ năng lãnh đạo: Nuôi dưỡng sự sáng tạo
- 6 Bí kíp làm nên nhà quản trị nhân sự tài ba
- Đại học Bách Khoa Hà Nội mở khóa học ứng cứu sự cố an ninh mạng
- 5 thử thách giúp bạn phát triển sự nghiệp
- Đàm phán trong kinh doanh và 8 lỗi thường gặp
- Muốn con thành đạt, cần hướng nghiệp từ cuối cấp 2
- 7 kỹ năng cần biết với người học công nghệ thông tin
- 5 Gợi ý thiết kế logo cho thương hiệu