[CG - Nguyễn Duy Nguyên] Nghề luật sư
Luật sư Nguyễn Duy Nguyên - Phó Tổng Giám đốc Công ty Luật Hoàng Giao và cộng sự, người đã có gần 25 năm kinh nghiệm trong đó có hơn 15 năm hành nghề luật sư, sẽ chia sẻ những kinh nghiệm của mình ở nghề luật sư.
Chân dung của luật sư?
Để trở thành luật sư giỏi là cả một quá trình đầy gian nan, thử thách. Về mặt chuyên môn, luật sư cần phải tốt nghiệp chuyên ngành luật của các trường đại học. Sau đó, để làm nghề, sinh viên cần học qua lớp đào tạo luật sư của Học viên Tư pháp khoảng 6 tháng. Tiếp theo phải đi tập sự hành nghề luật sư 1 năm ở các văn phòng luật. Sau khi sinh viên thi đỗ kỳ thi tuyển ở Bộ Tư Pháp mới được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư (Lúc này mới có thể chính thức hành nghề luật sư).
Vai trò của luật sư trong tổ chức và trong xã hội
Để nói về luật sư thì có rất nhiều định nghĩa. Có người cho rằng, Luật sư là một nghề kinh doanh vì bản chất của nó cũng là một nghề dịch vụ (Họ làm những dịch vụ về pháp lý). Ngoài việc làm kinh doanh, Luật sư còn có một ý nghĩa cao cả hơn chính là bảo vệ công lý, giúp đỡ cho người yếu thế (kể cả bị can, bị cáo), những người đang vướng vào vòng lao lý. Luật sư phải bào chữa cho người khác, bào chữa cho cái tội mà họ đang bị truy cứu hình sự. Ngoài ra, Luật sư còn làm rất nhiều việc như tư vấn cho các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động liên quan đến vấn đề pháp lý, các lĩnh vực về sở hữu trí tuệ, giải quyết tranh chấp luật thương mại,...
>> Mô tả công việc nghề Luật sư
Luật sư liệu có cần ngoại ngữ?
Hiện nay, lĩnh vực nào cũng cần ngoại ngữ và nghề Luật sư lại càng cần hơn. Luật sư chỉ tham gia tranh tụng trong nước thì vốn ngoại ngữ đòi hỏi không nhiều, nhưng nếu làm tư vấn đặc biệt cho các tổ chức (doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam hay các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài), hay các công ty luật của nước ngoài thì buộc phải giỏi ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh. Nếu không có ngoại ngữ thì không có cơ hội để tiếp cận với những dịch vụ lớn.
Kỹ năng cần để trở thành luật sư giỏi là gì?
Trước hết, luật sư cần phải nắm chắc các kiến thức về pháp lý.
Đối với luật sư tranh tụng, thì kỹ năng tranh tụng là quan trọng số một. Trong một phiên tòa, đầu tiên là kỹ năng đọc hồ sơ. Có những vụ án với hồ sơ rất dày nên luật sư cần phải rèn luyện kỹ năng đọc và nắm bắt vấn đề nhanh, nắm được cốt lõi của vấn đề. Sau đó, luật sư phải sắp xếp hồ sơ khoa học, gọn gàng để có thể dễ dàng xem lại, tìm thấy ngay khi cần. Cách tóm tắt các vụ án rõ ràng, ngắn gọn dễ hiểu cũng là một kỹ năng cần rèn luyện của người luật sư. Từ đó mới có thể đưa ra được các câu hỏi pháp lý và đưa ra câu trả lời một cách logic, dễ dàng - đây có thể chính là các ý kiến để bảo vệ thân chủ trong các phiên tranh tụng. Khi tranh tụng tại các phiên tòa, kỹ năng đặt câu hỏi phù hợp, đúng lúc, đúng ngữ cảnh dành cho từng đối tượng để làm rõ hành vi, từ đó đưa ra được các căn cứ, quan điểm để bảo vệ hay luận tội tại phiên tòa là một trong những kỹ năng khó nhất luật sư cần rèn luyện, cọ sát mới thành thục được.
Đối với luật sư tư vấn, ngoài kiến thức pháp luật, pháp lý chuyên môn còn cần kỹ năng trình bày, giảng giải thuyết phục rõ ràng dễ hiểu để khách hàng có thể hiểu rõ nội dung tư vấn.
Nghề luật sư có đề cao vấn đề đạo đức ?
Đối với nghề luật sư thì vấn đề đạo đức được đưa lên hàng đầu và điều này đã được quy định trong Luật luật sư. Đây là điều bắt buộc và là tiêu chuẩn để lựa chọn và cấp chứng chỉ hành nghề luật sư. Ví dụ: Luật sư không thể cùng bảo vệ cho hai bên đang xung đột lợi ích với nhau; Không thể vừa bảo vệ cho bên nguyên đơn vừa bảo vệ cho bên bị đơn. Đạo đức còn thể hiện ở vấn đề tính phí, thu phí của khách hàng như thế nào. Có nhiều luật sư nhận vụ việc nhưng không làm, không thực hiện dẫn đến gây thiệt hại cho khách hàng. Ví dụ: Có những vụ án nếu Luật sư tập trung hỗ trợ bào chữa có thể giúp khách hàng giảm mức án nhưng luật sư lại không tập trung vào vụ việc hay không chuẩn bị đủ hồ sơ hoặc không có mặt tại các phiên tòa. Đến lúc này, khi đã có phán quyết của tòa hoặc vụ án đã được xử xong thì hậu quả xảy ra rất khó cứu chữa. Có những vụ án dân sự, hình sự bị xử oan sai và phải mất nhiều năm ròng rã trong tù tội, người bị xử oan sai mới tìm lại được công lý.
Môi trường làm việc của luật sư?
Luật sư ngoài việc nghiên cứu và chuẩn bị hồ sơ ở văn phòng, thời gian còn lại chủ yếu là tiếp xúc với khách hàng. Khách hàng có nhiều loại: Khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân, bị can, bị hại, nguyên đơn, bị đơn,... Luật sư còn thường xuyên phải gặp gỡ và tiếp xúc với các cơ quan tố tụng như công an, kiểm sát, tòa án. Ngoài ra luật sư thụ lý các vấn đề khiếu nại đất đai thì cần phải làm việc với các ủy ban nhân dân, quản lý đất đai các cấp. Môi trường của Luật sư không chỉ đơn thuần là làm việc ở trong văn phòng. Nếu là một luật sư tranh tụng thì việc đi ra ngoài sẽ chiếm phần lớn thời gian mà hầu hết là ở tòa án. Thậm chí họ còn phải đi vào các trại giam gặp gỡ bị cáo, kiểm tra lại xem các vấn đề khai trong hồ sơ có xác thực không hay oan sai chỗ nào để bổ sung đầy đủ thông tin cần thiết và bào chữa cho khách hàng.
Nghề luật sư có được vinh danh không?
Vinh danh lớn nhất của xã hội cho luật sư giỏi chính là thương hiệu cá nhân của chính luật sư đó. Luật sư giỏi, giải quyết thấu đáo và nhanh chóng được nhiều vụ việc thì sẽ được xã hội và nhiều người biết đến. Bên cạnh những ánh hào quang đó, nghề luật sư dễ có tai tiếng, hoặc nếu không có chính kiến, quan điểm rõ ràng thì sẽ dễ bị lợi dụng.
Thách thức trong nghề?
Hiện nay, nghề Luật sư trở nên phổ biến và đã được biết đến nhiều hơn. Nhưng để kiếm tiền và làm giàu từ nghề này ở Việt Nam vẫn còn rất khó, rất ít. Khác với các nước Mỹ và Phương Tây, xã hội Việt Nam hiện chưa quan tâm nhiều đến các dịch vụ pháp lý như một hình thức bảo vệ phòng ngừa rủi ro. Chỉ khi khách hàng có vướng mắc, họ mới cần đến luật sư chứ không thuê sẵn một luật sư cho riêng mình để thường xuyên xử lý, hỗ trợ các vấn đề pháp lý. Trong những năm gần đây, nền kinh tế phát triển nhanh chóng và xã hội có nhiều có sự bất ổn về kinh tế đã dẫn đến nhiều tranh chấp về thương mại, tranh chấp về dân sự không chỉ ở các thành phố lớn mà còn lan rộng ra các vùng nông thôn. Do người dân hiểu biết pháp luật tăng lên nên cũng khiếu kiện nhiều hơn.
Xu hướng, nhu cầu lao động trong nhóm ngành Luật, lời khuyên chuyên gia cho bạn trẻ yêu nghề?
Với trào lưu học ngành luật từ giữa những năm 90 đến đầu những năm 2000 tăng cao dẫn đến tình trạng đang bị dư thừa nguồn cung về luật sư và nhân sự trong ngành luật, pháp lý ở thời điểm hiện tại. Sinh viên ra trường khó kiếm việc làm, bởi đa phần sinh viên luật không giỏi và không chú trọng bồi bổ ngoại ngữ (tiếng Anh) nên khó có cơ hội việc làm tốt, dẫn đến tình trạng thất nghiệp nhiều hoặc làm trái ngành, trái nghề. Trong khi đó, nghề tòa án bị giới hạn về số lượng và hạn chế về biên chế mặc dù thẩm phán đang thiếu. Ngành luật sư tại Việt Nam vẫn còn đang rất mới. Đặc biệt, khi Việt Nam hội nhập sâu rộng với thế giới, tham gia các tổ chức WTO, cộng đồng chung AEC thì nhu cầu tư vấn về pháp lý là vô cùng lớn. Luật sư giỏi ngoại ngữ và có kinh nghiệm quốc tế sẽ rất cần trong thời gian từ 10 đến 20 năm nữa. Khi nền kinh tế hội nhập, nhu cầu bảo vệ pháp lý của doanh nghiệp và cá nhân mỗi người tăng lên. Ý thức được việc cần đến luật sư riêng, doanh nghiệp cần đến nhóm nghề này dần trở nên phổ biến. Đây là cơ hội tốt cho những bạn đã học mà không theo nghề luật sư, đang làm tạm thời các công việc khác (kinh doanh hay buôn bán) trở lại trau dồi kiến thức và ngoại ngữ để đón đầu nhu cầu và xu hướng của nghề. Tuy nhiên, những trải nghiệm thương trường và từ chính những việc các bạn đã làm đều cho các bạn những kinh nghiệm quý báu. Dưới đây là bài học được rút ra từ chính trải nghiệm của anh Nguyên: Sau quá trình tham gia kinh doanh tại các doanh nghiệp, khi trở lại với nghề luật sư, anh nhìn nhận các vân đề của doanh nghiệp ở những góc khác hơn. Anh có kiến thức sâu hơn về kinh doanh, thị trường cộng với kiến thức sâu rộng về luật của mình, anh đã mang lại nhiều giá trị cho khách hàng khi tư vân các vân đề về tài chính, cơ câu lao động, chính sách. Những tư vân của anh thiết thực và sát sườn hơn hẳn những luật sư chưa từng tôi luyện ở môi trường doanh nghiệp.
Lời cuối cùng anh Nguyên muốn nhắn nhủ các bạn trẻ muốn theo nghề: “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, “một nghề cho chín còn hơn chín nghề". Luật sư là một nghề cao quý và cần nhiều thời gian để tích lũy kinh nghiệm. Các bạn cần vạch được đích đến và lộ trình rõ ràng của mình để kiên định đi trên con đường đó. Không có chiếc thang máy nào chở bạn đến thành công mà bạn buộc phải leo từng bậc cầu thang. Bạn hãy kiên nhẫn và kiên trì trên con đường đã chọn của mình.
Trích từ Cuốn sách: "Cẩm nang nghề nghiệp hiện đại" của tác giả Yến Đỗ
Bài viết khác
Chọn nghề theo năng lực, sở thích hay ý cha mẹ?
Ngày đăng: 03/05/2023 - Lượt xem: 4143
Vào mùa tuyển sinh, chủ đề chọn nghề, chọn trường luôn khiến các học sinh băn khoăn, khó đưa ra quyết định.
Xem thêm [+]Tuyển sinh năm 2023, mức độ cạnh tranh ngành Ngôn ngữ Hàn ra sao?
Ngày đăng: 26/03/2023 - Lượt xem: 933
Dự đoán, năm nay mức độ cạnh tranh vào ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc vẫn ở mức cao, tương đương năm ngoái.
Xem thêm [+]Ngành nghề nào sẽ 'lên ngôi' 5 năm tới?
Ngày đăng: 24/03/2023 - Lượt xem: 2693
Kinh doanh và quản lý, máy tính và công nghệ thông tin… là những lĩnh vực có tỉ lệ tuyển sinh cao nhất năm 2022...
Xem thêm [+]Phụ huynh, học sinh nên làm gì để hiểu ngành nghề dự định đăng ký?
Ngày đăng: 22/03/2023 - Lượt xem: 892
Trước mỗi mùa tuyển sinh, bên cạnh lo lắng thi cử, nhiều phụ huynh, sĩ tử cũng băn khoăn về việc lựa chọn ngành học đúng sở thích, vừa năng lực.
Xem thêm [+]Có nên học ngành Truyền Thông Đa Phương Tiện?
Ngày đăng: 21/01/2022 - Lượt xem: 3963
Ngành học Truyền Thông Đa Phương Tiện (Multimedia) là ngành học phổ biến hiện nay và có rất nhiều trường đào tạo. Vì thế, để tìm cho mình một nơi học tập tốt, ngoài việc tìm hiểu thông tin, bạn nên chú ý đến cơ hội thực hành, cơ hội nghề nghiệp của trường mà bạn chọn theo học. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO cập nhật thông tin này...
Xem thêm [+]7 ngành nghề cho những ai giỏi tiếng Pháp
Ngày đăng: 19/01/2022 - Lượt xem: 2078
Bạn rất đam mê học tiếng Pháp rất nhiều nhưng các bài viết trên các trang báo thời nay kể cho bạn nghe một tương lại không sáng lạng gì cho ngôn ngữ này. Vậy thì dưới đây là 7 nghề cho những ai không dám theo đuổi con đường Pháp văn vì sợ thất nghiệp.
Xem thêm [+]Học nghề gì để ra trường có việc làm luôn?
Ngày đăng: 19/01/2022 - Lượt xem: 2705
Thị trường lao động, tuyển dụng việc làm đang có sự dịch chuyển nhanh chóng. Một ngành nghề đang “hot” ở thời điểm hiện có thể sẽ trở lên lỗi thời ở tương lai. Sự thay đổi này khiến nhiều bạn trẻ, đặc biệt là các em học sinh THPT “lúng túng” không biết nên lựa chọn ngành học nào phù hợp với sở thích, điều kiện kinh tế gia đình và...
Xem thêm [+]Học tiếng Hàn làm nghề gì kiếm nhiều tiền nhất ?
Ngày đăng: 19/01/2022 - Lượt xem: 1852
Việc lựa chọn một nghề nghiệp phù hợp với bản thân không chỉ mang lại cho bạn một cuộc sống có mục tiêu, có định hướng hơn mà còn mang lại cho bạn một tâm trạng thoải mái, vui tươi khi làm bất kì công việc nào trong lĩnh vực mà bản thân mình đam mê, yêu thích. Chính vì lý do đó mà bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn khách quan hơn, liệu nghề...
Xem thêm [+]Top 5 ngành “Hái ra tiền” cho dân học tiếng Đức
Ngày đăng: 18/01/2022 - Lượt xem: 3498
Học tiếng Đức, cơ hội làm việc ra sao? Đó là câu hỏi của rất nhiều bạn khi bắt đầu chọn ngoại ngữ thứ hai để theo học. Tiếng Đức kén người học nhưng tiềm năng “gặt hái ra tiền” không thua kém các ngôn ngữ khác. Thậm chí, các nhà tuyển dụng sẵn sàng mở hầu bao nhiều hơn, cao hơn đối với các “những gà cưng” vừa biết tiếng Anh và...
Xem thêm [+]7 Nghề nghiệp liên quan đến Tiếng Anh có mức lương hấp dẫn
Ngày đăng: 18/01/2022 - Lượt xem: 1815
Đối với những người có năng lực Tiếng Anh xuất sắc, bạn sẽ rất có lợi thế khi tìm kiếm các cơ hội việc làm với mức lương hấp dẫn. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu 7 nghề nghiệp liên quan đến Tiếng Anh sau và biết đâu bạn có thể tìm thấy ngành nghề mơ ước trong tương lai.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công