[CG - Ngô Thế Hiểu] Kinh doanh chứng khoán (Môi giới chứng khoán)
Anh Ngô Thế Hiếu - Giám đốc Kinh doanh chứng khoán công ty chứng khoán VnDirect, người đã có hơn 10 năm kinh nghiệm môi giới chứng khoán cho các khách hàng, cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước chia sẻ kinh nghiệm về nghề này như sau:
Môi giới chứng khoán - nghề thời thượng?
Có thể nói, người MGCK chính là nhân viên kinh doanh của các công ty chứng khoán với mặt hàng ở đây là các loại cổ phiếu, các dịch vụ tài chính mà các công ty chứng khoán cung cấp. Khách hàng là các nhà đầu tư. Nhà đầu tư bao gồm nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư là tổ chức, doanh nghiệp... Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng giống như các thị trường chứng khoán khác, để đưa chứng khoán đến mọi người, các Công ty chứng khoán cần một lực lượng môi giới để tìm kiếm và giới thiệu cho các nhà đầu tư tham gia. Công việc của người MGCK là cung cấp các thông tin tài chính, tư vấn thị trường, xu hướng lên xuống của các loại cổ phiếu, tình hình các công ty niêm yết sở hữu các loại cổ phiếu đó, các phương pháp sử dụng tài chính như đòn bẩy phù hợp để hỗ trợ các nhà đầu tư trong việc ra các giao dịch mua bán, đầu tư. Các nhà đầu tư luôn luôn mong muốn hạn chế thua lỗ và đầu tư thành công nên vai trò của môi giới trong giao dịch cổ phiếu là rất lớn.
Bên cạnh đó, bản chất của nghề MGCK không chỉ nằm ở một mảng, mà bao gồm cả tư vấn, “sales và tìm kiếm cơ hội đầu tư, chăm sóc khách hàng”. Do đó, những người môi giới trong nghề hoàn toàn có thể tự hào rằng đây là một nghề cao cấp và sử dụng chất xám khi thị trường phát triển lên đến đỉnh cao. Nghề MGCK không chỉ yêu cầu những điều kiện hành nghề nhất định mà cần có khả năng tư vấn phân tích.
MGCK bản chất là một nghề kinh doanh nên ngoài thời gian làm việc ở văn phòng, người MGCK chủ động thời gian gặp gỡ, tiếp xúc, chăm sóc khách hàng để tạo quan hệ tốt với khách hàng, phát triển mối quan hệ để phát triển công việc tốt hơn.
>>Mô tả công việc Nghề Môi giới chứng khoán
Trình độ và kinh nghiệm yêu cầu và lộ trình nghề nghiệp của nghề môi giới
Khác với các nghề sales, nghề môi giới khác và quan niệm trước đây khi thời thị trường còn sơ khai (năm 2006), nhiều người biết đến và bắt đầu lao vào tìm kiếm cơ hội đổi đời từ đầu tư chứng khoán. Một số người đã lao vào làm MGCK còn gọi là “cò chứng khoán”. Những người này thường có xuất phát điểm thấp, không cần đào tạo các trình độ cao đẳng, đại học, không am hiểu về tài chính, kinh tế, doanh nghiệp. Họ chỉ đơn thuần mua đi bán lại hoặc giới thiệu để ăn chênh lệch. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại và tương lai, để hành nghề và trở thành MGCK giỏi và chuyên nghiệp cần có trình độ tối thiểu từ đại học trở lên, chứng chỉ hành nghề chứng khoán theo Nghị định số 86/2016/NĐ-CP và thời gian trải nghiệm tích lũy với nghề. Cụ thể, lộ trình thông thường sẽ như sau:
Từ 3 đến 5 năm: Đây là những bạn môi giới trẻ, mới vào nghề và bắt nhịp với thị trường trong 2 đến 3 năm đầu, có một lượng khách hàng nhât định, có một kiến thức và kinh nghiệm tích lũy nhât định. Bên cạnh đó, họ cũng đối mặt với những khó khăn và áp lực khá nhiều do yêu cầu của công việc, để tự đánh giá xem bản thân có thực sự phù hợp với nghề nghiệp và xác định kế hoạch công việc trong thời gian tiếp theo.
Từ 5 đến 10 năm: Đây là những người môi giới đã có nhiều kinh nghiệm cũng như “thương tích” trên thị trường nên cách nhìn thị trường cũng như quan hệ với khách hàng của họ rât khác và ở đẳng câp cao hơn so với những người môi giới ở câp độ trên. Ở câp độ này, họ thường có mức độ yêu thích và gắn bó với công việc môi giới chứng khoán trong dài hạn, bởi vì vị trí của họ thường từ trưởng phòng/ trưởng nhóm giao dịch cho đến giám đốc khối môi giới/giám đốc phòng giao dịch cho nên việc tìm kiếm khách hàng không quan trọng bằng việc họ đào tạo nhân sự môi giới mới và tư vân cũng như giao dịch cho khách hàng.
Trên 10 năm: Đây thường là những môi giới gạo cội của thị trường, đa số là những chuyên gia, chuyên viên cao câp, chiến lược gia, các vị trí quản lý chủ chốt quan trọng của các công ty chứng khoán. Khi đạt đến trình độ nhât định về thị trường, cảm nhận thông tin, có vốn, người MGCK hoàn toàn có thể trở thành những nhà đầu tư, tự kinh doanh các sản phẩm chứng khoán và mang về nguồn thu nhập rât tốt cho mình. Như vậy, người môi giới có thể trải qua các nâc thang của nghề như môi giới câp 1, môi giới câp 2, trưởng phòng môi giới, giám đốc môi giới, đối tác của công ty. Môi giới có thể chọn theo nâc thang nghề nghiệp trên hoặc đi sâu hơn để trở thành các chuyên gia phân tích tài chính.
Hiện nay, các nhà đầu tư ngoại (nhà đầu tư là người nước ngoài) đặc biệt là các nhà đầu tư cá nhân đã và đang quan tâm rât nhiều tới các cổ phiếu của Việt Nam và tham gia đầu tư rât nhiều ở thị trường chứng khoán Việt Nam. Nếu người MGCK giỏi tiếng Anh thì đây là một cơ hội phát triển nghề rât lớn khi làm việc trực tiếp với các nhà đầu tư nước ngoài. Hơn nữa, hầu hết các báo cáo tài chính, thông tin và bản tin thị trường tài chính chứng khoán có chất lượng hiện nay trên thị trường toàn bằng tiếng Anh và đến từ các kênh truyền hình nước ngoài.
Vì vậy, việc theo học lên các cấp cao hơn như thạc sỹ (chương trình thạc sỹ quản trị kinh doanh - MBA, thạc sỹ quản trị tài chính), tiến sỹ, và các chứng chỉ quốc tế như CIIA, CFA, ACCA giúp bạn có thêm nhiều kiến thức, thêm quan hệ và độ chín hơn trong nghề. Nhà đầu tư có xu hướng sẽ tin tưởng giao tiền cho người từ 28 tuổi có bằng MBA và các bằng cấp quốc tế hơn là những bạn mới ra trường ngoài 22 tuổi.
Các kỹ năng cần có của người môi giới chuyên nghiệp:
Kỹ năng quan trọng nhất của người MGCK là giao tiếp, phân tích, và tư vấn. Ngoài ra, kỹ năng phán đoán thị trường và tâm lý khách hàng để có thể đưa ra tư vấn đúng đắn là những kỹ năng quan trọng để thành công trong nghề.
Đạo đức nghề nghiệp của nghề môi giới
Người MGCK cần xác định mục tiêu quan trọng nhất là mang lợi ích, quyền lợi cho khách hàng, cho công ty chứng khoán rồi mới đến lợi ích của mình. Người MGCK cần cẩn thận, trung thực với mỗi lời tư vấn của mình vì các quyết định của khách hàng trực tiếp liên quan đến tài chính (thời gian quyết định nhiều khi rất ngắn).
Khó khăn, thách thức
Thị trường chứng khoán luôn biến động không ngừng, việc đoán trước các diễn biến dao động giá là điều cực khó. Nếu bản thân mình không đủ độ tĩnh, không có trực giác tốt, không đủ kinh nghiệm, tri thức nghề nghiệp, thì khó có sự lựa chọn thông thái. Thế nhưng, ngay cả khi có sự lựa chọn đúng, bạn sẽ được gì? Đối với những ai đã làm nghề lâu năm, đều có chung một nhận xét: Nghề MGCK bạc quá. “Tôi luôn hướng dẫn các bạn môi giới của tôi rằng hãy coi tài sản khách hàng như chính là tài sản của mình. Hãy cố sức bảo vệ nó, nhân nó lên nhiều lần. Tuy nhiên, trong nghề này rất hay gặp trường hợp: Khi khách hàng mua/bán có lời, đó là quyết định của chính họ; Còn khi thua lỗ thì là do Môi giới xúi”- anh Hiếu chia sẻ.
Quan niệm bạc bẽo này cũng xuất phát một phần từ chính người môi giới ở Việt Nam. Rất nhiều người MGCK chưa có đủ tầm, kiến thức, để tư vấn được cho khách hàng. Chủ yếu chỉ là do mối quan hệ, khách hàng mở tài khoản ủng hộ. Khách hàng luôn được ở vị thế trên, là người ban ơn. Thậm chí nhiều khách hàng còn hiểu là họ “nuôi” môi giới. Họ chưa hiểu quan hệ win - win (cùng hợp tác để có lợi). Chính cách làm không chuyên nghiệp đó đã dẫn đến một sự thật rất đau lòng là người MGCK bị coi thường quá.
Ngoài yếu tó tinh thần, nghề MGCK cũng không phải là “miền đất hứa” để có thể làm giàu. Hầu hết các bạn làm nghề môi giới chứng khoán đều có nền tảng học hành rất công phu, thậm chí có nhiều bạn đi du học về. Thế nhưng với thu nhập hết sức khiêm tốn, các bạn phải “lăn lộn” để đi kiếm khách. Đến khi có khách rồi, phải tìm mọi cách giữ khách. Có những người MGCK tháng này kiếm được hàng chục triệu, nhưng tháng sau có thể về “mo” ngay. Sự ổn định trong nghề này là rất xa xỉ. Nếu đơn thuần lấy thu nhập từ nghề môi giới chứng khoán, chắc chắn sẽ rất khó có thể mua nhà, mua xe. Thời môi giới chứng khoán kiếm bộn tiền, mua đất, mua xe, mua nhà đã qua từ lâu và “bạo phát thì bạo tàn”. Những nhà MGCK ăn xổi kiểu như vậy đa số đã đều “của thiên trả địa”. Thị trường chứng khoán đã đi vào thực chất hơn, nhà đầu tư đã thông minh hơn nhiều nên người MGCK đòi hỏi có trình độ, kiến thức, luôn luôn cập nhật thông tin thị trường và cái “tâm” nhất định.
Lời khuyên chuyên gia cho bạn trẻ muốn vào nghề
Mặc dù ngành chứng khoán đang trải qua những thăng trầm, thị trường chứng khoán Việt Nam đã đi qua giai đoạn trồi sụt, lên dốc, rồi xuống dốc không phanh và dần đi vào quỹ phát triển bình thường cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán thế giới. Dư địa của nghề là rất lớn khi chỉ có khoảng 2 trên 95 triệu dân Việt Nam có tài khoản giao dịch chứng khoán (số liệu tính đến cuối năm 2016), chiếm khoảng 2% dân số và số tài khoản có mua bán thường xuyên chưa tới một nửa con số này. Trong khi đó, ở các thị trường khác như Singapore và Hồng Kông, tỉ lệ dân số có tài khoản giao dịch chứng khoán là lớn hơn rât nhiều.
Bạn có 3 lựa chọn cho việc trở thành nhân viên môi giới chứng khoán:
Làm việc cho công ty quản lý quỹ: Để có thể làm việc trong các công ty quản lý quỹ, bạn cần phải có một thành tích đầu tư tốt trong quá khứ. Vì thế nếu bạn có kế hoạch làm cho công ty quản lý quỹ, hãy chuẩn bị cho mình một Profile (bản lý lịch) thật là tốt.
Làm việc cho mảng tự doanh công ty chứng khoán: Để làm việc trong công ty này, bạn cũng cần phải có độ nổi trội so với các nhân viên môi giới chứng khoán khác. Muốn vậy, bạn cần chuẩn bị kế hoạch thật tốt cho mình.
Làm việc cho công ty chứng khoán: Trong những công ty chứng khoán, có những công ty dẫn đầu và các công ty nhỏ bé. Bạn nên phân đâu để có thể làm cho những công ty top đầu, vì việc này sẽ giúp bạn học hỏi được nhiều hơn, chế độ đãi ngộ cao hơn.
Nếu xác định Chứng khoán là nghiệp, thì phải biết trân quý nghề này. Một người MGCK đích thực phải có sự hiểu biết về phân tích tài chính ngang tầm một chuyên viên phân tích, có được đầu óc quản lý của một “banker”, có một khả năng “sales” của một MC. Và quan trọng hơn hết, họ phải có được sự tận tâm, sự chính trực vô song, sự tỉnh táo cao độ. Không có con đường nào bằng phẳng mà có thể mang lại thành công. Chỉ có thể rèn luyện liên tục, học hỏi không ngừng nghỉ, mới hy vọng thành công. Trước khi có ý định trở thành người MGCK, bạn hãy tự soi lại bản thân xem mức độ đam mê đến đâu?
Có đam mê là điều kiện cần, còn điều kiện đủ là phải trau dồi tri thức. Chứ không nên dựa vào vũ khí duy nhât là “dẻo mồm” hay quan hệ rộng mà có thể thành công với nghề. Chỉ khi có đầy đủ kiến thức, bạn mới có khả năng mang lại lợi ích cao nhât cho khách hàng.
Ngoài ra, bản thân các nhà môi giới phải tự biết tôn trọng nghề nghiệp của mình, tự biết yêu quí và tôn trọng bản thân. Hãy đừng làm nó “rẻ tiền” đi. Hiệu quả đầu tư của khách hàng luôn là thước đo giá trị cao nhất. Dù vậy, đừng bao giờ cho phép khách hàng “xà xẻ” mình. Hãy đừng chấp nhận việc để khách hàng mắng mình. Hãy luôn hiểu giá trị bản thân. Dù khiêm tốn học hỏi, nhưng trong quan hệ xã hội, người Môi giới rất cần được tôn trọng. Môi trường làm việc cũng là một yếu tố nên cân nhắc, môi trường đó phải biết nâng đỡ, giúp bạn nâng tầm cao hơn và tạo dựng được hình ảnh sau này. Nếu ở một môi trường có tầm nhìn xa, có sự trọng thị con người, khả năng thành công sẽ cao hơn.
Khi bạn có vốn và kinh nghiệm, hãy bắt đầu xây dựng danh mục đầu tư của riêng mình. Khi bạn đã đủ kinh nghiệm lẫn kiến thức, hãy bắt đầu tự lập danh mục đầu tư và đầu tư tiền của bạn vào nó. Dùng tiền đầu tư của chính bạn sẽ mang lại rất nhiều kinh nghiệm và bài học về cảm xúc cho bạn. Việc này rất quan trọng sau này vì bạn phải xem trọng tiền của khách hàng như tiền của chính bạn.
Một điều cuối cùng và vô cùng quan trọng là bạn định làm nghề MGCK bao lâu? Tôi luôn khuyên các anh em của tôi, đừng bao giờ coi nghề MGCK là mục tiêu trọn đời mà hãy đặt cho mình những nấc thang nhất định. Không ai đi làm MGCK đến già cả. Bản thân nghề này chưa chắc đã mang lại sự nghiệp cho anh em. Thế nhưng dù chỉ là nấc thang tạm, bạn hãy làm bằng tất cả tấm lòng thành, nhiệt huyết và cả trái tim. Hãy luôn có định hướng xa, coi MGCK là cơ hội tốt để tích lũy quan hệ, kiến thức, để có thể xây tương lai cho mình sau này.
- Trích từ Cuốn sách: "Cẩm nang nghề nghiệp hiện đại" của tác giả Yến Đỗ
Bài viết khác
Chọn nghề theo năng lực, sở thích hay ý cha mẹ?
Ngày đăng: 03/05/2023 - Lượt xem: 4810
Vào mùa tuyển sinh, chủ đề chọn nghề, chọn trường luôn khiến các học sinh băn khoăn, khó đưa ra quyết định.
Xem thêm [+]Tuyển sinh năm 2023, mức độ cạnh tranh ngành Ngôn ngữ Hàn ra sao?
Ngày đăng: 26/03/2023 - Lượt xem: 1043
Dự đoán, năm nay mức độ cạnh tranh vào ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc vẫn ở mức cao, tương đương năm ngoái.
Xem thêm [+]Ngành nghề nào sẽ 'lên ngôi' 5 năm tới?
Ngày đăng: 24/03/2023 - Lượt xem: 3029
Kinh doanh và quản lý, máy tính và công nghệ thông tin… là những lĩnh vực có tỉ lệ tuyển sinh cao nhất năm 2022...
Xem thêm [+]Phụ huynh, học sinh nên làm gì để hiểu ngành nghề dự định đăng ký?
Ngày đăng: 22/03/2023 - Lượt xem: 1019
Trước mỗi mùa tuyển sinh, bên cạnh lo lắng thi cử, nhiều phụ huynh, sĩ tử cũng băn khoăn về việc lựa chọn ngành học đúng sở thích, vừa năng lực.
Xem thêm [+]Có nên học ngành Truyền Thông Đa Phương Tiện?
Ngày đăng: 21/01/2022 - Lượt xem: 4168
Ngành học Truyền Thông Đa Phương Tiện (Multimedia) là ngành học phổ biến hiện nay và có rất nhiều trường đào tạo. Vì thế, để tìm cho mình một nơi học tập tốt, ngoài việc tìm hiểu thông tin, bạn nên chú ý đến cơ hội thực hành, cơ hội nghề nghiệp của trường mà bạn chọn theo học. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO cập nhật thông tin này...
Xem thêm [+]7 ngành nghề cho những ai giỏi tiếng Pháp
Ngày đăng: 19/01/2022 - Lượt xem: 2251
Bạn rất đam mê học tiếng Pháp rất nhiều nhưng các bài viết trên các trang báo thời nay kể cho bạn nghe một tương lại không sáng lạng gì cho ngôn ngữ này. Vậy thì dưới đây là 7 nghề cho những ai không dám theo đuổi con đường Pháp văn vì sợ thất nghiệp.
Xem thêm [+]Học nghề gì để ra trường có việc làm luôn?
Ngày đăng: 19/01/2022 - Lượt xem: 2874
Thị trường lao động, tuyển dụng việc làm đang có sự dịch chuyển nhanh chóng. Một ngành nghề đang “hot” ở thời điểm hiện có thể sẽ trở lên lỗi thời ở tương lai. Sự thay đổi này khiến nhiều bạn trẻ, đặc biệt là các em học sinh THPT “lúng túng” không biết nên lựa chọn ngành học nào phù hợp với sở thích, điều kiện kinh tế gia đình và...
Xem thêm [+]Học tiếng Hàn làm nghề gì kiếm nhiều tiền nhất ?
Ngày đăng: 19/01/2022 - Lượt xem: 2022
Việc lựa chọn một nghề nghiệp phù hợp với bản thân không chỉ mang lại cho bạn một cuộc sống có mục tiêu, có định hướng hơn mà còn mang lại cho bạn một tâm trạng thoải mái, vui tươi khi làm bất kì công việc nào trong lĩnh vực mà bản thân mình đam mê, yêu thích. Chính vì lý do đó mà bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn khách quan hơn, liệu nghề...
Xem thêm [+]Top 5 ngành “Hái ra tiền” cho dân học tiếng Đức
Ngày đăng: 18/01/2022 - Lượt xem: 4176
Học tiếng Đức, cơ hội làm việc ra sao? Đó là câu hỏi của rất nhiều bạn khi bắt đầu chọn ngoại ngữ thứ hai để theo học. Tiếng Đức kén người học nhưng tiềm năng “gặt hái ra tiền” không thua kém các ngôn ngữ khác. Thậm chí, các nhà tuyển dụng sẵn sàng mở hầu bao nhiều hơn, cao hơn đối với các “những gà cưng” vừa biết tiếng Anh và...
Xem thêm [+]7 Nghề nghiệp liên quan đến Tiếng Anh có mức lương hấp dẫn
Ngày đăng: 18/01/2022 - Lượt xem: 1986
Đối với những người có năng lực Tiếng Anh xuất sắc, bạn sẽ rất có lợi thế khi tìm kiếm các cơ hội việc làm với mức lương hấp dẫn. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu 7 nghề nghiệp liên quan đến Tiếng Anh sau và biết đâu bạn có thể tìm thấy ngành nghề mơ ước trong tương lai.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công