[CG - Nguyễn Văn Bằng] Nghề kỹ sư viễn thông
Anh Nguyễn Văn Bằng hiện là Phó trưởng phòng nhân sự, công ty Viễn thông Quốc tế (VNPT-I). Anh bằng đã có hơn 20 năm kinh nghiệm ở VNPT-I tại các vị trí kỹ sư viễn thông từ năm 1998, từ vị trí kỹ thuật viên, kinh qua các vị trí như tổ trưởng tổ chuyển mạch, phó trưởng đài chuyển mạch quốc tế, trước khi chuyển sang công tác ở phòng nhân sự. Sau đây, anh xin chia sẻ kinh nghiệm nghề nghiệp của mình, về những thăng trầm với nghề này như sau:
Kỹ sư viễn thông là ai?
Là người tổ chức, quản lý và điều hành việc vận hành, khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa toàn bộ các trang thiết bị lắp đặt tại đơn vị theo đúng quy trình quy phạm, chỉ tiêu kỹ thuật của ngành, Công ty và Trung tâm; Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Trung tâm về các nội dung công việc được giao.
Kỹ sư viễn thông làm những công việc gì?
Kỹ sư viễn thông trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ tác nghiệp để đảm bảo các hệ thống thông tin viễn thông được chạy trơn tru, thông suốt. Trong quá trình thực hiện công việc, kỹ sư viễn thông cần kiểm tra kỹ thuật của các thiết bị viễn thông, đảm bảo thông báo kịp thời về các sự cố cho các bên liên quan can thiệp kịp thời. Kỹ sư viễn thông có thể làm việc ở các mảng lĩnh vực như sau:
- Lĩnh vực mạng, viễn thông: Ngoài việc làm chủ các thiết bị truyền tin trên toàn cầu như hệ thống truyền dẫn: Cáp quang, vệ tinh, hệ thống truyền tin không dây (wireless) v.v. Kỹ sư viễn thông cần nắm rõ hoạt động của các thiết bị định tuyến, chuyển mạch tổng đài...
- Lĩnh vực định vị dẫn đường: Đây là một lĩnh vực hết sức quan trọng đối ngành Hàng không và Hàng hải. Để mỗi chuyến bay cất cánh, hạ cánh an toàn, bay ở đúng tầm cao là công sức không chỉ của tổ bay mà còn của những thành viên các trạm kiểm soát không lưu đặt khắp nơi trên mặt đất. Đảm bảo cho hàng nghìn chuyến bay, tàu thuỷ hoạt động an toàn là công việc của những kỹ sư điện tử viễn thông làm việc trong lĩnh vực định vị dẫn đường.
- Lĩnh vực điện tử y sinh: Các máy móc, thiết bị điện tử hiện đại trong lĩnh vực y tế và sinh học đều cần sự hiện diện của những kỹ sư Điện tử Viễn thông làm công tác vận hành cũng như tu sửa máy móc.
- Lĩnh vực âm thành, hình ảnh: Sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực âm thanh, hình ảnh cũng có một phần đóng góp quan trọng của các kỹ sư ngành điện tử viễn thông như việc thiết kế ra các trang thiết bị nghe nhìn, điều chỉnh âm độ các thiết bị thu âm v.v.
Ở Việt Nam, ngành điện tử viễn thông đang đóng vai trò quan trọng, tích cực đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Chính vì vậy nhu cầu về nhân lực trong ngành này không bao giờ thừa.
Công việc này có cần kinh nghiệm ?
Để thực hiện được công việc này, nhân sự bắt buộc phải có kinh nghệm (khoảng 3 năm để khởi đầu và 5 năm để thành thục): Kinh nghiệm từ thực tiễn, trực tiếp tham gia khai thác, vận hành các hệ thống thiết bị (vị trí kỹ thuật viên).
Đối với những người mới vào nghề chưa có kinh nghiệm thì cần thực hiện tốt những công việc trực tiếp vận hành, bảo dưỡng các hệ thống thiết bị, không ngừng học hỏi kinh nghiệm, nâng cao trình độ, tiếp thu công nghệ mới, phát triển các kỹ năng mềm, ngoại ngữ.
Theo chuyên gia Nguyễn Văn Bằng: Kinh nghiệm đóng vai trò rất quan trọng. Ví dụ: Trong lĩnh vực viễn thông, tần suất các lỗi thiết bị xảy ra có cùng nguyên nhân tương đối lớn, do vậy kinh nghiệm để xử lý vô cùng quan trọng, nhiều khi làm giảm đáng kể công sức để khắc phục.
Quan hệ công việc
Trong Công ty: Kỹ sư viễn thông sẽ báo cáo công việc với Trưởng đài, điều hành trung tâm, các vấn đề liên quan tới các hệ thống thiết bị, mạng lưới và chất lượng dịch vụ trong phạm vi Đài được giao nhiệm vụ quản lý. Ngoài ra, sẽ thường xuyên trao đổi công việc với đồng nghiệp ngang cấp trong đơn vị và ngoài đơn vị, như: Trao đổi công việc với các phòng chức năng của trung tâm trong các lĩnh vực chuyên môn, tổ chức nhân sự, kế hoạch, tài chính, tiếp thị bán hàng nhằm thực hiện tốt các công việc, nhiệm vụ được giao; Trao đổi công việc với các đơn vị sản xuất trong và ngoài trung tâm trong việc phối hợp quản lý các dự án, điều hành xử lý các chướng ngại thông tin trên mạng lưới, tổ chức thử nghiệm và phát triển các dịch vụ khách hàng, điều hành công tác chất lượng mạng lưới.
Ngoài Công ty: Kỹ sư viễn thông có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan an ninh thông tin để đảm bảo an toàn thông tin và an ninh quốc gia (theo sự chỉ đạo của Trung tâm và Công ty); Thường xuyên giữ mối quan hệ với các cơ quan quản lý nhà nước về viễn thông như: Cục Viễn thông, Sở Thông tin truyền thông, các doanh nghiệp viễn thông.
Quan hệ với các đơn vị trong và ngoài VNPT về lĩnh vực hoạt động của Công ty, cụ thể: Thường xuyên giữ mối quan hệ với các đơn vị trong VNPT: VMS, VNP, VTN, VNPT các tỉnh trong việc phối hợp điều hành xử lý mạng lưới nội địa, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng sử dụng dịch vụ Quốc tế; Điều hành việc liên hệ với các đối tác quốc tế có kết nối dịch vụ trong phạm vi giải quyết các sự cố liên quan đến các hướng kết nối quốc tế.
Thời gian làm việc của kỹ sư viễn thông
Thời gian làm việc của kỹ sư viễn thông khá đặc biệt, có thể làm việc giờ hành chính hoặc theo ca, thường xuyên trực (điện thoại, email) và ngoài giờ hành chính đảm bảo việc điều hành thông tin liên lạc (24h/24h) vì vậy, chịu sự điều động đột xuất (trong 24 giờ/ngày) khi có sự cố khẩn cấp về thông tin liên lạc và các công việc đột xuất khác.
Môi trường và điều kiện làm việc
Công việc của kỹ sư viễn thông thường xuyên tiếp xúc với máy móc như: Máy fax, máy in, điện thoại và các thiết bị văn phòng khác; Hệ thống thiết bị NGN, VoIP, STP, AXE, OTN, IPCC, IP-PBX, VSAT-IP, IP Core, I-VPN, TDM-IP và máy đo. Với một số môi trường làm việc độc hại, người lao động sẽ được đơn vị trang bị quần áo bảo hộ lao động, dép, giày, áo mưa... Để làm tốt nghề này, người kỹ sư cần luôn nỗ lực quan sát và lắng nghe.
Rủi ro và thách thức
Sự chuyển đổi mô hình từ nhà cung cấp dịch vụ viễn thông sang mô hình phát triển theo xu hướng tích hợp ICT (công nghệ thông tin và truyền thông) của các doanh nghiệp viễn thông sẽ gặp nhiều khó khăn thách thức. Không phải doanh nghiệp nào cũng thành công trong việc chuyển đổi mô hình.
Trong kỷ nguyên cách mạng công nghệ mới 4.0, đặc biệt là sự phát triển như vũ bão của internet, ngành viễn thông sẽ bị đe dọa mạnh mẽ bởi xu hướng hội tụ giữa viễn thông và công nghệ thông tin đang tạo ra những sản phẩm, giải pháp quy mô lớn, thông minh hơn được ứng dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế, xã hội. Các dịch vụ OTT (over-the-top content) phát triển mạnh tác động rất lớn đến các dịch vụ viễn thông truyền thống, người dùng chỉ phải trả cước phí một lần thuê bao internet, không phải trả cho các ứng dụng OTT. Những vị trí quản lý cấp trung về viễn thông, viễn thông truyền thống đã dần dần được thay thế bằng công nghệ thông tin, xu hướng tích hợp viễn thông-công nghệ thông tin, thông minh là những thách thức, trở ngại lớn đối với những vị trí “quản lý viễn thông truyền thống”.
Vì vậy, nhân sự ngành này cần phát triển bản thân bằng cách luôn nắm bắt thời cơ, xu hướng công nghệ, dịch vụ viễn thông mới, luôn luôn đổi mới, tự hoàn thiện bản thân, mạnh dạn mở rộng kết nối, đề xuất ý tưởng, tìm kiếm sự ủng hộ phù hợp với ý tưởng của mình của cấp trên; Chủ động bổ sung kiến thức công nghệ thông tin thông qua đào tạo, nghiên cứu xu hướng mạng thông minh; Nâng cao khả năng ngoại ngữ...
Về việc tự hoàn thiện, nâng cao nghiệp vụ, người lao động có thể tham gia các khóa đào tạo, như: CCNA (Cisco Certified Network Associate), CCNP (Cisco Certified Network Professional); Đào tạo về khai thác hệ thống thiết bị tại Malaysia, Singapore, Mỹ (Mỹ là quốc gia có chuyên môn tốt nhất và đào tạo tốt nhất về viễn thông và công nghệ thông tin).
Người lao động nên học thêm 1 ngoại ngữ vì sẽ có cơ hội trong nghề nghiệp. Hiện một số nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc... là những quốc gia rất mạnh về viễn thông nên họ cũng sản xuất nhiều hệ thống thiết bị viễn thông.
“Vào những năm 1992-2000, điện thoại truyền thống sử dụng chuyển mạch kênh giữ vai trò chủ đạo, sau đó là sự phát triển của điện thoại giá rẻ (Voice Over IP) ứng dụng trên nền IP đã buộc tôi phải nghiên cứu, nâng cao trình độ bằng những khóa đào tạo về IP, quản trị mạng để có thể hiểu, quản lý và điều hành hệ thống tổng đài điện thoại tại Công ty”, chuyên gia Nguyễn Văn Bằng chia sẻ về sự cần thiết phải trau dồi, học hỏi không ngừng để đáp ứng yêu cầu của công việc.
Thu nhập và cơ hội thăng tiến
Thu nhập của một kỹ sư viễn thông dao động trong khoảng từ 10.000.000 đến 30.000.000 đồng/người/tháng. Ngoài lương ra, vị trí này có cơ hội thu nhập thêm, ví dụ có thể tư vấn, thết kế những mạng nội bộ cho tổ chức, cơ quan quy mô nhỏ.
Ngoài ra, người lao động cũng có cơ hội tìm việc ở nước ngoài như: Lào, Myanmar, các nước Châu Phi (Mozambique), Trung Mỹ (Haiti). Các thị trường này hiện rất khát các kỹ sư viễn thông kinh nghiệm. nhập ước tính tại các thị trường này từ 12.000 đến 25.000 USD/năm.
Để đạt được những bước tiến mới, những nấc thang mới trong sự nghiệp (thay đổi bậc lương, bổ nhiệm lên chức vụ cao hơn), kỹ sư viễn thông cần phải đảm bảo những điều kiện đáp ứng tiêu chuẩn năng lực của vị trí. Bạn có thể xác định trở thành một chuyên gia viễn thông, công nghệ thông tin hoặc tiến tới các chức vụ như: Trưởng phòng, Phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật, Giám đốc. Mỗi vị trí sẽ được quy hoạch theo giai đoạn 5 năm, được đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng tiêu chuẩn năng lực vị trí quy hoạch. Lúc đó, các bạn cần bồi dưỡng thêm kỹ năng quản lý cho mình.
Xu hướng nghề nghiệp - lời khuyên chuyên gia
Kỹ sư viễn thông tốt nghiệp ra trường sẽ phù hợp với các Công ty viễn thông - công nghệ thông tin, truyền thông.
Giống như tất cả các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông trên thế giới, xu hướng phát triển của IoT (Internet of things) và smartcity đặt ra nhiều cơ hội, bởi mạng viễn thông chính là hạ tầng kết nối của mọi thiết bị. Tuy nhiên, cơ hội lớn hơn rất nhiều lại nằm ở các giải pháp, dịch vụ cung cấp trên nền hạ tầng đó, phục vụ cho việc kết nối, liên thông các lĩnh vực của một thành phố thông minh. Đây cũng chính là cơ hội lớn đối với các kỹ sư viễn thông, công nghệ thông tin.
Tại Việt Nam: Trong chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035, Chính phủ đã xác định 3 nhóm ngành công nghiệp lựa chọn ưu tiên phát triển, gồm: Công nghiệp chế biến chế tạo, ngành điện tử và viễn thông, năng lượng mới và năng lượng tái tạo. Như vậy, ngành viễn thông được dự báo vẫn có nhu cầu cao về nhân sự.
Theo dự báo kinh tế thế giới 2020, xu hướng phát triển một số ngành kinh tế của Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội
Quốc gia: Trong 15 năm tới, để có được lợi nhuận, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông trên thị trường viễn thông toàn cầu cần tập trung phát triển các sản phẩm mới. Những sản phẩm trong tương lai của họ sẽ không thể chỉ đơn thuần là dịch vụ về đường truyền và các cuộc gọi... Do vậy, xu hướng phát triển mới tập trung vào việc cung cấp các dịch vụ nội dung và các dịch vụ khác sẽ đòi hỏi sự hợp tác nhiều hơn nữa, không chỉ giữa các công ty dịch vụ điện thoại và các nhà cung cấp, các đối tác mà còn giữa các công ty điện thoại và khách hàng. Hơn 85% các công ty viễn thông mong muốn khách hàng sẽ tham gia nhiều hơn nữa vào việc phát triển sản phẩm trong tương lai 15 năm tới. Khách hàng không chỉ tham gia phát triển sản phẩm mới mà còn góp phần hiệu quả trong lĩnh vực marketing sản phẩm.
Ngành viễn thông còn chứng kiến sự thay đổi trong quan hệ giữa các công ty điện thoại và những nhà cung cấp thiết bị. Các kỹ sư mạng vẫn có vai trò quan trọng nhưng số lượng sẽ giảm khi các mạng được tiêu chuẩn hoá và trở nên dễ vận hành hơn. Việc cung cấp những dịch vụ nội dung đòi hỏi sự sáng tạo, khả năng am hiểu tâm lý khách hàng, kỹ năng marketing và khả năng thiết lập, quản lý hợp đồng thương mại. Các bạn trẻ yêu nghề nên nắm bắt xu thế và cập nhật kiến thức mới để có những cơ hội việc làm tốt trong tương lai.
- Trích từ Cuốn sách: "Cẩm nang nghề nghiệp hiện đại" của tác giả Yến Đỗ
Bài viết khác
Chọn nghề theo năng lực, sở thích hay ý cha mẹ?
Ngày đăng: 03/05/2023 - Lượt xem: 4811
Vào mùa tuyển sinh, chủ đề chọn nghề, chọn trường luôn khiến các học sinh băn khoăn, khó đưa ra quyết định.
Xem thêm [+]Tuyển sinh năm 2023, mức độ cạnh tranh ngành Ngôn ngữ Hàn ra sao?
Ngày đăng: 26/03/2023 - Lượt xem: 1043
Dự đoán, năm nay mức độ cạnh tranh vào ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc vẫn ở mức cao, tương đương năm ngoái.
Xem thêm [+]Ngành nghề nào sẽ 'lên ngôi' 5 năm tới?
Ngày đăng: 24/03/2023 - Lượt xem: 3029
Kinh doanh và quản lý, máy tính và công nghệ thông tin… là những lĩnh vực có tỉ lệ tuyển sinh cao nhất năm 2022...
Xem thêm [+]Phụ huynh, học sinh nên làm gì để hiểu ngành nghề dự định đăng ký?
Ngày đăng: 22/03/2023 - Lượt xem: 1019
Trước mỗi mùa tuyển sinh, bên cạnh lo lắng thi cử, nhiều phụ huynh, sĩ tử cũng băn khoăn về việc lựa chọn ngành học đúng sở thích, vừa năng lực.
Xem thêm [+]Có nên học ngành Truyền Thông Đa Phương Tiện?
Ngày đăng: 21/01/2022 - Lượt xem: 4168
Ngành học Truyền Thông Đa Phương Tiện (Multimedia) là ngành học phổ biến hiện nay và có rất nhiều trường đào tạo. Vì thế, để tìm cho mình một nơi học tập tốt, ngoài việc tìm hiểu thông tin, bạn nên chú ý đến cơ hội thực hành, cơ hội nghề nghiệp của trường mà bạn chọn theo học. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO cập nhật thông tin này...
Xem thêm [+]7 ngành nghề cho những ai giỏi tiếng Pháp
Ngày đăng: 19/01/2022 - Lượt xem: 2251
Bạn rất đam mê học tiếng Pháp rất nhiều nhưng các bài viết trên các trang báo thời nay kể cho bạn nghe một tương lại không sáng lạng gì cho ngôn ngữ này. Vậy thì dưới đây là 7 nghề cho những ai không dám theo đuổi con đường Pháp văn vì sợ thất nghiệp.
Xem thêm [+]Học nghề gì để ra trường có việc làm luôn?
Ngày đăng: 19/01/2022 - Lượt xem: 2874
Thị trường lao động, tuyển dụng việc làm đang có sự dịch chuyển nhanh chóng. Một ngành nghề đang “hot” ở thời điểm hiện có thể sẽ trở lên lỗi thời ở tương lai. Sự thay đổi này khiến nhiều bạn trẻ, đặc biệt là các em học sinh THPT “lúng túng” không biết nên lựa chọn ngành học nào phù hợp với sở thích, điều kiện kinh tế gia đình và...
Xem thêm [+]Học tiếng Hàn làm nghề gì kiếm nhiều tiền nhất ?
Ngày đăng: 19/01/2022 - Lượt xem: 2022
Việc lựa chọn một nghề nghiệp phù hợp với bản thân không chỉ mang lại cho bạn một cuộc sống có mục tiêu, có định hướng hơn mà còn mang lại cho bạn một tâm trạng thoải mái, vui tươi khi làm bất kì công việc nào trong lĩnh vực mà bản thân mình đam mê, yêu thích. Chính vì lý do đó mà bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn khách quan hơn, liệu nghề...
Xem thêm [+]Top 5 ngành “Hái ra tiền” cho dân học tiếng Đức
Ngày đăng: 18/01/2022 - Lượt xem: 4177
Học tiếng Đức, cơ hội làm việc ra sao? Đó là câu hỏi của rất nhiều bạn khi bắt đầu chọn ngoại ngữ thứ hai để theo học. Tiếng Đức kén người học nhưng tiềm năng “gặt hái ra tiền” không thua kém các ngôn ngữ khác. Thậm chí, các nhà tuyển dụng sẵn sàng mở hầu bao nhiều hơn, cao hơn đối với các “những gà cưng” vừa biết tiếng Anh và...
Xem thêm [+]7 Nghề nghiệp liên quan đến Tiếng Anh có mức lương hấp dẫn
Ngày đăng: 18/01/2022 - Lượt xem: 1986
Đối với những người có năng lực Tiếng Anh xuất sắc, bạn sẽ rất có lợi thế khi tìm kiếm các cơ hội việc làm với mức lương hấp dẫn. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu 7 nghề nghiệp liên quan đến Tiếng Anh sau và biết đâu bạn có thể tìm thấy ngành nghề mơ ước trong tương lai.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công