[CG - Nikolay Paspopov] Nghề phi công
Nikolay Paspopov, quốc tịch Nga, hiện là Cơ trưởng trên các chuyến bay của Vietjet Air đã có 17 năm kinh nghiệm trong nghề. Chỉ tính riêng ở Vietjet Air, Nikolay đã có tới 6.000 giờ bay, trong đó có 3.500 giờ với tư cách cơ trưởng.
Nhiệm vụ người cơ trưởng
Người cơ trưởng phải chịu trách nhiệm toàn bộ các công việc nhằm đảm bảo máy bay vận hành an toàn, ổn định và chính xác, tức là kể từ khi máy bay vẫn còn nằm trên mặt đất. Nhiệm vụ hàng đầu của người cơ trưởng luôn luôn là phải đảm bảo an toàn cho chuyến bay. Đồng hành với cơ trưởng trong buồng lái là cơ phó. Người cơ phó đôi khi có thể vận hành máy bay còn tốt hơn cơ trưởng nhưng trách nhiệm của cơ trưởng lại lớn hơn rất nhiều.
Vị trí, tầm quan trọng của người cơ trưởng
Người cơ trưởng là hình ảnh đại diện cho sự an toàn của hãng bay. Những hãng bay xảy ra sự cố về an toàn luôn luôn khiến khách hàng e ngại và tránh xa. Trong khi đó, an toàn của chuyến bay lại phụ thuộc vào người cơ trưởng. Do máy bay vận hành ở độ cao rất lớn nên một khi xảy ra tai nạn thì tỉ lệ thương vong cũng rất cao. Đó là lý do vì sao các chuyến bay luôn luôn phải tuân thủ hàng loạt quy định vô cùng ngặt nghèo và chi tiết, một sơ sót nhỏ cũng khiến chuyến bay bị hoãn hàng giờ đồng hồ, thậm chí bị hủy. Khắt khe là vậy cho nên người cơ trưởng - người phụ trách lớn nhất - phải đảm bảo tất cả được thực hiện một cách tỉ mỉ và bài bản. Vấn đề không chỉ là vận hành, điều khiển máy bay mà còn là sắp xếp, tổ chức sao cho tốt, phối hợp với đội ngũ và khách hàng sao cho nhuần nhuyễn. Những điều này phần lớn phụ thuộc vào kinh nghiệm của người cơ trưởng.
Yêu cầu về đào tạo đối với phi công
Nói chung, mỗi quốc gia sẽ có những quy định riêng dành cho phi công. Ở Nga, phi công phải trải qua quá trình học tập kéo dài 3 năm tại trường hàng không. Tuy nhiên, đó mới chỉ là bước đầu bởi nhà trường không cung cấp đủ kiến thức để trở thành phi công chính thức. Nhiều người ra trường chỉ là nhân viên mặt đất, một số khác bắt đầu tập lái các máy bay loại nhỏ, nếu luyện tập tốt, họ có thể đăng ký học lái các loại máy bay lớn hơn, cứ dần dần từng bước như vậy cho đến khi đạt mục tiêu.
Ngoài ra, để được chính thức trở thành phi công cho các hãng hàng không, bạn còn phải đảm bảo số giờ bay theo yêu cầu của từng quốc gia và theo chính sách của từng đơn vị. Ví dụ, ở Nga, để trở thành cơ trưởng, một người cần có tối thiểu 1.500 giờ bay với tư cách cơ phó. Tuy nhiên, có đủ 1.500 giờ bay không có nghĩa là bạn sẽ tự động được cất nhắc trở thành cơ trưởng mà chỉ chứng tỏ cho ban lãnh đạo của hãng thấy rằng bạn đủ khả năng và có thể tin tưởng được. Sau đó, bạn sẽ được đào tạo để trở thành cơ trưởng và nếu bạn đạt yêu cầu, kèm theo việc hãng bay đang khuyết vị trí cơ trưởng thì bạn mới có cơ hội.
Cục Hàng không Việt Nam có quy định chi tiết về kinh nghiệm, số giờ bay yêu cầu đối với người lái từng loại phương tiện bay trước khi được cấp giấy phép. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin ở Bộ Quy chế An toàn Hàng không do Cục Hàng không Việt Nam, Bộ Giao thông Vận tải ban hành.
Phẩm chất cần có ở người phi công
Trước hết, phi công có thể không phải là người có thành tích cao trong học tập ở trường lớp nhưng họ cần phải là người thông minh. Tiếp theo, nghề phi công yêu cầu bạn phải có sức khỏe rất tốt, đáp ứng các tiêu chuẩn rõ ràng của quốc gia cũng như quốc tế. Có thể nói, đây là nghề có yêu cầu về sức khỏe khắt khe nhất trong tất cả các nghề. Tiếp nữa, phi công phải luôn luôn sẵn sàng để đương đầu với stress. Ngoài ra, bạn phải luôn can đảm, bình tĩnh, sáng suốt trong mọi tình huống và phải có tâm lý vững vàng. Các phi công nói chung và cơ trưởng nói riêng phải qua các bài kiểm tra về tâm lý (cũng như nhiều bài kiểm tra sức khỏe khác) thường xuyên theo quy định để đảm bảo họ đủ điều kiện bay.
Anh Nikolay chia sẻ rằng sau mỗi chuyến bay, anh thường hồi tưởng và đánh giá lại toàn bộ quy trình từ khi còn ở mặt đất. Anh xét lại những gì mình đã làm, những điểm chưa tốt, những điểm cần cải thiện... Sau đó, trước mỗi chuyến bay, Nikolay lại rút kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn.
Theo anh Nikolay, phi công luôn luôn phải lưu ý đến uy tín của mình. Tất cả các hãng hàng không đều kiểm tra lý lịch và kinh nghiệm của phi công rất chặt chẽ.
Những khó khăn, thách thức của người phi công
Khó khăn lớn nhất với phi công là thường xuyên xa nhà. Nikolay kể rằng, ở công ty cũ, anh thường phải bay những chuyến dài đi quốc tế, ở lại khách sạn 2-3 ngày rồi lại tiếp tục bay sang một nước khác nữa. Theo anh, hồi đó mỗi tháng anh chỉ có mặt ở nhà từ 3 đến 5 ngày.
Một vấn đề nữa đó là phi công thường xuyên phải thực hiện các bài kiểm tra về sức khỏe, kiến thức, kỹ năng cũng như phải có số giờ bay nằm trong phạm vi quy định của ngành để đảm bảo họ vẫn đủ điều kiện bay.
Xu hướng của nghề
Hiện nay, nhu cầu về phi công của các hãng hàng không trên khắp thế giới đang tăng lên rất nhanh so với số lượng phi công mới được đào tạo ra. Đó chính là lý do tại sao nhiều hãng hàng không ở nhiều nước có tình trạng máy bay bỏ không dưới mặt đất để chờ phi công. Điều đó dẫn đến việc có nhiều phi công liên tục nhảy việc ở các hãng hàng không khác nhau, có thể do chính họ chủ động hoặc do bị các đơn vị khác lôi kéo. Tuy nhiên dù vì lý do gì thì điều này cũng gây ảnh hưởng không tốt tới uy tín của chính bản thân họ và làm xấu đi hình ảnh phi công nói chung.
Nhu cầu về phi công ở ngay tại thị trường Việt Nam đang rất lớn. Hiện tại, 3 hãng hàng không đang khai thác dịch vụ bay ở Việt Nam là Vietnam Airlines, Vietjet và Jetstar Pacific đang đều phải thuê phi công nước ngoài với chi phí rất đắt đỏ. Sắp tới, với nhu cầu đi lại bằng đường hàng không đang ngày một tăng cao ở Việt Nam, việc mở rộng thêm đường bay, tuyến bay với và sự gia nhập thị trường của một số hãng hàng không mới sẽ dẫn tới nhu cầu cao hơn nữa về nguồn nhân lực phi công. Đây là một cơ hội tốt cho các bạn trẻ yêu bầu trời và muốn theo nghề bay.
Lời khuyên dành cho những người mong muốn trở thành phi công
Đầu tiên, các bạn cần chuẩn bị thật tốt về mặt sức khỏe. Có thể các bạn đang lo lắng về vấn đề tài chính nhưng nếu bạn đã xác định và sẵn sàng, đồng thời có mục tiêu và tham vọng rõ ràng thì bạn có thể vượt qua hết thảy. Khởi điểm của bản thân Nikolay cũng không phải là ngành hàng không. Anh bắt đầu với việc làm các nghề khác để kiếm tiền rồi sau đó mới quay lại đăng ký học hàng không.
- Trích từ Cuốn sách: "Cẩm nang nghề nghiệp hiện đại" của tác giả Yến Đỗ
Bài viết khác
Chọn nghề theo năng lực, sở thích hay ý cha mẹ?
Ngày đăng: 03/05/2023 - Lượt xem: 4811
Vào mùa tuyển sinh, chủ đề chọn nghề, chọn trường luôn khiến các học sinh băn khoăn, khó đưa ra quyết định.
Xem thêm [+]Tuyển sinh năm 2023, mức độ cạnh tranh ngành Ngôn ngữ Hàn ra sao?
Ngày đăng: 26/03/2023 - Lượt xem: 1043
Dự đoán, năm nay mức độ cạnh tranh vào ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc vẫn ở mức cao, tương đương năm ngoái.
Xem thêm [+]Ngành nghề nào sẽ 'lên ngôi' 5 năm tới?
Ngày đăng: 24/03/2023 - Lượt xem: 3029
Kinh doanh và quản lý, máy tính và công nghệ thông tin… là những lĩnh vực có tỉ lệ tuyển sinh cao nhất năm 2022...
Xem thêm [+]Phụ huynh, học sinh nên làm gì để hiểu ngành nghề dự định đăng ký?
Ngày đăng: 22/03/2023 - Lượt xem: 1019
Trước mỗi mùa tuyển sinh, bên cạnh lo lắng thi cử, nhiều phụ huynh, sĩ tử cũng băn khoăn về việc lựa chọn ngành học đúng sở thích, vừa năng lực.
Xem thêm [+]Có nên học ngành Truyền Thông Đa Phương Tiện?
Ngày đăng: 21/01/2022 - Lượt xem: 4168
Ngành học Truyền Thông Đa Phương Tiện (Multimedia) là ngành học phổ biến hiện nay và có rất nhiều trường đào tạo. Vì thế, để tìm cho mình một nơi học tập tốt, ngoài việc tìm hiểu thông tin, bạn nên chú ý đến cơ hội thực hành, cơ hội nghề nghiệp của trường mà bạn chọn theo học. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO cập nhật thông tin này...
Xem thêm [+]7 ngành nghề cho những ai giỏi tiếng Pháp
Ngày đăng: 19/01/2022 - Lượt xem: 2251
Bạn rất đam mê học tiếng Pháp rất nhiều nhưng các bài viết trên các trang báo thời nay kể cho bạn nghe một tương lại không sáng lạng gì cho ngôn ngữ này. Vậy thì dưới đây là 7 nghề cho những ai không dám theo đuổi con đường Pháp văn vì sợ thất nghiệp.
Xem thêm [+]Học nghề gì để ra trường có việc làm luôn?
Ngày đăng: 19/01/2022 - Lượt xem: 2874
Thị trường lao động, tuyển dụng việc làm đang có sự dịch chuyển nhanh chóng. Một ngành nghề đang “hot” ở thời điểm hiện có thể sẽ trở lên lỗi thời ở tương lai. Sự thay đổi này khiến nhiều bạn trẻ, đặc biệt là các em học sinh THPT “lúng túng” không biết nên lựa chọn ngành học nào phù hợp với sở thích, điều kiện kinh tế gia đình và...
Xem thêm [+]Học tiếng Hàn làm nghề gì kiếm nhiều tiền nhất ?
Ngày đăng: 19/01/2022 - Lượt xem: 2022
Việc lựa chọn một nghề nghiệp phù hợp với bản thân không chỉ mang lại cho bạn một cuộc sống có mục tiêu, có định hướng hơn mà còn mang lại cho bạn một tâm trạng thoải mái, vui tươi khi làm bất kì công việc nào trong lĩnh vực mà bản thân mình đam mê, yêu thích. Chính vì lý do đó mà bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn khách quan hơn, liệu nghề...
Xem thêm [+]Top 5 ngành “Hái ra tiền” cho dân học tiếng Đức
Ngày đăng: 18/01/2022 - Lượt xem: 4177
Học tiếng Đức, cơ hội làm việc ra sao? Đó là câu hỏi của rất nhiều bạn khi bắt đầu chọn ngoại ngữ thứ hai để theo học. Tiếng Đức kén người học nhưng tiềm năng “gặt hái ra tiền” không thua kém các ngôn ngữ khác. Thậm chí, các nhà tuyển dụng sẵn sàng mở hầu bao nhiều hơn, cao hơn đối với các “những gà cưng” vừa biết tiếng Anh và...
Xem thêm [+]7 Nghề nghiệp liên quan đến Tiếng Anh có mức lương hấp dẫn
Ngày đăng: 18/01/2022 - Lượt xem: 1986
Đối với những người có năng lực Tiếng Anh xuất sắc, bạn sẽ rất có lợi thế khi tìm kiếm các cơ hội việc làm với mức lương hấp dẫn. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu 7 nghề nghiệp liên quan đến Tiếng Anh sau và biết đâu bạn có thể tìm thấy ngành nghề mơ ước trong tương lai.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công