[CG - Nguyễn Quốc Chư] Nghề Tuyển dụng nội bộ
Anh Nguyễn Quốc Chư - hiện đang là Trưởng phòng Tuyển dụng và Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom) , với hơn 10 năm làm trong nghề, sau đây là những chia sẻ của anh về thông tin cũng như kinh nghiệm của mình về vị trí Tuyển dụng nội bộ:
Tầm quan trọng của tuyển dụng nội bộ?
Tuyển dụng là một trong những nghiệp vụ quan trọng của công tác quản trị nguồn nhân lực. Nhân viên, nhân lực, nhân sự là một trong những yếu tố tiên quyết của mỗi cơ quan, tổ chức để triển khai các kế hoạch sản xuất, kinh doanh... Trong mọi trường hợp khởi sự, start-up hay mở rộng quy mô, phát triển sản xuất thì tuyển dụng là nghiệp vụ đầu tiên được cân nhắc, xem xét và tiến hành triển khai để đảm bảo đủ nguồn nhân lực cho doanh nghiệp hoạt động. Hoạt động tuyển dụng giúp cho doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu tăng trưởng và đảm bảo nguồn nhân lực đầy đủ cho sự vận hành, phát triển của doanh nghiệp.
Vai trò của tuyển dụng nội bộ?
Trong nghiệp vụ quản trị nguồn nhân lực, tuyển dụng là khâu đầu tiên trong quá trình tuyển chọn nhân sự. Người thực hiện nhiệm vụ tuyển dụng nội bộ sẽ tìm hiểu kỹ về từng nhu cầu tuyển dụng của đơn vị mình (các vị trí cần tuyển dụng mà các phòng ban yêu cầu), sau đó tiến hành triển khai các kênh thu hút, tìm kiếm, sàng lọc hồ sơ ứng viên, sắp xếp phỏng vấn giữa các bên (ứng viên và người sử dụng lao động) để trợ giúp người sử dụng lao động trong quá trình tìm được ứng viên phù hợp nhất với mình. Tuyển dụng viên chuyên nghiệp còn hỗ trợ các công tác đàm phán về chế độ đãi ngộ (lương, thưởng, phụ cấp, các chế độ khác) với ứng viên và làm các thủ tục hồ sơ cho ứng viên từ lúc chuẩn bị đi làm cho tới thời gian qua thử việc.
Nói cách khác, chuyên viên tuyển dụng thực hiện một trong những khâu gián tiếp hỗ trợ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chuyên viên tuyển dụng thực hiện việc tuyển dụng lao động có chất lượng và phù hợp với doanh nghiệp để thực hiện tốt công tác sản xuất ra sản phẩm dịch vụ có chất lượng phục vụ cho khách hàng.
>>Mô tả vị trí Tuyển dụng nội bộ
Yêu cầu về trình độ và kỹ năng mềm
Một số công ty tuyển dụng nhân viên từ trình độ Trung cấp, Cao đẳng trở lên. Trong quá trình đào tạo tại chỗ tại doanh nghiệp, thực tập sinh, nhân viên mới vào sẽ được kèm cặp và đào tạo. Tuy nhiên, do tình hình kinh doanh khốc liệt hiện nay và tình hình nhảy việc quá nhiều không chút đắn đo suy tính của người lao động đặc biệt là lao động trẻ, các bạn sinh viên mới ra trường từ 1 đến 5 năm kinh nghiệm, đa phần các công ty không muốn nhận người chưa có kinh nghiệm.
Doanh nghiệp vừa mât thời gian dài đào tạo, mât thời gian sản xuât kinh doanh, chi phí của doanh nghiệp và chỉ được một thời gian ngắn, những lao động này lại nhảy sang đơn vị khác. Chính những người lao động hay nhảy việc này phần nào đã làm xâu đi hình ảnh thế hệ lao động trẻ hiện nay trong con mắt nhà tuyển dụng.
Ngoài kỹ năng chuyên môn là hiểu rõ quy trình tuyển dụng, hiểu rõ cách lọc hồ sơ, phỏng vân ứng viên, vị trí tuyển dụng nội bộ đặc biệt cần kỹ năng giao tiếp, kỹ năng điều phối, sắp xếp, kỹ năng tổ chức phỏng vân hiệu quả, kỹ năng thuyết phục. Ví dụ đơn giản nhât là bạn cần tổ chức sắp xếp cuộc phỏng vân hiệu quả, phù hợp với thời gian của cả hai bên, ứng viên và người lao động. Thông tin trao đổi với ứng viên cần rõ ràng về vị trí tuyển dụng, thời gian và địa điểm phỏng vân. Người tuyển dụng nội bộ cũng chính là người mà ứng viên tiếp xúc đầu tiên của một công ty nên càng cần sự thể hiện chuyên nghiệp để có thể thu hút ứng viên đến với công ty mình.
Môi trường làm việc của vị trí tuyển dụng nội bộ
Vị trí tuyển dụng nội bộ thuộc nhóm văn phòng nên phần lớn thời gian người thực hiện vị trí này sẽ làm ở môi trường văn phòng. Tuy nhiên, tùy từng công ty và từng đợt tuyển dụng, để tuyển được số lượng lớn đội ngũ nhân sự trong một thời gian ngắn, chuyên viên tuyển dụng nội bộ cần sáng tạo ra các chiến dịch tuyển dụng tại các địa phương, các hội chợ việc làm. Lúc đó, cán bộ tuyển dụng cần phải chủ động giao tiếp, đặt quan hệ làm việc và triển khai các hoạt động quảng bá, thu hút lao động tại các địa phương, các hội chợ việc làm, ngày hội tuyển dụng, ngày hội hướng nghiệp trong các trường cao đẳng, đại học.
Cơ hội thăng tiến và ghi nhận xã hội về nghề
Trước tiên, người làm công tác tuyển dụng nội bộ thường quảng giao, có quan hệ rộng và được nhiều người quý mến, tìm đến để gửi gắm xin việc. Ngoài các ghi nhận của tổ chức, người làm giỏi nghề này sẽ có sự phát triển cá nhân vượt bậc về các kỹ năng phỏng vân, kỹ năng nhìn nhận và đánh người khác (những điều đã được tích lũy, tôi luyện trong suốt quá trình làm nghề). Đây chính là điểm cộng để cá nhân đó có những cơ hội vươn lên nấc thang cao hơn trong chính nghiệp vụ tuyển dụng từ nhân viên, tới chuyên viên, tới trưởng phòng tuyển dụng, giám đốc tuyển dụng ở các tập đoàn đa quốc gia, v.v. Ngoài ra, vị trí này còn có thể phát triển sự nghiệp bề ngang sang các chuyên môn quản trị nguồn nhân lực khác để lên tới vị trí trưởng phòng nhân sự, giám đốc nhân sự tại các công ty, các tập đoàn.
Thách thức khó khăn trong nghề
Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, thách thức lớn nhất của nghề là làm sao thu hút được lượng ứng viên chất lượng trong một thời gian ngắn nhất để tiến hành các công đoạn trong quy trình tuyển dụng. Việc này đặc biệt còn thách thức hơn với các công ty nhỏ, start-up, những công ty chưa có danh tiếng nhiều trên thị trường. Tâm lý ứng viên đặc biệt là lao động trẻ chỉ thích vào các công ty lớn, đa quốc gia, các tập đoàn nước ngoài, v.v. Lúc này, tuyển dụng nội bộ sẽ được thỏa sức phát huy tính sáng tạo của mình trong các kênh truyền thông để thu hút ứng viên. Nói cách khác, tuyển dụng nội bộ còn chính là một saleman (người bán hàng) đích thực - bán công việc của công ty mình cho ứng viên tiềm năng.
Thu nhập và đãi ngộ của vị trí Tuyển dụng nội bộ
Tùy theo chính sách mỗi công ty và khả năng của người lao động, thông thường mức lương của vị trí này chia ra cụ thể:
- Nhân viên Tuyển dụng: Cần độc lập thực thi triển khai các hoạt động tuyển dụng được giao dựa trên các nguồn lực sẵn có (tài nguyên, chi phí...). Lương tháng từ 3 đến 8 triệu/tháng.
- Chuyên viên Tuyển dụng: Cần có năng lực tham gia sâu vào quá trình đánh giá, lựa chọn ứng viên và tham vấn về việc lựa chọn chọn ứng viên. Chuyên viên tuyển dụng có thể hoàn thành công việc mà không cần đến tài nguyên, chi phí sẵn có của Công ty. Vị trí này có thể hướng dẫn công việc cho người khác và viết tài liệu hướng dẫn công việc. Ngoại ngữ là yêu cầu cần có ở trình độ này. Lương thường từ 8 đến 15 triệu/tháng.
- Chuyên viên tuyển dụng cao cấp: Có khả năng tuyển dụng nhân sự cấp cao mà không phụ thuộc vào tài nguyên, chi phí của Công ty. Người lên cấp độ này cần có khả năng thuyết phục, định hướng sự thay đổi của ứng viên. Khả năng độc lập đánh giá và lựa chọn ứng viên là một yêu cầu bắt buộc. Lương thường từ 10 đến 25 triệu/tháng.
- Trưởng Phòng/Phó Phòng Tuyển dụng: Có khả năng lên kế hoạch và giám sát, kiểm tra việc triển khai các hoạt động tuyển dụng tại doanh nghiệp. Cấp độ này cần đào tạo, kèm cặp và huấn luyện đội ngũ tuyển dụng của đơn vị mình. Lương thường từ 10 đến 40 triệu/tháng.
- Giám đốc Tuyển dụng: Có khả năng hoạch định chiến lược nguồn nhân lực, xây dựng các chương trình phát triển nguồn nhân lực, phát triển nguồn ứng viên (talent pool), phát triển các hệ thống đánh giá ứng viên qua các hệ thống test. Lương thường từ 20 đến 60 triệu/tháng.
Ngoài ra, một số công ty còn có chính sách thưởng dự án đối với những dự án tuyển dụng số lượng lớn nếu đội ngũ tuyển dụng tuyển đủ, đúng chất lượng và đúng yêu cầu về thời gian của công ty.
Xu hướng và nhu cầu về nghề
Cùng với sự phát triển của xã hội, đặc biệt nhóm dịch vụ đang ngày càng tăng lên, các vị trí hành chính, nhân sự trong đó có tuyển dụng vẫn luôn ở mức cao. Hoạt động tuyển dụng luôn là hoạt động cơ bản của công tác quản trị nguồn nhân lực, đặc biêt với tình trạng nhảy việc và ra vào nhiều hiện nay ở các công ty nên nhu cầu về vị trí này luôn ở mức cao. Ở các công ty vừa và nhỏ, khi chưa có đủ nguồn tài chính và độ rộng để chuyên môn hóa, nhân viên tuyển dụng thường kiêm luôn các công việc khác trong công tác nhân sự.
Lời khuyên của chuyên gia đối với các bạn trẻ và cá nhân có nguyện vọng theo nghề
Đây là một công việc thú vị vì nó cho phép bạn nâng cao kỹ năng và có nhiều cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp. Tuy nhiên, để làm tốt công việc này, các bạn cần kiên trì theo nghề, tự rèn luyện các kỹ năng đặc biệt là các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, trình bày, đàm phán thuyết phục (cái mà bạn sẽ phải thực hiện lặp đi lặp lại hàng ngày). Không phải công ty nào cũng có riêng bộ phận tuyển dụng (đặc biệt là ở những công ty nhỏ), và tuyển dụng là một trong những nghiệp vụ của công tác quản trị nhân sự. Tuy nhiên, đây lại là cơ hội tốt cho các bạn tham gia sâu và thường xuyên vào các nghiệp vụ quản trị nhân sự, từ đó có cái nhìn sâu và rộng hơn. Các bạn nên nắm bắt cơ hội, tự rèn luyện mình để có thể vươn tới các nấc thang mới trong sự nghiệp của mình.
- Theo chia sẻ của chuyên gia Nguyễn Quốc Chư (Trích Cẩm nang nghề hiện đại).
Bài viết khác
Ngành Kỹ thuật Xét nghiệm Y học
Ngày đăng: 20/11/2020 - Lượt xem: 322
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia phân tích việc làm ngành trong Y Dược cho biết, Xét nghiệm Y học là ngành học mang tính ứng dụng cao, có nhiều cơ hội việc làm và tiềm năng phát triển. Vậy Xét nghiệm Y học là gì? Hãy tìm hiểu cùng Hướng nghiệp GPO nhé!
Xem thêm [+]Lập trình viên Blockchain
Ngày đăng: 29/10/2020 - Lượt xem: 675
Theo Tạp chí Forbes, Việt Nam có thể trở thành trung tâm ứng dụng công nghệ Blockchain mới của khu vực và trên thế giới. Chính điều đó đã khẳng định sự phát triển mạnh mẽ cũng như cơ hội việc làm hấp dẫn dành cho các Blockchain Developer. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu về ngành này nhé.
Xem thêm [+]Những điều cần biết về nghề y tá ở Mỹ
Ngày đăng: 25/09/2020 - Lượt xem: 212
Mặc dù trong các bệnh viện, chúng ta chỉ hướng sự tập trung đến các vị bác sĩ trong những bộ đồ màu trắng, nhưng thực ra những nhân viên y tá mới là những người dành nhiều thời gian cho bệnh nhân nhất và họ luôn đảm bảo rằng bệnh nhân nhận được sự chăm sóc cần thiết.
Xem thêm [+]Mobile Developer – nghề dành cho bạn trẻ đam mê công nghệ
Ngày đăng: 17/09/2020 - Lượt xem: 1159
Theo báo cáo Thị trường quảng cáo Việt Nam, số liệu mới nhấtđược Adsota phát hành, thị trường Việt Nam hiện có đến 43,7 triệu người đang sử dụng các thiết bị smartphone trên tổng số dân 97,4 triệu dân, đạt tỉ lệ 44.9%, lọt top 15 thị trường có số lượng người dùng smartphone cao nhất thế giới. Chính điều đó đã kéo theo sự phát triển...
Xem thêm [+]Top 5 nghề lương cao dành cho dân Công nghệ thông tin năm 2020
Ngày đăng: 17/09/2020 - Lượt xem: 1277
Theo TopDev, năm 2019 Việt Nam thiếu đến 90.000 nhân sự ngành Công nghệ thông tin, trong năm 2020 con số này đã tăng đến hơn 400.000 nhân sự và ước tính là 500.000 vào năm 2021. Chính điều đó đã khẳng định, Công nghệ thông tin là một trong những ngành khát nhân lực nhất Việt Nam. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO điểm tên “top 5” nghề lương cao dành cho các bạn...
Xem thêm [+]Tổng quan nghề Thẩm định giá
Ngày đăng: 13/08/2020 - Lượt xem: 1302
Theo ông Phạm Văn Bình – Trưởng phòng quản lý thẩm định giá, Cục quản lý giá, Bộ Tài chính cho biết: “Qua số liệu thống kê những năm gần đây ngành nghề Thẩm định giá đạt mức tăng trưởng đột biến, vượt cả các doanh nghiệp Kiểm toán mặc dù Thẩm định giá là nghề phát triển sau”. Chính điều đó đã khẳng định sự phát triển mạnh mẽ...
Xem thêm [+]Tìm hiểu về nghề hộ sinh
Ngày đăng: 30/07/2020 - Lượt xem: 672
Hộ sinh (tiếng anh là Midwife hoặc Birthing) là ngành liên quan đến các vấn đề sinh nở. Những hộ sinh (hay còn gọi là “bà đỡ”) sẽ hỗ trợ các y bác ...
Xem thêm [+]4 Nghề nghiệp có khả năng bị thay thế bằng AI trong tương lai
Ngày đăng: 16/07/2020 - Lượt xem: 2270
Với những ứng dụng trong mọi mặt của đời sống, AI - Trí tuệ nhân tạo được coi là chiếc cầu nối tới tương lai. Tuy nhiên, sự phát triển ...
Xem thêm [+]Business Analyst (BA) – Chuyên viên phân tích nghiệp vụ
Ngày đăng: 11/07/2020 - Lượt xem: 1229
Chắc hẳn trong số chúng ta vẫn thường nghe đến vị trí BA của một dự án nào đó nhưng lại không rõ về các công việc của vị trí này.
Xem thêm [+]Cơ hội việc làm của ngành Xã hội học trong tương lai
Ngày đăng: 07/07/2020 - Lượt xem: 1200
Ngành Xã hội học là một ngành có vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu và phát triển của xã hội. Nếu bạn vẫn đang băn khoăn không biết liệu học ngành này ra trường sẽ...
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
TIN MỚI
- Đọc sách giống như chọn bạn đời: Tìm được phương pháp đọc phù hợp nhất mới mong thu được lợi ích
- Nữ sinh tốt nghiệp đại học danh giá vẫn thất nghiệp, "cắn răng&đi làm lao công 20 tiếng/ngày nhưng lương tháng chỉ 5 triệu
- 5 thú vui mỗi ngày giúp bạn thành công trong công việc
- 5 lời khuyên phải nhớ để tránh khởi nghiệp kinh doanh thất bại
- Bốn hành vi biến người bình thường thành CEO, theo nghiên cứu trên 2.600 nhà lãnh đạo
- Giao tiếp bằng lời nói – kỹ năng mềm quan trọng trong mọi ngành nghề
- Những ngành nghề cần nhân lực trong năm 2021
- 4 ngành học chỉ làm ở nhà cũng thu nhập khủng, không bao giờ lo thất nghiệp