[CG - Hoàng Long] Nghề kỹ sư cơ điện (M&E)
Anh Hoàng Long - người đã có hơn 20 năm kinh nghiệm Kỹ sư trưởng, Quản lý dự án, Quản lý cơ điện cho các công trình tòa nhà lớn ở Hà Nội như công trình tòa nhà 83 Lý Thường Kiệt, các công trình của Vingroup, Công ty Đầu tư và Thương Mại Thủ Đô chia sẻ về nghề như sau:
Có thể thấy, cơ điện tử là một ngành rất quan trọng và không thể thiếu trong sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại. Chính vì vậy ngành kỹ thuật cơ điện tử đã trở thành một ngành học “hot” và thu hút rất nhiều bạn trẻ, đặc biệt là những bạn yêu thích máy móc và đam mê công nghệ. Mời bạn đọc cùng theo dõi chi tiết hơn về nghề kỹ sư cơ điện (M&E) qua sự chia sẻ của chuyên gia trong bài viết dưới đây.
Chân dung một kỹ sư cơ điện (M&E)
M&E là viết tắt của từ Mechanical and Electrical (được hiểu đơn giản là cơ và điện). Kỹ sư M&E được gọi chung cho các kỹ sư làm trong hạng mục cơ điện tòa nhà. Kỹ sư cơ điện thì có rất nhiều vị trí khác nhau như: Kỹ sư cơ điện của cơ quan chủ đầu tư, kỹ sư cơ điện của tổng thầu,... đối với từng loại kỹ sư có nhiệm vụ khác nhau. Ví dụ như kỹ sư cơ điện của đơn vị thi công nhà thầu phải có hiểu biết về chuyên môn, ngoài ra người này phải làm tốt dịch vụ tốt ở công trường, xem bản vẽ, hướng dẫn cho công nhân làm thì mới biết được các quy chuẩn về nghiệm thu và tính toán khối lượng. Đối với kỹ sư cơ điện tổng thầu phải điều hành một nhóm các kỹ sư cơ điện. Đối với kỹ sư cơ điện của chủ đầu tư, ngoài công việc điều khiển tổng thầu thì có thể can thiệp công việc của nhà thầu phụ, còn phải kết hợp điều phối các bộ môn khác như: Điện, nước, phòng cháy chữa cháy,... để làm sao kết quả cuối cùng là vận hành tổng thể hoạt động của công trình trơn tru, trôi chảy. Tiếp theo, kỹ sư cơ điện phải có hiểu biết về quy định của pháp luật như quy định về phòng cháy chữa cháy, có một số kỹ năng để làm việc với các cơ quan luật của Nhà nước như các đơn vị thanh kiểm tra hoạt động phòng cháy chữa cháy. Khi vận hành và bị thanh, kiểm tra, phải hiểu biết pháp luật và thực hành theo đúng pháp luật. Nếu bị thanh kiểm tra phải đưa ra được quan điểm đúng hay sai, phải có lý luận riêng của mình dựa trên hoạt động thực tiễn, yêu cầu kỹ thuật của công trình và quy định của pháp luật.
Vai trò của kỹ sư cơ điện
Đối với cơ quan chủ đầu tư thì vị trí kỹ sư cơ điện đóng vai trò kết nối rất lớn, cần phối hợp với bên nhà thầu xây dựng để làm sao cho các công việc không bị chồng lấn lên nhau, làm sao đạt được mục đích, hiệu quả mong muốn của chủ đầu tư.
Kỹ sư cơ điện mang lại rất nhiều tiện ích cho khách hàng. Với chủ đầu tư, kỹ sư cơ điện tham gia từ phần lên phương án - phương án này liên quan đến tiện ích (tiện ích của chủ đầu tư ngoài sân, vườn, gạch). Ngoài ra, cơ điện còn rất nhiều mảng việc cần phụ trách như hệ thống nhà thông minh (có những tòa nhà sử dụng hoặc không sử dụng hệ thống điều khiển tòa nhà) và kỹ sư cơ điện sẽ tư vấn cho chủ đầu tư những điều này bởi nó sẽ lên quan đến việc tiện ích sử dụng của cư dân khi đi vào sử dụng rất nhiều.
Trình độ học vấn, bằng cấp và chứng chỉ chuyên môn cần có đối với vị trí này
Yêu cầu trình độ tối thiểu là phải tốt nghiệp đại học. Để trở thành một kỹ sư M&E giỏi, ngoài nắm vững kiến thức lý thuyết, các kỹ sư phải trau dồi kinh nghiệm trong công việc, không ngừng học hỏi thủ thuật thi công của các nhà thầu M&E đi trước thì mới thành công. Theo kinh nghiệm của anh Long, nên bắt đầu từ những người đi từ đơn vị nhà thầu trở lên, bởi vì họ sẽ có cơ hội nắm bắt công việc kỹ càng hơn, biết được toàn bộ quy trình, hiểu sâu cặn kẽ thì đến khi quản lý công trình sẽ chặt chẽ hơn, có thể xử lý tình huống và tránh ảnh hưởng đến tiến độ giao cho khách. Thông thường, các kỹ sư M&E không cần phải thông thạo cả 2 phần cơ và điện, vì trong thực tế các phần cơ và điện lại được chia nhỏ ra các phần khác nhau nữa, mỗi phần sẽ có các kỹ sư chuyên nghiệp về phần đó đảm trách. Tuy nhiên người ta vẫn hay gọi chung là kỹ sư M&E bởi sự liên quan mật thiết và phối hợp qua lại giữa 2 đối tượng này (cơ và điện). Một kỹ sư M&E chuyên nghiệp phải có các kiến thức tốt cả về cơ lẫn điện.
Tuy không quá chú trọng về giao tiếp với kỹ sư cơ điện nhưng ngoại ngữ cũng cần thiết bởi kỹ sư cơ điện phải đọc và hiểu bản vẽ cũng như đa phần các trang thiết bị được nhập khẩu từ nước ngoài về nên các thông số kỹ thuật đa phần bằng tiếng Anh.
Kỹ năng, phẩm chất cần có ở kỹ sư cơ điện
Để trở thành một kỹ sư cơ điện, bạn cần hội tụ nhiều kỹ năng. Đầu tiên là đòi hỏi phải có tính cẩn thận, tỉ mỉ, thích mày mò, coi trọng sự chính xác bởi làm việc trong ngành Kỹ thuật Cơ điện tử thường xuyên phải mày mò với máy móc, thiết bị, lặp đi lặp lại những quy trình công nghệ. Chính vì vậy, người làm Cơ điện tử rất cần sự nhẫn nại, kiên trì, chịu khó và chính xác đến từng chi tiết. Thứ hai, cần có tư duy logic, tư duy sáng tạo, yêu thích máy móc và đam mê công nghệ vì công nghệ thay đổi và phát triển liên tục, những kiến thức hôm nay có thể nhanh chóng trở nên lỗi thời. Do đó, ngành Kỹ thuật cơ điện tử cần bạn phải có sự yêu thích và đam mê công nghệ để liên tục trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ, ứng dụng công nghệ vào việc phát triển các sản phẩm mới. Tiếp theo, bạn cần có tinh thần hợp tác, khả năng làm việc theo nhóm. Cơ điện là ngành công nghệ cao, khối lượng công việc cùng sự phức tạp của nó đòi hỏi sự chung sức của rất nhiều người. Những người tham gia, bên cạnh năng lực làm việc và nghiên cứu độc lập, phải có khả năng làm việc theo nhóm, bên cạnh việc thực hiện tốt phần việc của mình còn phải hợp tác tốt với những người khác để hoàn thành công việc chung. Chính vì vậy, tinh thần làm việc theo nhóm rất quan trọng.
Ngoài ra, kỹ sư cơ điện cần có kỹ năng giao tiếp, tương tác, phối hợp với các bên liên quan và trình bày, thuyết phục các đối tác đồng thuận với quan điểm và ý kiến của mình. Ví dụ: trong một công trình xây dựng, nếu muốn các công trình cơ điện phải được triển khai đúng theo thiết kế và bản vẽ, kỹ sư cơ điện phải biết thuyết phục và giảng giải để kỹ sư xây dựng hiểu, thực hiện hoặc sửa chữa và làm cho nó hoàn thiện đúng theo thông số kỹ thuật đề ra.
Đạo đức nghề nghiệp cũng được đề cao trong nghề đặc biệt là phẩm chất trung thực. Kỹ sư cơ điện cũng thường xuyên làm việc với các nhà cung cấp các thiết bị cơ điện cho các công trình xây dựng nên không thể tránh khỏi cám dỗ, đặc biệt là các công trình lớn.
Liệu sinh viên mới ra trường có làm ngay được không ?
Sinh viên mới ra trường chưa thể làm ngay với chủ đầu tư được. Nếu đi làm cho chủ đầu tư, quản lý nhà thầu nhưng lại không đủ kinh nghiệm để phản ứng và trả lời các phản hồi của khách hàng, nhà thầu thì sẽ gây ra sự chậm trễ và ảnh hưởng tâm lý không tốt đối với nhà thầu.
Môi trường làm việc của vị trí này
Đối với chủ đầu tư có hai môi trường làm việc: Ngoài hiện trường và trong các dự án tòa nhà (sau giai đoạn đầu tư). Riêng khối thực hiện dự án lại tách ra làm hai khối là thực hiện ngoài hiện trường và kiểm soát thiết kế. Ở giai đoạn sau đầu tư, kỹ sư cơ điện làm việc cùng với quản lý tòa nhà đảm bảo các hoạt động điện nước được vận hành trôi chảy.
Cơ hội thăng tiến trong nghề
Việc thăng tiến cần đi từ cơ sở, từ nhà thầu phụ tới tổng thầu rồi sang chủ đầu tư. Thường trong một ban quản lý dự án, kỹ sư cơ điện có vị trí cao nhất là phó giám đốc hay về mặt thiết kế sẽ là trưởng nhóm thiết kế. Sau giai đoạn xây dựng và đi vào vận hành, đặc biệt khi tích lũy nhiều kinh nghiệm, bạn có thể lên vị trí cao nhất là kỹ sư trưởng tòa nhà.
Tùy theo từng doanh nghiệp, khi mới ra trường thì mức lương của kỹ sư cơ điện tối đa là 10.000.000 đồng/tháng. Khi có kinh nghiệm và thực tiễn, tùy theo trình độ, năng lực và tay nghề, tùy thuộc vào mỗi dự án vào chủ đầu tư mà mức đãi ngộ của bạn có thể lên tới vài ngàn đô la Mỹ/tháng.
Xu hướng tương lai về nhu cầu nhân lực của ngành kỹ sư cơ điện
Xã hội phát triển, hiện đại hoá năng suất lao động là nhu cầu cần thiết, đòi hỏi sự chuyên môn hoá của thiết bị tự động, yêu cầu máy móc cần phải gọn nhẹ hơn, linh động hơn, uyển chuyển hơn và thông minh hơn. Điều này dẫn đến việc các máy móc tinh vi ra đời để hỗ trợ nhằm mang lại năng suất lao động cao nhất cho người lao động và cho cả nhà sản xuất. Vì vậy, nhóm ngành điện - điện tử ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất và đời sống. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên dễ dàng tìm kiếm cho bản thân một việc làm phù hợp với mức thu nhập ổn định. Đặc biệt, hiện giờ nhân lực kỹ sư cơ điện vẫn còn đang thiếu cả trong các khâu giám sát lẫn thiết kế và trong các khâu quản lý bóc tách khối lượng công việc.
Lời khuyên chuyên gia dành cho các bạn trẻ muốn theo đuổi nghề
Muốn phấn đấu đến mức cao nhất để hưởng những chế độ cao nhất trong nghề bạn phải chịu khó học hỏi, không những học tốt chuyên môn của mình mà còn phải tìm hiểu thêm các môn khác. Ví dụ như học về điện thì còn phải biết về nước, hướng gió,... chẳng hạn. Để lên cấp quản lý thì phải biết tổng hợp các chuyên môn, luôn luôn phải nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và có kỹ năng giao tiếp quản lý điều hành.
- Theo chuyên gia Hoàng Long (Trích Cẩm nang nghề nghiệp hiện đại).
Bài viết khác
Chọn nghề theo năng lực, sở thích hay ý cha mẹ?
Ngày đăng: 03/05/2023 - Lượt xem: 4574
Vào mùa tuyển sinh, chủ đề chọn nghề, chọn trường luôn khiến các học sinh băn khoăn, khó đưa ra quyết định.
Xem thêm [+]Tuyển sinh năm 2023, mức độ cạnh tranh ngành Ngôn ngữ Hàn ra sao?
Ngày đăng: 26/03/2023 - Lượt xem: 987
Dự đoán, năm nay mức độ cạnh tranh vào ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc vẫn ở mức cao, tương đương năm ngoái.
Xem thêm [+]Ngành nghề nào sẽ 'lên ngôi' 5 năm tới?
Ngày đăng: 24/03/2023 - Lượt xem: 2923
Kinh doanh và quản lý, máy tính và công nghệ thông tin… là những lĩnh vực có tỉ lệ tuyển sinh cao nhất năm 2022...
Xem thêm [+]Phụ huynh, học sinh nên làm gì để hiểu ngành nghề dự định đăng ký?
Ngày đăng: 22/03/2023 - Lượt xem: 954
Trước mỗi mùa tuyển sinh, bên cạnh lo lắng thi cử, nhiều phụ huynh, sĩ tử cũng băn khoăn về việc lựa chọn ngành học đúng sở thích, vừa năng lực.
Xem thêm [+]Có nên học ngành Truyền Thông Đa Phương Tiện?
Ngày đăng: 21/01/2022 - Lượt xem: 4083
Ngành học Truyền Thông Đa Phương Tiện (Multimedia) là ngành học phổ biến hiện nay và có rất nhiều trường đào tạo. Vì thế, để tìm cho mình một nơi học tập tốt, ngoài việc tìm hiểu thông tin, bạn nên chú ý đến cơ hội thực hành, cơ hội nghề nghiệp của trường mà bạn chọn theo học. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO cập nhật thông tin này...
Xem thêm [+]7 ngành nghề cho những ai giỏi tiếng Pháp
Ngày đăng: 19/01/2022 - Lượt xem: 2159
Bạn rất đam mê học tiếng Pháp rất nhiều nhưng các bài viết trên các trang báo thời nay kể cho bạn nghe một tương lại không sáng lạng gì cho ngôn ngữ này. Vậy thì dưới đây là 7 nghề cho những ai không dám theo đuổi con đường Pháp văn vì sợ thất nghiệp.
Xem thêm [+]Học nghề gì để ra trường có việc làm luôn?
Ngày đăng: 19/01/2022 - Lượt xem: 2793
Thị trường lao động, tuyển dụng việc làm đang có sự dịch chuyển nhanh chóng. Một ngành nghề đang “hot” ở thời điểm hiện có thể sẽ trở lên lỗi thời ở tương lai. Sự thay đổi này khiến nhiều bạn trẻ, đặc biệt là các em học sinh THPT “lúng túng” không biết nên lựa chọn ngành học nào phù hợp với sở thích, điều kiện kinh tế gia đình và...
Xem thêm [+]Học tiếng Hàn làm nghề gì kiếm nhiều tiền nhất ?
Ngày đăng: 19/01/2022 - Lượt xem: 1949
Việc lựa chọn một nghề nghiệp phù hợp với bản thân không chỉ mang lại cho bạn một cuộc sống có mục tiêu, có định hướng hơn mà còn mang lại cho bạn một tâm trạng thoải mái, vui tươi khi làm bất kì công việc nào trong lĩnh vực mà bản thân mình đam mê, yêu thích. Chính vì lý do đó mà bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn khách quan hơn, liệu nghề...
Xem thêm [+]Top 5 ngành “Hái ra tiền” cho dân học tiếng Đức
Ngày đăng: 18/01/2022 - Lượt xem: 3863
Học tiếng Đức, cơ hội làm việc ra sao? Đó là câu hỏi của rất nhiều bạn khi bắt đầu chọn ngoại ngữ thứ hai để theo học. Tiếng Đức kén người học nhưng tiềm năng “gặt hái ra tiền” không thua kém các ngôn ngữ khác. Thậm chí, các nhà tuyển dụng sẵn sàng mở hầu bao nhiều hơn, cao hơn đối với các “những gà cưng” vừa biết tiếng Anh và...
Xem thêm [+]7 Nghề nghiệp liên quan đến Tiếng Anh có mức lương hấp dẫn
Ngày đăng: 18/01/2022 - Lượt xem: 1884
Đối với những người có năng lực Tiếng Anh xuất sắc, bạn sẽ rất có lợi thế khi tìm kiếm các cơ hội việc làm với mức lương hấp dẫn. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu 7 nghề nghiệp liên quan đến Tiếng Anh sau và biết đâu bạn có thể tìm thấy ngành nghề mơ ước trong tương lai.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công