[CG - Nguyễn Vũ] Nghề bác sĩ chuyên khoa
Tiến sỹ, bác sĩ nội trú Nguyễn Vũ giảng viên Bộ môn Ngoại - Đại học Y Hà Nội, Chủ tịch Câu lạc bộ thầy thuốc trẻ - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Phó Trưởng khoa Khoa Ngoại Thần kinh - Cột sống - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Phó bí thư Đoàn - Đại Học Y Hà Nội, người đã có gần 20 năm cống hiến sự nghiệp bác sĩ nội trú tại bệnh viện Đại học Y Hà nội chia sẻ với độc giả của GPO về nghề bác sĩ.
Chân dung một bác sĩ
Các bác sĩ là người chịu trách nhiệm cao nhất về quy trình khám và điều trị cho bệnh nhân. Một ngày làm việc của bác sĩ không đơn thuần chỉ là 8 tiếng. Thông thường, một ngày làm việc của bác sĩ bắt đầu từ 6 giờ 30 sáng, tức là ca trực đầu tiên. Khi đó, nhiệm vụ của họ là thăm lại bệnh nhân cũ rồi giao ban chuyên môn, tùy từng chuyên ngành cụ thể sẽ có những công việc cụ thể khác nhau. Bác sĩ Ngoại khoa phải trực đêm thì sau giờ giao ban chuyên môn, họ sẽ được nghỉ ngơi. Bác sĩ Nội khoa thì họ sẽ chịu trách nhiệm khám bệnh tại các phòng khám. Xen kẽ các thời gian đó, bác sĩ phải đọc sách để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Thông thường ở các bệnh viện có uy tín, bác sĩ bắt buộc phải “đi buồng” 2 lần để thăm bệnh nhân. Ngoài ra, nếu có phát sinh bất thường thì bác sĩ cũng phải có mặt ngay lập tức. Có thể nói, bác sĩ là nghề cực kỳ bận rộn, nhiều áp lực và phải tiếp xúc với những đối tượng rất đặc biệt.
Vai trò của bác sĩ
Đặc thù của bác sĩ là tiếp xúc với người bệnh - những người đang trong tình trạng ốm đau, mệt mỏi và gia đình của họ - những người đang trong tình trạng lo lắng, bất an. Do đó, bác sĩ phải là người có tâm lý rất tốt, ngoài chuyên môn của mình thì phải có khả năng giao tiếp tốt, khả năng động viên và trấn an người bệnh và gia đình của họ.
Hiện nay, quan niệm bệnh nhân là “khách hàng” - tức bệnh nhân là trung tâm đã được đặt ra trong hệ thống các bệnh viện. Để hệ thống bệnh viện vận hành tốt, bác sĩ là người quyết định về mặt thương hiệu, uy tín, đặc biệt là chuyên môn của mỗi bệnh viện. Như vậy, bác sĩ là đối tượng quyết định chính về hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của mỗi bệnh viện.
Yêu cầu về trình độ học vấn, bằng cấp và chứng chỉ chuyên môn
Các bác sĩ đều phải học rất sâu về một chuyên ngành nào đó. Tại Việt Nam, hệ bác sĩ nội trú cần học tối thiểu là 9 năm. Thực tế, không có nhiều bác sĩ học 6 năm ra trường lại có thể hành nghề ngay được. Đa phần là các bạn sẽ hoàn thiện về mặt lý thuyết, sau đó các bạn sẽ về các cơ sở để học thêm và làm việc tại đó khoảng 18 tháng thì mới được cấp chứng chỉ hành nghề. Do đó, thông thường cần thời gian 9 năm là các bạn có thể cứng cáp và tự tin hành nghề. Có những chuyên ngành chuyên sâu phải đi học ở nước ngoài để hoàn thiện cả về mặt lý thuyết lẫn thực hành. Các bác sĩ dù đã có chứng chỉ vẫn phải thường xuyên trau dồi để nâng cao tay nghề. Ở nhiều nước phát triển, họ sẽ kiểm tra lại trình độ của các bác sĩ 2 năm một lần hoặc có thể dựa vào những hội nghị, hội thảo có phản biện mà người đó tham gia để đánh giá.
Trình độ ngoại ngữ là bắt buộc đối với bác sĩ. Ngôn ngữ thông thường được sử dụng nhiều trong y tế là tiếng Anh và tiếng Pháp. Do đó, ngoại ngữ của bác sĩ ít nhất cũng phải đạt trình độ giao tiếp cơ bản, đọc tài liệu tốt.
Kỹ năng cần có đối với bác sĩ
Kỹ năng mềm đặc biệt quan trọng với bác sĩ. Đầu tiên là kỹ năng giao tiếp, lắng nghe. Đã là bác sĩ thì phải biết cách tạo dựng lòng tin cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân để họ tin tưởng vào kết quả khám cũng như lộ trình điều trị. Khi người bệnh tin tưởng thì họ sẽ yên tâm điều trị và những lo lắng của bệnh nhân sẽ giảm đi, tạo tâm lý thoải mái hơn, thuận lợi hơn cho quá trình khám chữa bệnh. Ở Việt Nam, khi bệnh nhân mắc bệnh, họ thường có xu hướng giấu giếm, thậm chí ngay cả với các bác sĩ. Chính vì thế, việc tạo tâm lý thoải mái cho bệnh nhân là yếu tố hết sức quan trọng, đòi hỏi ở người bác sĩ khả năng giao tiếp khéo léo và tinh tế.
Tiếp theo là kỹ năng quan sát: Phải quan sát người bệnh để thu nhặt các triệu chứng, xem người bệnh có những bất thường gì hay không, đi lại sinh hoạt ra sao để giúp cho quá trình điều trị. Nhiều khi, có những triệu chứng bệnh mà chính bản thân bệnh nhân cũng không biết. Do đó, bác sĩ phải hết sức chú ý để có thể nhận biết được chúng. Ngoài ra, bác sĩ cũng cần quan sát, trao đổi với người nhà bệnh nhân để xem tâm tư nguyện vọng của họ là gì, bởi đôi khi quyết định điều trị tại bệnh viện hay chuyển nơi khám chữa bệnh khác lại là do người nhà bệnh nhân đưa ra.
Bác sĩ không phải là nghề có thể làm việc độc lập. Nhiều ca bệnh khó cần đến sự hội chẩn của nhiều bác sĩ ở nhiều chuyên khoa khác nhau. Hơn nữa, trong quá trình điều trị, các bác sĩ cũng cần sự hỗ trợ rất lớn từ phía đội ngũ điều dưỡng viên (y tá) và hộ lý. Chính vì thế, người bác sĩ phải có kỹ năng phối hợp nhóm cũng như khả năng điều hành, lãnh đạo tốt.
Thực tế việc “coi khách hàng là trung tâm” hiện nay ở các bệnh viện
Người Việt Nam ta có câu “Lương y như từ mẫu”. Đây không chỉ là lời khen tặng, tôn vinh nghề y mà hơn hết là lời nhắc nhở các bác sĩ phải luôn tuân thủ y đức. Ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam, các sinh viên y khoa trước khi ra trường phải đọc Lời thề Hippocrates. Đây vừa là lời cam kết, lại vừa là kim chỉ nam để các bác sĩ trong khi hành nghề không để lạc mất chính mình.
Nghề y về bản chất chính là một loại hình dịch vụ mà bệnh nhân chính là khách hàng. Trong khi các ngành dịch vụ khác luôn ý thức được rằng họ phải coi khách hàng là trung tâm thì ở nước ta, do nhiều nguyên nhân mà người bệnh vẫn chưa được đối xử một cách xứng đáng.
Vấn đề này hiện nay đã được cải thiện rất nhiều. Có những bệnh viện được đánh giá cao về mặt giao tiếp, làm hài lòng người bệnh như Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Để đạt được điều đó, ngoài yếu tố chủ quan là bản thân các cán bộ nhân viên bệnh viện thì còn cần đảm bảo một số tiêu chí như không quá tải, môi trường làm việc lành mạnh và trình độ người bác sĩ phải đạt chuẩn. Bệnh nhân cần sự chia sẻ và thấu hiểu từ phía bác sĩ. Mỗi một bệnh nhân đến, bác sĩ cần phải hiểu rằng người bệnh đang có bệnh, đang rất khó chịu và đau đớn. Để có thể chia sẻ và quan tâm thực sự đến họ thì họ sẽ cảm nhận được tình cảm đó và sẽ an tâm để điều trị hơn. Điều tiếp theo, mục đích cuối cùng của bệnh nhân đến bệnh viện là để khám và chữa bệnh. Do đó đội ngũ bác sĩ phải có chuyên môn giỏi, phải khám tốt, chữa bệnh hiệu quả và hạn chế tối đa những suy nghĩ không cần thiết, thiếu lành mạnh.
Môi trường làm việc
Bác sĩ chủ yếu làm việc trong bệnh viện và các cơ sở khám chữa bệnh, nghiên cứu. Hiện nay, toàn bộ các hệ thống bệnh viện đều quá tải, nhất là các bệnh viện tuyến trên. Vì thế, các cơ sở khám chữa bệnh, các bệnh viện tuyến dưới cần có cơ sở vật chất và nhân lực để đủ sức san sẻ gánh nặng, qua đó đảm bảo môi trường làm việc. Thứ hai, cần có hệ thống đăng ký tiếp đón bệnh nhân ban đầu để đảm bảo công bằng, trật tự cho môi trường khám và điều trị bệnh nhân.
Khó khăn thách thức trong nghề
Do đặc thù công việc liên quan trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng con người nên các bác sĩ thường xuyên phải chịu áp lực rất lớn. Một sai lầm dù là nhỏ nhất ở bất kỳ khâu nào trong quá trình khám chữa bệnh đều có thể gây ra hậu quả không thể cứu vãn. Thế nhưng con người khó tránh khỏi sai sót và khi đó, dù vấn đề nghiêm trọng đến đâu, người bác sĩ đều phải can đảm đứng lên nhận trách nhiệm về mình và cố gắng hết sức để khắc phục hậu quả.
Khó khăn tiếp theo của nghề này là vấn đề giờ giấc. Các bác sĩ thường xuyên phải trực đêm tại bệnh viện tùy theo lịch phân công. nhưng, cho dù đã về đến nhà sau một ngày dài làm việc, họ đôi khi vẫn phải bật dậy ngay giữa đêm mỗi lúc có sự cố khẩn cấp xảy ra.
Các bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải trong khi bệnh nhân ai cũng muốn mình phải được chữa ngay. Điều này dẫn đến thực trạng bệnh nhân bức xúc và đòi hỏi thái quá, thậm chí có cả những hành động bạo lực, hành hung đội ngũ y bác sĩ gần đây ở một số bệnh viện gây ra bất an và rất nhiều khó khăn cho đội ngũ y, bác sĩ trong quá trình hành nghề.
Cơ hội thăng tiến của bác sĩ
Bác sĩ không nhất thiết phải thăng tiến về công danh mà sẽ thăng tiến về trình độ nghề nghiệp, mức độ chuyên sâu về nghề được đồng nghiệp đánh giá và được người trong cùng chuyên ngành ghi nhận. Có 2 hướng để phát triển nghề nghiệp đó là nâng cao chuyên môn hoặc theo ngạch quản lý. Một bệnh viện muốn phát triển tốt thì cần những nhà quản lý giỏi. Tuy nhiên, uy tín của bệnh viện lại phụ thuộc hoàn toàn vào chất lượng của đội ngũ làm chuyên môn, chính là những bác sĩ giỏi tay nghề.
Ghi nhận, giải thưởng đối với nghề bác sĩ
Có nhiều giải thưởng để vinh danh khen thưởng bác sĩ như những giải của câu lạc bộ thầy thuốc trẻ, hội nghị chuyên ngành của từng chuyên khoa,... Trong nước, phần thưởng lớn nhất cho nghề y nói chung đó là các danh hiệu Thầy thuốc nhân dân và Thầy thuốc ưu tú do Nhà nước trao tặng cho các cá nhân có cống hiến lớn lao với nghề. Ngày 27-2 hàng năm được Việt Nam chọn là Ngày thầy thuốc Việt Nam để tôn vinh và tri ân các thày thuốc, y, bác sĩ giỏi và những người làm việc trong ngành Y tế Việt Nam có nhiều thành tựu và đóng góp cho ngành và xã hội.
Cao hơn, trên trường quốc tế, giải thưởng danh giá nhất chính là giải Nobel Y học, tiếp đó có lẽ là Giải thưởng Lasker được ví như giải Nobel Y học của Mỹ.
Xu hướng, nhu cầu nguồn nhân lực tương lai của nghề bác sĩ
Với thực trạng quá tải các bệnh viện trên toàn quốc và nhu cầu xã hội về chữa trị, khám bệnh, chăm sóc sức khỏe hiện nay ở Việt Nam, hiện nay đào tạo trong nước chưa đáp ứng đủ số lượng bác sĩ đủ tiêu chuẩn hành nghề. Tuy nhiên, anh Vũ cũng chia sẻ lo lắng của mình về thực trạng xã hội bây giờ có khá nhiều cơ sở đào tạo chưa đủ tiêu chuẩn đang đào tạo ra rất nhiều bác sĩ và có cả những trường chưa đủ khả năng để đào tạo. Bác sĩ khi đi học phải có một môi trường cọ xát thật tốt, tiếp xúc với nhiều bệnh và với các người bệnh thì mới giỏi lên được bởi bao giờ cũng cần một quá trình tích lũy.
đức cũng là vấn đề được đặt lên hàng đầu đối với ngành y. Nếu không được rèn luyện, tu dưỡng đạo đức tốt, người bác sĩ dễ dàng bị sa ngã bởi những cám dỗ vật chất và quên đi chức năng nhiệm vụ của mình: đó là chữa bệnh cứu người, “lương y như từ mẫu”.
Lời khuyên của chuyên gia dành cho các bạn trẻ muốn theo nghề
Có một lời khuyên: Nếu bạn muốn trở nên vô cùng giàu có thì đừng làm bác sĩ hoặc là đừng bao giờ nghĩ là bạn có thể thay đổi được thế giới nếu bạn là bác sĩ. Vì thế, nếu muốn trở nên giàu có hoặc muốn làm cái gì đó lớn lao to tát, thay đổi cả thế giới thì tốt nhất không nên ghi danh vào trường Y.
Các bạn muốn thi vào trường Y thì đầu tiên, bạn phải xác định đây là một nghề rất vất vả, nhiều áp lực, thời gian học rất dài và vẫn phải liên tục học tập ngay cả khi đã ra trường. Thứ hai, bạn cần có tình yêu với nghề, cần có sự bền bỉ, kiên trì. Ngoài ra, bạn cần phải tỉ mỉ cẩn thận và hết sức cẩn trọng vì công việc này liên quan tới tính mạng con người, không thể vội vàng, cẩu thả, qua loa được.
- Theo chuyên gia Nguyễn Vũ (Trích Cẩm nang nghề nghiệp hiện đại).
Bài viết khác
Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Ngày đăng: 13/01/2025 - Lượt xem: 47
Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Xem thêm [+]“Chạy đua” IELTS từ tiểu học, học sinh vất vả, phụ huynh tốn kém ra sao?
Ngày đăng: 07/01/2025 - Lượt xem: 71
Nhiều phụ huynh cho con học IELTS sớm để vào trường tốt, nhưng việc này có thể gây căng thẳng, vì học sinh ở độ tuổi này chưa đủ kiến thức và sức bền.
Xem thêm [+]Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Ngày đăng: 06/01/2025 - Lượt xem: 83
Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Xem thêm [+]Nhiều trường đại học top đầu ở Tp.HCM "chốt" phương án tuyển sinh 2025
Ngày đăng: 04/01/2025 - Lượt xem: 201
Các trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM, Đại học Khoa học Tự nhiên Tp.HCM và nhiều trường đại học khác đã công bố phương án tuyển sinh 2025.
Xem thêm [+]Thi tốt nghiệp THPT 2025: Đề thi phải hạn chế khả năng "đoán mò" của thí sinh
Ngày đăng: 14/12/2024 - Lượt xem: 180
Liên quan đến Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, lần đầu tiên được tổ chức theo chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tăng thời gian làm bài thi của các môn lựa chọn và có giải pháp hạn chế khả năng "đoán mò" trong dạng thức câu hỏi đúng, sai.
Xem thêm [+]Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Ngày đăng: 02/12/2024 - Lượt xem: 179
Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Xem thêm [+]Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 216
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 197
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 157
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 203
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công