[CG - Nguyễn Xuân Hồng] Nghề biên dịch viên
Chia sẻ của chuyên gia về nghề Biên dịch viên
Anh Nguyễn Xuân Hồng - Biên dịch viên tự do với hơn 20 năm theo đuổi công việc biên dịch, anh đã có hơn 90 tác phẩm dịch được xuất bản cả trong và ngoài nước, bằng cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh và thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau: Văn học, dân tộc học, y học, xây dựng, kỹ thuật, báo chí, điện ảnh, văn hóa - nghệ thuật, hồi ký người nổi tiếng (Lý Quang Diệu, trùm chứng khoán Jordan Belfort, Thatcher)... Trong số các tác phẩm dịch đã xuất bản này, có những tác phẩm thuộc diện best-seller như các tác phẩm của Dan Brown (Biểu tượng thất truyền năm 2010, Hỏa ngục năm 2013) và nhiều tác phẩm đã được giới thiệu rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng (Hỏa ngục, Suy nghĩ vẩn vơ của kẻ nhàn rỗi, Việt Nam ngày nay: Chuyện mưu sinh, Lý Quang Diệu...). Với hơn 20 năm chinh chiến trong nghề biên dịch, anh xin chia sẻ lại kinh nghiệm trong nghề:
>>Mô tả công việc biên dịch viên
Tầm quan trọng của Biên dịch trong chuỗi sản xuất, dịch vụ
Biên dịch là khâu quan trọng nhât trong quá trình chuyển tải nội dung văn bản, tài liệu từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt hoặc ngược lại. Do đó, vai trò của dịch giả, biên dịch viên có ý nghĩa quyết định đến thành công hay thât bại của một tài liệu dịch. Nó góp phần làm giàu nguồn thông tin, sách báo, tài liệu khoa học và chuyển ngữ sang tiếng Việt giúp độc giả Việt Nam có thể tiếp cận và tiếp thu toàn bộ nguồn tri thức khổng lồ của nhân loại bằng tiếng mẹ đẻ.
Yêu cầu về trình độ, bằng cấp:
Để làm công việc dịch thuật thì có lẽ cứ sử dụng thành thạo ngoại ngữ là đã có thể dịch. Trên thực tế ở Việt Nam cũng đã có một số ân phẩm do những người trẻ và thậm chí rât trẻ dịch và được xuât bản. Dĩ nhiên, những ân phẩm này (xét về mặt ngôn ngữ) ở mức độ phù hợp với khả năng lĩnh hội và truyền tải của những người dịch ây. Nhưng để xử lý những tác phẩm, tài liệu phức tạp về ngôn ngữ, từ vựng, câu trúc cũng như kiến thức chuyên môn thì chắc chắn phải cần đến những người dịch tối thiểu cũng phải có trình độ từ đại học hoặc tương đương trở lên bởi dịch thuật là công việc đòi hỏi một yếu tố rât quan trọng mà chúng ta không thể học nhanh chóng ở đâu được - đó là vốn sống.
Thực tế, công việc dịch thuật không đòi hỏi trình độ chuyên môn cụ thể gì nhưng một yêu cầu bắt buộc là phải thành thạo ít nhât một ngoại ngữ. Yêu cầu về ngoại ngữ đối với công việc biên dịch phải ở mức thành thạo trở lên. Tuy nhiên, nếu áp theo chuẩn cụ thể thì có lẽ ở mức IELTS > 7.0 đối với tiếng Anh, N1 đối với tiếng Nhật. Có lẽ, ngoài năng lực chuyên môn về ngoại ngữ và kiến thức nền cũng như chuyên ngành, công việc dịch thuật tài liệu, văn bản, ân phẩm hiện tại ở Việt Nam không đòi hỏi phải có chứng chỉ gì kèm theo và thực tế cũng chưa có cơ quan chức năng nào ra những quy định đối với công việc biên dịch và những tiêu chí đi kèm, bao gồm cả các chứng chỉ phải có.
Về cơ bản, không kể các cơ sở đào tạo chuyên sâu về ngoại ngữ thì mặt bằng trình độ ngoại ngữ chung của sinh viên Việt Nam hiện nay khi tốt nghiệp ra trường là ở mức trung bình thấp và chắc chắn là không đáp ứng được yêu cầu công việc có liên quan đến ngoại ngữ chứ chưa nói đến việc dịch thuật, biên dịch. Thậm chí, kỹ năng giao tiếp cơ bản bằng ngoại ngữ lại càng kém.
Đối với người làm công việc dịch thuật, thành thạo được càng nhiều ngoại ngữ càng có lợi. “Đối với cá nhân tôi, ngoài tiếng Anh, tôi chọn học và trau dồi tiếng Trung cũng như kiến thức về Hán - Nôm bởi chắc chắn phần này sẽ giúp tôi nâng cao rất nhiều hiểu biết của mình về ngôn ngữ tiếng Việt (trong đó 80% từ vựng có gốc Hán), qua đó sử dụng tiếng Việt chuẩn xác, phong phú cũng như cô đọng, hàm súc hơn khi xử lý các văn bản dịch”- Anh Hồng chia sẻ.
Biên dịch viên cần có những kỹ năng gì?
Các kỹ năng chính mà người làm công việc biên dịch cần rèn luyện và tích lũy là: Kỹ năng tra cứu, sàng lọc thông tin; kỹ năng làm việc độc lập; kỹ năng tập trung cao độ; kỹ năng quản lý thời gian cá nhân... Quan trọng nhất cần tích lũy với người làm công việc dịch thuật là kỹ năng tìm kiếm - tra cứu - sàng lọc và lựa chọn nguồn tin. Làm công việc biên dịch, mọi “nghi ngờ” khi xử lý văn bản, tài liệu đều cần phải được tra cứu, tìm hiểu kỹ càng, thấu đáo.
Để làm tốt công việc biên dịch, trình độ chuyên môn tất yếu phải có là ngoại ngữ. Dịch giả hay biên dịch viên phải đạt trình độ ngoại ngữ ở mức độ thông thạo. Bên cạnh đó, nếu dịch giả, biên dịch viên có trình độ chuyên môn sâu về một vài lĩnh vực cụ thể thì càng thuận lợi cho công việc.
Ngoài ra, trong môi trường công nghệ phát triển như hiện nay, người làm công tác biên dịch cũng rất cần có kỹ năng tìm kiếm, sàng lọc các nguồn thông tin trên môi trường Internet để hỗ trợ thêm cho công việc của mình.
Những phẩm chất cần có của Biên dịch viên
Đối với công việc biên dịch, những phẩm chât cơ bản mà người lao động phải rèn luyện là: Cẩn thận - nhẫn nại - chịu khó tìm tòi, tra cứu và cầu thị. Phẩm chât quan trọng nhât cần với người làm công việc dịch thuật là sự cẩn thận. Làm công việc biên dịch, mọi “nghi ngờ” khi xử lý văn bản, tài liệu đều cần phải được tra cứu, tìm hiểu kỹ càng, thâu đáo. Công việc dịch thuật không thể dung nạp những cá nhân cẩu thả, chủ quan, thiếu kiên trì, bền bỉ.
Có lẽ, phẩm chât khó tìm thây nhât hiện nay là sự kiên trì, bền bỉ để theo đuổi con đường trở thành dịch giả chuyên nghiệp. Đây là một trong những lý do khiến cho ở Việt Nam, nhiều người có trình độ tiếng Anh rât tốt (có hàng triệu người học tiếng Anh, được đào tạo tiếng Anh bài bản và có hệ thống từ bé) nhưng số lượng người có thể dịch thuật không nhiều và số người trở thành dịch giả chuyên nghiệp lại càng ít. Uực tế, thị trường của lĩnh vực dịch thuật vẫn còn rât thiếu đội ngũ dịch giả làm việc có chât lượng và hiệu quả. Phẩm chât thường thây nhât ở các ứng viên, (nhât là những người trẻ) là sự tự tin và nhiệt huyết ban đầu. Lý do là vì thế hệ trẻ được đào tạo tốt về ngoại ngữ và cũng có nhiều điều kiện tốt hơn để trau dồi bộ môn này; Nhờ nắm vững ngoại ngữ nên họ rât tự tin; Và người trẻ bao giờ cũng nhiệt huyết vì họ luôn có khát khao cống hiến và quan trọng là được thể hiện mình nên họ ít khi nói “không” với bât kỳ công việc gì được giao trong lĩnh vực mà họ ứng tuyển. Nhưng chính những điều này dẫn đến việc thiếu đi yếu tố tập trung và chuyên sâu ở thế hệ trẻ ngày nay, đặc biệt ở thế hệ Y và Z sắp tới.
Không có cách nào để dễ dàng có được những phẩm chât cần thiết như kể trên ngoài việc mỗi người phải luôn cầu thị và có ý thức không ngừng học hỏi, tự trau dồi, rèn luyện để khắc phục nhược điểm, phát huy thế mạnh và hình thành thêm những phẩm chât cần thiết mà bản thân chưa có. Khi đã hình thành và phát triển được những phẩm chât cần thiết cho công việc của mình, thì những phẩm chât đó đã trở thành “nét tính cách”, thành thói quen, thành ý thức “ăn vào máu” mỗi người mà chắc chắn sẽ càng ngày càng được mài sắc nếu tiếp tục theo đuổi công việc.
Nghề này có đề cao đạo đức?
Quy tắc đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp quan trọng nhất đối với nghề biên dịch là không được cẩu thả. Tiếp đó là phải trung thực, không gian dối, tuyệt đối không sử dụng sức lao động của người khác nhưng lại nhận công lao về mình khi sự đóng góp của mình không nhiều. Tôi nhấn mạnh điều này bởi trong thực tế, có người đứng tên nhận dịch một tác phẩm, tài liệu nhưng giao/thuê lại những người khác làm và vẫn đứng danh ở vị trí dịch giả.
Nghề này yêu cầu kinh nghiệm như thế nào?
Để làm được công việc biên dịch, kinh nghiệm là một vốn rất quý. Kinh nghiệm ở đây bao gồm cả kinh nghiệm xử lý văn bản, kinh nghiệm lựa chọn từ ngữ và đặc biệt quan trọng là kinh nghiệm sống (vốn sống) bởi có rất nhiều điều phải có sự từng trải trong cuộc sống mới thấu hiểu và truyền tải đúng vào ngôn từ được. Thực tế, với công việc biên dịch, không cần có thâm niên kinh nghiệm mới có thể khởi đầu và làm thành thục được. Những người mới vào nghề dịch thuật hoàn toàn có thể làm tốt công việc nếu có trình độ ngoại ngữ vững vàng, kiến thức nền và kiến thức chuyên môn tốt. Nhưng để theo đuổi công việc dịch thuật lâu dài thì cần luôn cầu thị, chú ý học hỏi, rèn luyện các kỹ năng mềm và luôn “mở mắt, mở lòng” để trải nghiệm cuộc sống, tích lũy vốn sống.
Kinh nghiệm quan trọng nhất trong công việc biên dịch là kinh nghiệm xử lý văn bản bằng tiếng nước ngoài. Thực tế, ngôn ngữ nào cũng có sự uyển chuyển, linh hoạt với cách sử dụng từ ngữ, cấu trúc phong phú, linh hoạt riêng nên người giỏi đến mấy cũng không thể tự tin rằng mình hiểu hoàn toàn ngoại ngữ ấy như hiểu chính tiếng mẹ đẻ của mình. Và không phải cứ những văn bản nhiều biệt ngữ, nhiều từ hiếm, nhiều thuật ngữ chuyên ngành, nhiều câu phức mới là khó mà rất nhiều văn bản có những câu đơn giản, từ ngữ thông dụng nhưng nếu chỉ dịch đơn thuần về mặt từ vựng thì sẽ rất ngô nghê. Do đó, dịch giả, biên dịch viên có kinh nghiệm là người nhận ra được những “cái bẫy” là những câu từ đơn giản nhưng ngữ nghĩa từ vựng (nghĩa đen) ngô nghê khi chuyển dịch này để cẩn trọng tìm hiểu kỹ càng xem ý nghĩa đích thực của chúng là gì và có phương án xử lý phù hợp.
Mối quan hệ giữa năng lực và chuyên môn mà Biên dịch viên cần có
Xét về mối quan hệ giữa năng lực chuyên môn và các kỹ năng khác trong công việc biên dịch thì năng lực chuyên môn (bao gồm ngoại ngữ, kiến thức nền và kiến thức chuyên ngành) có thể xem như nền tảng. Các kỹ năng khác có thể xem như “tay nghề kỹ thuật” để xây dựng các công trình trên nền tảng sẵn có. Do đó, nền tảng càng vững và “tay nghề” càng cao thì người lao động càng có khả năng xây được những “công trình” vững chãi, hoàn hảo và nếu coi mỗi văn bản/tác phẩm dịch phải xử lý là một “tầng” thì càng có khả năng kiến tạo được nhiều tầng.
Thu nhập của nghề Biên dịch viên
Hiện nay không có bảng lương chính xác cho công tác biên dịch sách, tài liệu, nhưng xét bình quân, thu nhập của một người làm biên dịch (nếu giả sử người đó làm toàn thời gian và công việc là liên tục) mỗi tháng dao động từ 7 triệu (mới vào nghề) đến 20 triệu hoặc cao hơn (người làm lâu năm, có kinh nghiệm, uy tín).
Bằng việc tích lũy kinh nghiệm, xây dựng uy tín và hình thành một phong cách làm việc chuyên nghiệp, người làm công tác biên dịch sẽ dần dần có được “thương hiệu” cá nhân. Khi đó cơ hội thỏa thuận những hợp đồng dịch thuật tốt với các điều khoản tốt về nhuận dịch sẽ tăng lên.
Môi trường làm việc của Biên dịch viên như thế nào ?
Công việc biên dịch tài liệu chủ yếu được thực hiện tại các bộ phận phải xử lý tài liệu bằng tiếng nước ngoài hoặc làm công tác đối ngoại. Xét theo mức độ thường xuyên của công việc thì các đơn vị sau đây thường phải tiến hành biên dịch tài liệu: Cơ quan thông tân - báo chí (bộ phận tin quốc tế), viện nghiên cứu (bộ phận khai thác tài liệu), các nhà xuât bản (bộ phận văn học nước ngoài hoặc sách đối ngoại), công ty, doanh nghiệp có quan hệ hợp tác với nước ngoài (bộ phận dự thảo hợp đồng và hợp tác quốc tế).
Đối với một biên dịch viên tự do, quan hệ hợp tác - đối tác thường xuyên nhất là với các nhà xuất bản. Ngoài ra, còn có các cơ quan thông tấn, báo chí, công ty luật, trung tâm dịch thuật...
Các công ty có nhu cầu sử dụng Biên dịch viên
Trên thực tế, có thể khẳng định rằng công tác dịch thuật cần có ở tất cả các đơn vị có quan hệ hợp tác với nước ngoài hoặc làm công tác đối ngoại. Ngoài ra, nếu các đơn vị (dù không có quan hệ hợp tác với nước ngoài) có nhu cầu khai thác tài liệu bằng tiếng nước ngoài cũng cần đến người làm công tác biên dịch.
Theo yêu cầu của công việc, những nhóm ngành sau đây thường phải sử dụng nhân lực có khả năng về biên dịch tài liệu: Cơ quan thông tấn - báo chí (bộ phận tin quốc tế), các nhà xuất bản (bộ phận văn học nước ngoài hoặc sách đối ngoại), viện nghiên cứu (bộ phận khai thác tài liệu), trung tâm dịch thuật.
Cơ hội của nghề Biên dịch viên
Nếu không tính đến yếu tố tài chính thì đối với công việc dịch thuật tự do, cơ hội tốt nhất, lớn nhất trong công việc là làm giàu vốn kiến thức và không ngừng được trau dồi kỹ năng ngoại ngữ, ngôn ngữ của mình.
Cơ hội đào tạo nâng cao trình độ đối với người làm công tác dịch thuật tiếng Anh là các khóa học về ngôn ngữ tiếng Anh chuyên sâu và tốt nhất là tại các nước sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ bản địa (Anh, Mỹ, Úc). Ngoài ra, các khóa tập huấn ngắn hạn nhằm trang bị kiến thức nền, thuật ngữ chuyên ngành của một lĩnh vực cụ thể nào đó cũng rất hữu ích.
Để nắm bắt cơ hội phát triển và mở rộng công việc, cần bắt đầu từ chữ TÍN, bao gồm tạo dựng sự tín nhiệm, tin cậy từ các đối tác và xây dựng uy tín cá nhân của bản thân. Làm được như vậy thì cơ hội công việc sẽ dễ dàng phát triển do “một đồn mười, mười đồn trăm”.
Các nấc thang thăng tiến trong nghề
Công việc biên dịch tự do thực tế không có sự phân câp bậc. Sự thăng tiến về chức vụ trong nghề là hoàn toàn không có. Thay đổi về lương cũng không rõ ràng vì đơn giá biên dịch tương đối ổn định và khung nhuận dịch chênh lệch không đáng kể.
Đối với công việc biên dịch tự do, để đạt được những bước tiến mới trong nghề (chủ yếu là về lương, cụ thể là nhuận dịch), người làm công tác biên dịch phải xây dựng được uy tín cá nhân của mình trong nghề. Chỉ có tạo dựng được vị thế như một biên dịch viên uy tín, trách nhiệm và có chât lượng thì mới có nhiều cơ hội việc làm và mới có thể thỏa thuận được mức nhuận dịch tốt trong các hợp đồng dịch thuật. Ghi nhận của độc giả, của xã hội với những tác phẩm dịch có chât lượng chính là vinh quang cho nghề biên dịch.
Xu hướng nhu cầu của ngành trong 5 năm tới
Theo ý kiến cá nhân của anh Hồng, xu hướng nhu cầu về biên dịch viên chuyên nghiệp trong 5 năm tới ở Việt Nam sẽ vẫn cao (nhât là trong ngành xuât bản), bởi khi Việt Nam càng hội nhập sâu với thế giới thì nhu cầu biên dịch ân phẩm, tài liệu giữa tiếng Việt và tiếng nước ngoài càng cao. Trong khi đó, những người có khả năng ngoại ngữ và có đủ kiên trì để theo đuổi công việc dịch thuật chuyên nghiệp như một nghề không phải là nhiều (do những đặc thù riêng có của nghề này là: Tốn nhiều thời gian để tích lũy kinh nghiệm, cần vốn kiến thức sâu rộng, giá trị vật chât nhận về chưa chắc đã như mong muốn).
Trong kỷ nguyên cách mạng công nghệ mới 4.0, đặc biệt là sự phát triển như vũ bão của internet, liệu vị trí Biên dịch viên có nguy cơ đe dọa bị công nghệ thay thế hay không?
Ở một số quốc gia người ta đã phát triển các ứng dụng, phần mềm dịch thuật chuyên nghiệp nhưng trên thực tế, tât cả những phần mềm dịch thuật này đều không thể thay thế được con người bởi dịch thuật là công việc mang tính sáng tạo và nghệ thuật (trong việc sử dụng ngôn từ). Điều này chỉ có con người làm được chứ máy móc, công nghệ chưa thể thay thế. Nếu chỉ dựa vào phần mềm dịch thuật (google translate) thì chắc chắn bản dịch sẽ rất cứng nhắc, thiếu sự chau truốt, bay bổng, linh hoạt của ngôn ngữ.
Trở ngại, thách thức của nghề Biên dịch viên
Trở ngại, thách thức lớn nhất đối với người làm công việc biên dịch là quỹ thời gian. Lý do là thực tế gần như không có dịch giả nào làm công việc biên dịch toàn thời gian mà đều chỉ là làm thêm ngoài giờ (Kể cả các nhà xuất bản, các cơ quan nghiên cứu có dịch tài liệu thường xuyên cũng không có nhân sự chỉ chuyên trách và hưởng lương từ công việc biên dịch). Do đó, thời gian dành cho công việc dịch thuật thường là quỹ thời gian còn dư “ngoài giờ” và đây cũng là thời gian lẽ ra dành cho việc nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động nhưng được “tận dụng”. Xét về lâu dài, điều này không lợi cả cho sức khỏe của người làm công việc biên dịch cũng như chất lượng công việc bởi lúc đã mệt mỏi, cần nghỉ ngơi mà lại phải tiếp tục làm công việc mang tính sáng tạo. Đây vẫn là một bất cập chưa có lời giải hoàn chỉnh. Từ kinh nghiệm cá nhân anh Hồng, anh đã chia sẻ lời khuyên như sau: Để trở thành dịch giả chuyên nghiệp cần cố gắng bố trí, sắp xếp quỹ thời gian trong ngày hợp lý nhất có thể với điều kiện của cá nhân để vừa hoàn thành nhiệm vụ chính của mình, vừa có thể theo đuổi được công việc dịch thuật mà mình yêu thích.
Rủi ro khi làm nghề Biên dịch viên
Có lẽ, đối với công việc biên dịch, rủi ro lớn nhất là để xảy ra sai sót do chủ quan, thiếu cẩn trọng bởi khi có được kinh nghiệm và uy tín trong nghề, người ta rất dễ nảy sinh tâm lý kiêu ngạo từ đó chủ quan. Và sai lầm này chính là nguy cơ dẫn tới những sai sót trong công việc. Một bản dịch sai sót, cẩu thả là “tai họa” với độc giả và chắc chắn sẽ là “thảm họa” với sự nghiệp dịch thuật của người làm công tác này.
Để tránh mắc phải sai lầm này, người làm công tác dịch thuật cần luôn ý thức rằng: Uy tín càng cao thì tổn hại mà người làm công tác dịch thuật phải hứng chịu do sự chủ quan của cá nhân dẫn tới sai sót trong dịch thuật sẽ càng lớn. Do đó, mỗi tài liệu mà mình nhận xử lý cần luôn được xem là một tác phẩm mà mình đem uy tín nghề nghiệp của mình ra bảo lãnh nên không thể để xảy ra sai sót do chủ quan, cẩu thả.
Lời khuyên dành cho các bạn trẻ quan tâm và muốn theo nghề Biên dịch viên
Dịch thuật, cụ thể là biên dịch sách, là nghề đòi hỏi phải thực sự yêu thích vì có rất nhiều lý do gây nản khi dịch sách như: Ngôn từ khó, bí cách dịch, tiền công thấp, thời gian không nhiều và không liền mạch (ít ai chỉ ngồi dịch sách mà thường dịch là công việc tranh thủ làm thêm)... Vì thế, với kinh nghiệm của mình, tôi khuyên các bạn trẻ muốn theo đuổi nghề dịch thì phải thật kiên trì và làm việc nghiêm túc, có trách nhiệm. Bù lại, các bạn sẽ luôn được mở mang kiến thức, cập nhật vốn tiếng Anh hoặc ngoại ngữ mà các bạn chuyên sâu và có hạnh phúc khi đón nhận “những đứa con tinh thần” của mình chào đời.
- Trích từ Cuốn sách: "Cẩm nang nghề nghiệp hiện đại" của tác giả Yến Đỗ
Bài viết khác
Chọn nghề theo năng lực, sở thích hay ý cha mẹ?
Ngày đăng: 03/05/2023 - Lượt xem: 4837
Vào mùa tuyển sinh, chủ đề chọn nghề, chọn trường luôn khiến các học sinh băn khoăn, khó đưa ra quyết định.
Xem thêm [+]Tuyển sinh năm 2023, mức độ cạnh tranh ngành Ngôn ngữ Hàn ra sao?
Ngày đăng: 26/03/2023 - Lượt xem: 1053
Dự đoán, năm nay mức độ cạnh tranh vào ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc vẫn ở mức cao, tương đương năm ngoái.
Xem thêm [+]Ngành nghề nào sẽ 'lên ngôi' 5 năm tới?
Ngày đăng: 24/03/2023 - Lượt xem: 3047
Kinh doanh và quản lý, máy tính và công nghệ thông tin… là những lĩnh vực có tỉ lệ tuyển sinh cao nhất năm 2022...
Xem thêm [+]Phụ huynh, học sinh nên làm gì để hiểu ngành nghề dự định đăng ký?
Ngày đăng: 22/03/2023 - Lượt xem: 1031
Trước mỗi mùa tuyển sinh, bên cạnh lo lắng thi cử, nhiều phụ huynh, sĩ tử cũng băn khoăn về việc lựa chọn ngành học đúng sở thích, vừa năng lực.
Xem thêm [+]Có nên học ngành Truyền Thông Đa Phương Tiện?
Ngày đăng: 21/01/2022 - Lượt xem: 4185
Ngành học Truyền Thông Đa Phương Tiện (Multimedia) là ngành học phổ biến hiện nay và có rất nhiều trường đào tạo. Vì thế, để tìm cho mình một nơi học tập tốt, ngoài việc tìm hiểu thông tin, bạn nên chú ý đến cơ hội thực hành, cơ hội nghề nghiệp của trường mà bạn chọn theo học. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO cập nhật thông tin này...
Xem thêm [+]7 ngành nghề cho những ai giỏi tiếng Pháp
Ngày đăng: 19/01/2022 - Lượt xem: 2265
Bạn rất đam mê học tiếng Pháp rất nhiều nhưng các bài viết trên các trang báo thời nay kể cho bạn nghe một tương lại không sáng lạng gì cho ngôn ngữ này. Vậy thì dưới đây là 7 nghề cho những ai không dám theo đuổi con đường Pháp văn vì sợ thất nghiệp.
Xem thêm [+]Học nghề gì để ra trường có việc làm luôn?
Ngày đăng: 19/01/2022 - Lượt xem: 2889
Thị trường lao động, tuyển dụng việc làm đang có sự dịch chuyển nhanh chóng. Một ngành nghề đang “hot” ở thời điểm hiện có thể sẽ trở lên lỗi thời ở tương lai. Sự thay đổi này khiến nhiều bạn trẻ, đặc biệt là các em học sinh THPT “lúng túng” không biết nên lựa chọn ngành học nào phù hợp với sở thích, điều kiện kinh tế gia đình và...
Xem thêm [+]Học tiếng Hàn làm nghề gì kiếm nhiều tiền nhất ?
Ngày đăng: 19/01/2022 - Lượt xem: 2037
Việc lựa chọn một nghề nghiệp phù hợp với bản thân không chỉ mang lại cho bạn một cuộc sống có mục tiêu, có định hướng hơn mà còn mang lại cho bạn một tâm trạng thoải mái, vui tươi khi làm bất kì công việc nào trong lĩnh vực mà bản thân mình đam mê, yêu thích. Chính vì lý do đó mà bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn khách quan hơn, liệu nghề...
Xem thêm [+]Top 5 ngành “Hái ra tiền” cho dân học tiếng Đức
Ngày đăng: 18/01/2022 - Lượt xem: 4229
Học tiếng Đức, cơ hội làm việc ra sao? Đó là câu hỏi của rất nhiều bạn khi bắt đầu chọn ngoại ngữ thứ hai để theo học. Tiếng Đức kén người học nhưng tiềm năng “gặt hái ra tiền” không thua kém các ngôn ngữ khác. Thậm chí, các nhà tuyển dụng sẵn sàng mở hầu bao nhiều hơn, cao hơn đối với các “những gà cưng” vừa biết tiếng Anh và...
Xem thêm [+]7 Nghề nghiệp liên quan đến Tiếng Anh có mức lương hấp dẫn
Ngày đăng: 18/01/2022 - Lượt xem: 1995
Đối với những người có năng lực Tiếng Anh xuất sắc, bạn sẽ rất có lợi thế khi tìm kiếm các cơ hội việc làm với mức lương hấp dẫn. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu 7 nghề nghiệp liên quan đến Tiếng Anh sau và biết đâu bạn có thể tìm thấy ngành nghề mơ ước trong tương lai.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công