[CG - Nguyễn Anh Tuấn] Nghề kiến trúc sư
Anh Nguyễn Anh Tuấn - Trưởng phòng Thiết kế công ty HighEnd Architecture, người đã có gần 20 năm kinh nghiệm thiết kế các dự án nhà ở cao tầng cho các chủ đầu tư lớn như Vingroup, Hòa Bình chia sẻ với độc giả của GPO về nghề kiến trúc sư.
Nghề kiến trúc sư - nghề hào hoa nhất trong các nghề
Kiến trúc sư là những chuyên gia được đào tạo và cấp bằng về nghệ thuật và khoa học thiết kế các công trình xây dựng. Kiến trúc sư là người làm thiết kế mặt bằng, không gian, hình thức và câu trúc cũng như dự đoán sự phát triển của một công trình hay làm thiết kế quy hoạch của vùng, của khu dân cư, khu công nghiệp và cảnh quan đô thị. Họ biến những nhu cầu của con người về nơi ở, sinh hoạt, vui chơi, làm việc,... thành hình ảnh và đồ án của các công trình xây dựng bởi người khác.
Có thể nói, kiến trúc sư là người trung gian đảm bảo đáp ứng tối đa nhu cầu công năng sử dụng và nhu cầu thưởng thức thẩm mỹ giữa người sử dụng với công trình kiến trúc. Người làm nghề kiến trúc sư là nhân vật chính chủ yếu trong các công đoạn: Làm dự án, thiết kế kiến trúc, quy hoạch và thường là người chủ trì công trình. Hơn nữa, kiến trúc sư còn tư vấn cho chủ đầu tư về các hình thức kinh doanh công trình bằng cách sáng tạo ra các công năng mới, hình thức không gian mới, lựa chọn các hình thức hoạt động thích hợp với công trình... Kiến trúc sư sẽ giúp góp phần xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn. Kiến trúc sư sẽ giúp khách hàng có nhu cầu xây dựng nhà cửa cũng như các công trình có định hướng xây dựng. Cụ thể là lên các mô hình về không gian cũng như sử dụng mặt bằng sao cho hợp lý nhất và đúng chuyên môn đã được đào tạo. Hiện nay các lĩnh vực của xã hội đều cần kiến trúc, xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình xã hội,... tất cả cần có sự tư vấn của kiến trúc sư.
Vai trò và trách nhiệm của vị trí kiến trúc sư
Kiến trúc sư là người có chuyên môn sẽ định hướng cho người chủ làm sao để công trình đó thỏa mãn được nhu cầu của họ cũng như đạt thẩm mỹ. Trách nhiệm đưa ra là kiến trúc sư phải tư vấn đúng, tức là có nhiều khía cạnh đúng về chuyên môn và đúng mục đích sử dụng mà chủ đầu tư yêu cầu. Để xây dựng được một công trình mình cho là tốt thì cần sự đồng hành của kiến trúc sư, người chủ công trình, các nhà thầu thì mới tạo nên một công trình tốt và có ích cho xã hội.
Yêu cầu về trình độ học vấn, bằng cấp và chứng chỉ chuyên môn
Về bằng cấp người làm nghề cần tối thiểu trình độ đại học, tương đương với bậc kỹ sư. Kiến trúc sư cũng là một dạng kỹ sư nhưng đặc thù chuyên môn là thiết kế kiến trúc do đó đương nhiên cần một trình độ nhất định.
Ngoại ngữ cũng là vấn đề tất yếu đối với nghề này. Ngoài việc học ở trường ra kỹ sư kiến trúc cũng cần phải nghiên cứu những tài liệu, nghiên cứu các xu hướng thiết kế, kiến trúc mà các kỹ sư nước ngoài đã phát triển hơn để từ đó có thể học tập và ứng dụng vào các công trình kiến trúc của mình.
Kỹ năng cần có ở kiến trúc sư
Kiến trúc sư cần có tư chất của một nghệ sĩ, một nhà khoa học - kỹ thuật, một người làm công tác văn hóa - xã hội (Người ta nói nghề kiến trúc là nghề kết hợp khoa học, kỹ thuật và nghệ thuật là như vậy). Kiến trúc sư đòi hỏi năng lực phải có tư duy thẩm mỹ trong không gian, nhận thức và tạo dựng cái đẹp, có khao khát sáng tạo, đam mê hình khối, háo hức tạo dựng công trình. Tiếp đến là sự kiên trì, sáng tạo, ham học hỏi. Người kiến trúc sư bao giờ cũng có những ý tưởng trong đầu rằng mình định làm những gì, vậy để thuyết phục được chủ đầu tư thì phải diễn đạt được ý tưởng mình mong muốn. Kiến trúc là một nghề bạn không chỉ học kiến thức ở trường mà bạn cần có khả năng tự học và tự đọc. Hơn nữa, kiến trúc sư cần phải có bản lĩnh, kiên định. Đặc điểm về giới tính cũng đáng lưu ý. Kiến trúc sư đòi hỏi cường độ làm việc cao, thường phù hợp với nam giới hơn. Nghề này phải chịu áp lực cao. Ví dụ: Thông thường làm nghề này, trong khi kiến trúc sư nghĩ mình cần 1 tháng để thực hiện dự án nhưng thực tế chủ đầu tư chỉ cho thời hạn hoàn thành công việc trong 2 tuần thì bạn cần phải cố gắng nỗ lực hết sức để hoàn thành công việc. Ngoài ra, đạo đức nghề nghiệp cũng là một yếu tố quan trọng. Trong một công trình có rất nhiều những số liệu, các thông số hay những thông tin ảnh hưởng đến thiết kế của mình và chủ đầu tư thường là người không có chuyên môn mà mình là người có chuyên môn. Có thể vì một lý do nào đó hoặc không có khả năng trình bày và thuyết phục mà một số kiến trúc sư đã không bảo vệ được chính kiến của mình, chiều theo ý muốn của chủ đầu tư và đưa ra một số thông tin chưa chính xác, không có lợi cho chủ đầu tư hoặc là cho người sử dụng sau này về tỉ lệ các diện tích nhà ở và các tiện ích công cộng, hay các khu cây xanh công cộng. Điều đó sẽ gây nên hiệu quả về lâu dài cho người sử dụng chính các sản phẩm thiết kế bởi kiến trúc sư đó.
Kiến trúc sư có yêu cầu kinh nghiệm ?
Sinh viên mới ra trường muốn làm được việc ngay cần có sự rèn luyện công việc ở môi trường thực tế bởi đào tạo ở nước ta hiện chưa sát với thực tế công việc. Ví dụ: Kiến trúc sư được đào tạo ở trong trường thì rất bay bổng, hay sáng tạo những cái không gần với thực tế, không có tính thực tiễn, ứng dụng và khả thi cao. Do đó, khi ra trường, kiến trúc sư sẽ cần làm từ những công trình nhỏ rồi mới làm công trình lớn để trải nghiệm và đúc rút kinh nghiệm. Những sinh viên mới ra trường thiếu kinh nghiệm thực tế, thường hay va vấp và sẽ mất nhiều thời gian để hòa nhập công việc nếu như không chịu khó cọ sát và tham gia vào hoạt động thực sự bên ngoài. Tùy theo năng lực của mỗi người, sinh viên phải tự đảm bảo chất lượng đào tạo trong trường. Bắt đầu từ năm thứ 3 nên có sự tiếp xúc thực tiễn dần, xin đi thực tập vào những môi trường có công việc thực tế thì sẽ tốt hơn. Khi đó, người nào nắm bắt được nhanh nhạy công việc thì có thể ra trường sẽ làm nghề được ngay.
Cơ hội thăng tiến trong nghề
Khi mới ra trường, bạn sẽ được bố trí vào trong một nhóm kiến trúc sư cùng làm một dự án, người kiến trúc sư này sau quá trình tích lũy kinh nghiệm thì có thể lên làm quản lý nhóm kiến trúc nhưng chưa được gọi là chủ trì. Hết giai đoạn này, bạn sẽ lên chủ trì một dự án, sau chủ trì là lên chủ nhiệm - người bao quát tất tần tật những gì liên quan đến dự án. Nếu làm doanh nghiệp nước ngoài thì lương khởi điểm ở vị trí thấp nhất sẽ là khoảng 5 đến 7 triệu đồng/tháng. Sau đó, tùy theo quá trình phấn đấu mà lương có thể gấp đôi, gấp ba hay bốn lần tùy thuộc vào kỹ năng, kinh nghiệm và trình độ của kiến trúc sư.
Ghi nhận trong nghề
Hàng năm đều có giải thưởng kiến trúc của Hội kỹ sư Việt Nam trao cho các công trình đã hoàn thành và được sự công nhận của kỹ sư trong nước. Ngoài ra còn có các giải khác thường là của các cuộc thi, giải của các tổ chức tự tổ chức ra. Ở tầm quốc tế cũng có rất nhiều giải thưởng: Giải Kỹ sư châu A, giải Kỹ sư thế giới, Giải Pritzker - được mệnh danh là giải Nobel của Kiến trúc, giải thưởng AR House hàng năm - giải Kiến trúc Xanh thế giới trao tặng cho những kiến trúc sư có thiết kế các công trình kiến trúc nhà ở xanh, sạch đẹp, thân thiện môi trường...
Thách thức, khó khăn mà kiến trúc sư phải đổi mặt
Đầu tiên, kiến trúc sư phải làm việc với nhiều chuyên gia thuộc các lĩnh vực khác nhau, bạn phải thông thạo và am hiểu công việc của mình để điều khiển và nối kết các vấn đề, bảo vệ thông suốt đồ án trước hội đồng với tư cách kiến trúc sư chủ trì. Với bản thân, bạn phải tự vượt qua mọi cái dễ dãi, thông lệ nếu muốn khẳng định mình. Hàng năm nước ta có hàng nghìn kiến trúc sư tốt nghiệp các trường đại học. Có được một vị trí, tiếng nói chuyên môn trong giới là điều không dễ. Nhà thơ, họa sĩ có thể xuất thần sáng tác bài thơ hay, bức tranh đẹp. Nếu kiến trúc sư có phút giây thăng hoa đó thì chỉ mới là phác thảo. Từ ý tưởng phác thảo đến khi tác phẩm kiến trúc hoàn thành phải đo bằng năm tháng. Vất vả, dẻo dai và kiên trì lắm mới đến đích được.
Đối với xã hội, ngoài trách nhiệm công dân, bạn phải là người hướng dẫn thẩm mỹ kiến trúc chứ không được chạy theo xu thế thời đại. Chỉ cần chiều theo ông chủ, nhà đầu tư hay thị hiếu trưởng giả của một lớp người nào đó, bạn sẽ mau chóng có công việc, mau chóng có tiền, nhưng cũng tự đánh mất mình luôn. Cái ranh giới đầy mỏng manh ấy chính là thách thức nghề nghiệp lớn nhất của kiến trúc sư. Chủ đầu tư thường đặt yếu tố lợi nhuận lên trên nhất, kiến trúc sư phải làm việc làm sao để đạt được yêu cầu của chủ đầu tư, làm sao thuyết phục họ để đạt được công trình vừa mang lại hiệu quả của chủ đầu tư mà cũng đồng thời đạt được cái thẩm mỹ để góp phần thay đổi bộ mặt chung của đất nước. Kiến trúc sư phải có đủ trình độ để thuyết phục được chủ đầu tư nhằm hài hòa được giữa lợi ích của chủ đầu tư và ý tưởng của kiến trúc sư. Tác phẩm kiến trúc tổng hòa nhiều mối quan hệ, từ kinh tế đến nhu cầu xã hội, từ kỹ thuật đến nghệ thuật và thường được bày ra trước công chúng. Công trình xấu đẹp thế nào mọi người đều biết cả. Bạn phải có bản lĩnh và trách nhiệm của một kiến trúc sư chân chính để luôn hãnh diện với sản phẩm kiến trúc của mình, để người sử dụng hài lòng với không gian kiến trúc và không làm phí tiền xây đựng của nhà đầu tư. Đó có lẽ là ràng buộc lớn nhất của kiến trúc sư.
Xu hướng phát triển tương lai
Xã hội càng phát triển thì nhu cầu kiến trúc càng lớn và đa dạng, cơ hội để kiến trúc sư có việc làm càng nhiều. Do đó, trong tương lai, nghề kiến trúc sư vẫn có “đất” để phát triển. Đặc biệt, với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, bộ mặt đô thị các sản phẩm bất động sản tương lai đất nước ta cũng đang phát triển nhanh chóng và cần rất nhiều những công trình, các dự án thiết thực cần cho phục vụ đời sống. Vai trò và sự góp mặt của đội ngũ kiến trúc sư vào sự phát triển mạnh mẽ này là điều không thể thiếu.
Lời khuyên chuyên gia dành cho bạn trẻ đam mê theo đuổi nghề
Bạn trẻ muốn theo nghề thì đầu tiên hãy xác định rõ hướng nghề nghiệp định làm của mình, phải hiểu được nghề này như thế nào, một khi đã lựa chọn và yêu thích nó thì phải cháy hết mình với nghề, nỗ lực hết sức thì sẽ đạt được những mong muốn, ước mơ.
- Trích từ Cuốn sách: "Cẩm nang nghề nghiệp hiện đại" của tác giả Yến Đỗ
Bài viết khác
Chọn nghề theo năng lực, sở thích hay ý cha mẹ?
Ngày đăng: 03/05/2023 - Lượt xem: 4811
Vào mùa tuyển sinh, chủ đề chọn nghề, chọn trường luôn khiến các học sinh băn khoăn, khó đưa ra quyết định.
Xem thêm [+]Tuyển sinh năm 2023, mức độ cạnh tranh ngành Ngôn ngữ Hàn ra sao?
Ngày đăng: 26/03/2023 - Lượt xem: 1043
Dự đoán, năm nay mức độ cạnh tranh vào ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc vẫn ở mức cao, tương đương năm ngoái.
Xem thêm [+]Ngành nghề nào sẽ 'lên ngôi' 5 năm tới?
Ngày đăng: 24/03/2023 - Lượt xem: 3029
Kinh doanh và quản lý, máy tính và công nghệ thông tin… là những lĩnh vực có tỉ lệ tuyển sinh cao nhất năm 2022...
Xem thêm [+]Phụ huynh, học sinh nên làm gì để hiểu ngành nghề dự định đăng ký?
Ngày đăng: 22/03/2023 - Lượt xem: 1019
Trước mỗi mùa tuyển sinh, bên cạnh lo lắng thi cử, nhiều phụ huynh, sĩ tử cũng băn khoăn về việc lựa chọn ngành học đúng sở thích, vừa năng lực.
Xem thêm [+]Có nên học ngành Truyền Thông Đa Phương Tiện?
Ngày đăng: 21/01/2022 - Lượt xem: 4168
Ngành học Truyền Thông Đa Phương Tiện (Multimedia) là ngành học phổ biến hiện nay và có rất nhiều trường đào tạo. Vì thế, để tìm cho mình một nơi học tập tốt, ngoài việc tìm hiểu thông tin, bạn nên chú ý đến cơ hội thực hành, cơ hội nghề nghiệp của trường mà bạn chọn theo học. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO cập nhật thông tin này...
Xem thêm [+]7 ngành nghề cho những ai giỏi tiếng Pháp
Ngày đăng: 19/01/2022 - Lượt xem: 2251
Bạn rất đam mê học tiếng Pháp rất nhiều nhưng các bài viết trên các trang báo thời nay kể cho bạn nghe một tương lại không sáng lạng gì cho ngôn ngữ này. Vậy thì dưới đây là 7 nghề cho những ai không dám theo đuổi con đường Pháp văn vì sợ thất nghiệp.
Xem thêm [+]Học nghề gì để ra trường có việc làm luôn?
Ngày đăng: 19/01/2022 - Lượt xem: 2874
Thị trường lao động, tuyển dụng việc làm đang có sự dịch chuyển nhanh chóng. Một ngành nghề đang “hot” ở thời điểm hiện có thể sẽ trở lên lỗi thời ở tương lai. Sự thay đổi này khiến nhiều bạn trẻ, đặc biệt là các em học sinh THPT “lúng túng” không biết nên lựa chọn ngành học nào phù hợp với sở thích, điều kiện kinh tế gia đình và...
Xem thêm [+]Học tiếng Hàn làm nghề gì kiếm nhiều tiền nhất ?
Ngày đăng: 19/01/2022 - Lượt xem: 2022
Việc lựa chọn một nghề nghiệp phù hợp với bản thân không chỉ mang lại cho bạn một cuộc sống có mục tiêu, có định hướng hơn mà còn mang lại cho bạn một tâm trạng thoải mái, vui tươi khi làm bất kì công việc nào trong lĩnh vực mà bản thân mình đam mê, yêu thích. Chính vì lý do đó mà bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn khách quan hơn, liệu nghề...
Xem thêm [+]Top 5 ngành “Hái ra tiền” cho dân học tiếng Đức
Ngày đăng: 18/01/2022 - Lượt xem: 4177
Học tiếng Đức, cơ hội làm việc ra sao? Đó là câu hỏi của rất nhiều bạn khi bắt đầu chọn ngoại ngữ thứ hai để theo học. Tiếng Đức kén người học nhưng tiềm năng “gặt hái ra tiền” không thua kém các ngôn ngữ khác. Thậm chí, các nhà tuyển dụng sẵn sàng mở hầu bao nhiều hơn, cao hơn đối với các “những gà cưng” vừa biết tiếng Anh và...
Xem thêm [+]7 Nghề nghiệp liên quan đến Tiếng Anh có mức lương hấp dẫn
Ngày đăng: 18/01/2022 - Lượt xem: 1986
Đối với những người có năng lực Tiếng Anh xuất sắc, bạn sẽ rất có lợi thế khi tìm kiếm các cơ hội việc làm với mức lương hấp dẫn. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu 7 nghề nghiệp liên quan đến Tiếng Anh sau và biết đâu bạn có thể tìm thấy ngành nghề mơ ước trong tương lai.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công