[CG - Phạm Ngọc Hữu] Nghề kiểm toán
Ông Phạm Ngọc Hữu - hiện là Chuyên gia kiểm toán cao cấp của Công ty TNHH Tư vấn và Kiểm toán Anh (ACAC), là một trong những người đầu tiên được công nhận kiểm toán viên ở Việt Nam (1995) và cũng là tác giả của nhiều sách nghiệp vụ kiểm toán như: Các nguyên tắc và chuẩn mực kiểm toán quốc tế (1992); Thuật ngữ kiểm toán thông dụng (1994); Phương pháp xác định trị giá Hải quan theo GATT và Kiểm toán hải quan (1995). Ngoài việc trực tiếp thực hiện các cuộc kiểm toán có quy mô lớn ở trong nước và nước ngoài, đặc biệt là các dự án của WB, ADB, JICA, CIRDAP,... ông được mời tham gia phản biện các chính sách Tài chính xuất nhập khẩu và giảng nghiệp vụ Kiểm toán, Kiểm toán hải quan cho các cơ quan nhà nước các tập đoàn kinh tế lớn và các trường Đại học.
Sau đây là cuộc trao đổi nhanh của ông với Giám đốc điều hành GPO về nghề kiểm toán:
Khái quát về kiểm toán
Nói một cách khái quát nhất thì kiểm toán là quá trình kiểm tra thẩm định tính trung thực hợp lý và độ tin cậy của các thông tin kinh tế tài chính.
Kiểm toán là một khái niệm rộng, phạm vi hoạt động của nghiệp vụ này cũng rất rộng vì nó gắn liền với mọi hoạt động kinh tế tài chính. Tuy nhiên, hoạt động kiểm toán hiện nay ở Việt Nam mới chỉ tập trung chủ yếu vào kiểm toán Báo cáo tài chính, định giá doanh nghiệp để khi chuẩn bị cho việc cổ phần hóa và một số nghiệp vụ tư vấn thuế, tư vấn quản lý doanh nghiệp.
Các nghề Luật sư, Bác sĩ và Kiểm toán viên được các nước có nền kinh tế thị trường phát triển coi là nghề xã hội vì chúng gắn bó mật thiết với việc bảo vệ tính mạng và quyền lợi hợp pháp của con người. Luật sư bảo vệ con người được công bằng trước pháp luật, hành vi vi phạm pháp luật đến mức nào thì chịu hình phạt tới đó, tránh oan sai. Bác sĩ đảm bảo cho con người không bị chết oan khi bệnh tật của người bệnh còn có thể cứu chữa được. Kiểm toán viên bảo vệ quyền lợi kinh tế hợp pháp của con người trong mọi mối quan hệ kinh tế.
Vì là một nghề xã hội cho nên nghề kiểm toán luôn luôn tồn tại và phát triển đồng hành cùng xã hội.
>>Mô tả công việc Nghề Kiếm toán
Một số đặc điểm của nghề kiểm toán
Dù rất không muốn sa vào tình trạng “mèo khen mèo dài đuôi” nhưng tôi vẫn phải khẳng định rằng: Kiểm toán là một nghề cao quý, việc làm và thu nhập ổn định, được xã hội tôn trọng. Ông Hữu chân tình chia sẻ.
Nghề kiểm toán có những đặc điểm rất riêng, những đặc điểm này chi phối mọi hoạt động, nếp sống và thói quen của người hành nghề kiểm toán. Những đặc điểm đó là: Chuyên nghiệp, Minh bạch và Tuân thủ nguyên tắc.
- Chuyên nghiệp: Kiểm toán viên (KTV) phải có kiến thức chuyên sâu về công việc mình đang đảm nhiệm. Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC) cũng như pháp luật các nước đều quy định KTV có quyền từ chối thực hiện các công việc mà mình chưa được đào tạo. Nghề kiểm toán cũng yêu cầu KTV phải thường xuyên cập nhật kiến thức và có khả năng tự hoàn thiện mình về năng lực và phẩm chất.
- Minh bạch: Mọi nội dung kiểm tra xét đoán và kết luận đều phải được tiến hành công khai rõ ràng (minh bạch), và đã công khai rõ ràng thì không thể gian lận hoặc cố ý sai trái. Vì vậy, nội hàm của từ minh bạch có cả nghĩa trung thực. Nếu vì lợi ích cá nhân, KTV phát hành một Báo cáo kiểm toán thiếu trung thực thì cũng có nghĩa là KTV đã tự loại bỏ mình ra khỏi ngành kiểm toán. Kiểm toán gắn liền với kiểm tra xác định tiền tệ vì vậy giữ được đức tính trung thực thật chẳng dễ dàng gì. Đây là đặc điểm và yêu cầu nghiệt ngã nhất của ngành kiểm toán.
- Tuân thủ nguyên tắc: Khái niệm nguyên tắc ở đây được hiểu là các quy định của pháp luật và chuẩn mực nghề nghiệp có liên quan trực tiếp đến một cuộc kiểm toán. Ví dụ: Khi kiểm tra bộ chứng từ giải ngân của một dự án đầu tư xây dựng, KTV phát hiện thiếu chứng từ xác định khối lượng công việc đã hoàn thành của tư vấn giám sát. Trường hợp này vi phạm quy định của Nhà nước nên KTV nhât thiết phải yêu cầu khách hàng giải trình rồi kiểm tra rât kỹ các thông tin có liên quan để xét đoán và kết luận.
Về phần cá nhân các KTV phải ghi nhớ nguyên tắc: KTV chỉ đặt bút ký các trường hợp mà mình đã trực tiếp kiểm tra và châp nhận.
Những niềm vui trong ngành kiểm toán
Niềm vui trong hoạt động kiểm toán đôi khi rât đơn sơ nhưng cũng đáng để cho chúng ta ghi nhớ và suy ngẫm. Dưới đây là một số câu chuyện thật được kể lại:
“Năm 1992, chúng tôi kiểm toán tại một doanh nghiệp quốc doanh lớn ở Thành phố Hồ Chí Minh (xin phép không nêu tên). Tình trạng tài chính của doanh nghiệp lúc đó: Tổng tài sản Nợ nhiều hơn tổng tài sản Có là 7,5 tỉ (lây tròn số). Cũng cần phải nói rõ thêm rằng năm 1991 là năm lạm phát phi mã với tốc độ 700%, lãi suât tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng có thời điểm 12%/tháng. Sau 3 tuần kiểm tra xác minh cẩn thận chúng tôi kết luận như sau:
Tháng 12/1990, Công ty vay 800.000 USD của Ngân hàng để nhập khẩu máy móc thiết bị trị giá ghi sổ kế toán là 875.000.000 VNĐ. Tại thời điểm kiểm toán (4/1992) giá trị ghi Có của Tài sản này vẫn là 875.000.000 VNĐ nhưng số nợ phải trả cho Ngân hàng tính theo tỉ giá lúc đó là 5.935.000.000 VNĐ.
Tiền mua nguyên liệu chịu cuối năm 1990 là 750.000.000 VNĐ nhưng đến thời điểm kiểm toán do lãi suât Ngân hàng tăng phi mã số nợ được xác định là 7.800.000.000 VNĐ. Như vậy, khoản chi với 2 khoản nợ “trời ơi” do hậu quả của lạm phát đem lại đã là 12.210.000.000 VNĐ. Kết quả này đã quá đủ giải thích tại sao có tình trạng mât khả năng thanh toán 7,5 tỉ đồng.
Kết quả kiểm toán đã giải oan và mang lại niềm vui vô bờ cho các nhà quản lý doanh nghiệp. Ông Tổng Giám đốc quỳ sụp trước mặt tôi khóc và nói: “Không có kết quả kiểm tra của các anh có lẽ chúng tôi vào tù cả rồi”. Tôi nâng ông ây dậy và nói: “Đây là công việc của kiểm toán mà. Tìm ra sự thật để giải mã các nghi vấn, giải oan cho mọi người. Vui lắm chứ”. Ông Hữu vui vẻ kể lại câu chuyện có thật mình đã từng giúp doanh nghiệp với tác giả.
Một dạng vui khác của kiểm toán là thường xuyên được đi “du lịch miễn phí”, thực hiện các hợp đồng kiểm toán ở xa ngầm hiểu là được một chuyến du lịch miễn phí: “Năm 1998 và 1999 tôi được CIRDAP mời chủ trì kiểm toán quỹ phát triển Nông nghiệp của Liên hiệp quốc tại 13 nước Nam Á; năm 2009 tôi đã nghỉ hưu nhưng được JICA mời kiểm toán quá trình triển khai Hiệp định vận chuyển xuyên biên giới (CBTA) tại 6 nước tiểu vùng sông Mê Kông (GMS). Những cuộc du lịch ngoài ý muốn hơi mệt nhưng rất vui vì thật ra nếu không phải đi kiểm toán thì tôi không bao giờ đến những nước này.” Ông Hữu rất tự hào khi nói về các chuyến công tác kết hợp du lịch của mình.
Thu nhập và cơ hội thăng tiến trong ngành kiểm toán
Về thu nhập: Có một lời khuyên rất chân thành cho các bạn trẻ: Nếu muốn làm giàu nhanh thì đừng vào ngành kiểm toán vì mọi đồng tiền trong ngành kiểm toán đều được đổi bằng sự lao động vất vả, đẫm mồ hôi nước mắt. Không có bất cứ văn bản nào quy định mức lương cứng của KTV là bao nhiêu. Nhưng qua tham khảo thực tế thì mức lương trung bình của các KTV làm việc ở các công ty có quy mô nhỏ vào khoảng 15.000.000 đ/tháng. Ở các công ty lớn và/hoặc vào mùa kiểm toán làm nhiều việc thì mức thu nhập cao hơn. Những KTV có trình độ chuyên môn cao đủ năng lực chủ trì các cuộc kiểm toán quy mô lớn có nhiều KTV cùng tham gia thì có mức lương cao hơn rất nhiều nhưng đó là bí mật của các công ty chứ chẳng có ai công bố rộng rãi.
Về ngạch bậc: Không có bất cứ văn bản nào quy định ngạch bậc trong ngành kiểm toán độc lập nhưng thực tế cho ta thấy như sau:
Một học sinh tốt nghiệp đại học được nhận vào công ty kiểm toán thì được gọi là Trợ lý KTV. Sau thời gian 48 tháng công tác liên tục và có đủ các điều kiện khác theo quy định của Bộ Tài chính thì trợ lý KTV được tham dự kỳ thi tuyển Kiểm toán viên, nếu đã được công nhận là kiểm toán viên. Sau khi được cấp giấy chứng nhận hành nghề kiểm toán, những KTV có năng lực chủ trì các cuộc kiểm toán quy mô lớn (có nhiều KTV cùng tham gia kiểm toán) thì được gọi là Kiểm toán viên chính. (Theo quy định của IFAC) chức danh KTV cao cấp của một vài trường hợp hiện nay thực chất là do các nơi tự sáng tác ra, chưa có văn bản nào công nhận chức danh này.
Các công ty có thể có nhiều chức danh lãnh đạo như: Trưởng phòng, Phó Giám đốc, Giám đốc, Tổng giám đốc,... nhưng đây là ngạch bậc quản lý không phải ngạch bậc KTV Các bạn cũng cần lưu ý rằng dù bạn giữ bất cứ chức vụ quản lý gì trong công ty nhưng nếu bạn chưa được cấp GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ HÀNH NGHỀ KIỂM TOÁN thì không được ký tên trên Báo cáo kiểm toán và báo cáo kết quả công tác soát xét.
Cơ hôi thăng tiến: Ngoài các cơ hội thăng tiến theo ngạch bậc kiểm toán hay được bổ nhiệm giữ các chức vụ quản lý của doanh nghiệp, các KTV còn có cơ hội thăng tiến tương đối phổ biến là “chuyển ngành”.
Quá trình thực hành nghề kiểm toán, các KTV có nhiều điều kiện giao tiếp tìm hiểu các doanh nghiệp, các vị trí công tác mới phù hợp với nguyện vọng cá nhân hơn,... Như vậy, cơ hội thăng tiến trong ngành hoặc “chuyển ngành” đều rộng mở đối với những người thật sự có phẩm chất và năng lực. Trên thực tế ta gặp không ít các vị Giám đốc tài chính, Kế toán trưởng, Trưởng phòng Kiểm toán nội bộ,... của các doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế lớn có gốc rễ là KTV.
Điều kiện được công nhận là Kiểm toán viên
Theo quy định hiện hành những người có nguyện vọng trở thành Kiểm toán viên phải tham dự kỳ thi tuyển Kiểm toán viên do Bộ Tài chính tổ chức mỗi năm 1 lần. Để tham gia kỳ thi này ngoài các tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức, nhân thân pháp lý, người dự thi phải có đủ 2 điều kiện bắt buộc:
- Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán hoặc các chuyên ngành khác nhưng phải có tổng số đơn vị học trình (hoặc tiết học) các môn học Tài chính và Kế toán, từ 7% trên tổng số học trình (hoặc tiết học) cả khóa học trở lên.
- Có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán từ 60 tháng trở lên hoặc thực tế đã làm trợ lý kiểm toán ở doanh nghiệp kiểm toán từ 48 tháng trở lên.
Thí sinh phải thi 7 môn bắt buộc:
- Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp;
- Tài chính và quản lý tài chính nâng cao;
- Thuế và quản lý thuế nâng cao;
- Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao;
- Kiểm toán và dịch vụ bảo đảm nâng cao;
- Phân tích hoạt động tài chính nâng cao;
- Ngoại ngữ trình độ C của 01 trong 05 ngoại ngữ thông dụng: Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, Đức.
Kết quả thi: Người dự thi đạt yêu cầu cả 7 môn thi nêu trên và có tổng số điểm các môn thi (trừ môn thi Ngoại ngữ từ 5 điểm trở lên) từ 38 điểm trở lên là đạt yêu cầu thi; sau khi được Bộ Tài chính phê duyệt kết quả thi và câp CHỨNG CHỈ KIỂM TOÁN VIÊN thì thí sinh được công nhận là Kiểm toán viên.
Điều kiện được ký Báo cáo kiểm toán
Theo quy định của Bộ Tài chính tại thông tư số 202/2012/TT-BTC ngày 19 tháng 11 năm 2012 thì chỉ những kiểm toán viên hành nghề được câp GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ HÀNH NGHỀ KIỂM TOÁN mới được ký tên trên báo cáo kiểm toán và báo cáo kết quả công tác soát xét.
Để được đăng ký hành nghề kiểm toán, người có nguyện vọng phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Có chứng chỉ kiểm toán viên;
- Có thời gian thực tế làm kiểm toán từ đủ ba mươi sáu (36) tháng trở lên;
- Đủ giờ cập nhật kiến thức theo quy định của Bộ Tài chính;
- Có hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại doanh nghiệp kiểm toán.
Những yêu cầu cơ bản về đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên
Tháng 6-1980, Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC) có quy định cụ thể về đạo đức nghề nghiệp của Kiểm toán viên như sau:
- Chính trực: KTV phải là người công minh, chính trực và trung thực.
- Khách quan: Mọi nhận xét kết luận của KTV phải xuất phát từ tình hình thực tế không định kiến, thiên vị.
- Độc lập: KTV chỉ tuân thủ pháp luật và nguyên tắc nghiệp vụ. Trong quá trình hành nghề KTV không chịu bất cứ tác động nào từ bên ngoài.
- Bảo mật: Mọi thông tin thu thập được trong quá trình kiểm toán phải được bảo mật. Chỉ cung cấp thông tin khi được khách hàng ủy quyền hoặc theo nghĩa vụ pháp lý.
- Chuẩn mực nghiệp vụ: Các bước công việc kiểm tra xét đoán và kết luận phải tiến hành tuân thủ theo các chuẩn mực nghiệp vụ và các quy định pháp luật có liên quan.
- Trình độ chuyên môn: Kiểm toán viên phải có khả năng cập nhật kiến thức và thường xuyên tự hoàn thiện mình. Kiểm toán viên phải có trình độ chuyên môn tương xứng với công việc được giao và chỉ nhận làm những việc đã được đào tạo.
- Đạo đức ứng xử: Phải tự điều chỉnh thói quen ứng xử văn minh và từ bỏ các thói xấu ảnh hưởng đến uy tín nghề nghiệp.
Ngoài các yêu cầu cơ bản trên đây nhiều nước còn có những quy
định cụ thể hơn chẳng hạn như Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Nhật Bản... quy định: KTV không được hút thuốc lá hoặc uống bia rượu tại nơi kiểm toán, quan hệ ứng xử với khách hàng phải lịch sự nghiêm túc. Không được nhận quà cáp từ khách hàng dưới bât cứ hình thức nào.
Nhằm nâng cao chât lượng dịch vụ của mình, mang lại nhiều giá trị hơn nữa cho khách hàng, công ty Tư vấn và Kiểm toán Anh (ACAC) luôn bổ sung đội ngũ kiểm toán, luôn tìm kiếm các bạn trẻ yêu nghề và tâm huyết với nghề kiểm toán để mang lại giá trị tốt nhât cho khách hàng, phục vụ được nhiều đối tượng khách hàng hơn nữa. Các bạn tốt nghiệp đại học chuyên ngành tài chính, kinh tế, kiểm toán có thể liên hệ với công ty qua địa chỉ trang web:http://acacvn.com.
Trích từ Cuốn sách: "Cẩm nang nghề nghiệp hiện đại" của tác giả Yến Đỗ
Bài viết khác
Chọn nghề theo năng lực, sở thích hay ý cha mẹ?
Ngày đăng: 03/05/2023 - Lượt xem: 4639
Vào mùa tuyển sinh, chủ đề chọn nghề, chọn trường luôn khiến các học sinh băn khoăn, khó đưa ra quyết định.
Xem thêm [+]Tuyển sinh năm 2023, mức độ cạnh tranh ngành Ngôn ngữ Hàn ra sao?
Ngày đăng: 26/03/2023 - Lượt xem: 1007
Dự đoán, năm nay mức độ cạnh tranh vào ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc vẫn ở mức cao, tương đương năm ngoái.
Xem thêm [+]Ngành nghề nào sẽ 'lên ngôi' 5 năm tới?
Ngày đăng: 24/03/2023 - Lượt xem: 2956
Kinh doanh và quản lý, máy tính và công nghệ thông tin… là những lĩnh vực có tỉ lệ tuyển sinh cao nhất năm 2022...
Xem thêm [+]Phụ huynh, học sinh nên làm gì để hiểu ngành nghề dự định đăng ký?
Ngày đăng: 22/03/2023 - Lượt xem: 974
Trước mỗi mùa tuyển sinh, bên cạnh lo lắng thi cử, nhiều phụ huynh, sĩ tử cũng băn khoăn về việc lựa chọn ngành học đúng sở thích, vừa năng lực.
Xem thêm [+]Có nên học ngành Truyền Thông Đa Phương Tiện?
Ngày đăng: 21/01/2022 - Lượt xem: 4111
Ngành học Truyền Thông Đa Phương Tiện (Multimedia) là ngành học phổ biến hiện nay và có rất nhiều trường đào tạo. Vì thế, để tìm cho mình một nơi học tập tốt, ngoài việc tìm hiểu thông tin, bạn nên chú ý đến cơ hội thực hành, cơ hội nghề nghiệp của trường mà bạn chọn theo học. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO cập nhật thông tin này...
Xem thêm [+]7 ngành nghề cho những ai giỏi tiếng Pháp
Ngày đăng: 19/01/2022 - Lượt xem: 2177
Bạn rất đam mê học tiếng Pháp rất nhiều nhưng các bài viết trên các trang báo thời nay kể cho bạn nghe một tương lại không sáng lạng gì cho ngôn ngữ này. Vậy thì dưới đây là 7 nghề cho những ai không dám theo đuổi con đường Pháp văn vì sợ thất nghiệp.
Xem thêm [+]Học nghề gì để ra trường có việc làm luôn?
Ngày đăng: 19/01/2022 - Lượt xem: 2814
Thị trường lao động, tuyển dụng việc làm đang có sự dịch chuyển nhanh chóng. Một ngành nghề đang “hot” ở thời điểm hiện có thể sẽ trở lên lỗi thời ở tương lai. Sự thay đổi này khiến nhiều bạn trẻ, đặc biệt là các em học sinh THPT “lúng túng” không biết nên lựa chọn ngành học nào phù hợp với sở thích, điều kiện kinh tế gia đình và...
Xem thêm [+]Học tiếng Hàn làm nghề gì kiếm nhiều tiền nhất ?
Ngày đăng: 19/01/2022 - Lượt xem: 1967
Việc lựa chọn một nghề nghiệp phù hợp với bản thân không chỉ mang lại cho bạn một cuộc sống có mục tiêu, có định hướng hơn mà còn mang lại cho bạn một tâm trạng thoải mái, vui tươi khi làm bất kì công việc nào trong lĩnh vực mà bản thân mình đam mê, yêu thích. Chính vì lý do đó mà bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn khách quan hơn, liệu nghề...
Xem thêm [+]Top 5 ngành “Hái ra tiền” cho dân học tiếng Đức
Ngày đăng: 18/01/2022 - Lượt xem: 3930
Học tiếng Đức, cơ hội làm việc ra sao? Đó là câu hỏi của rất nhiều bạn khi bắt đầu chọn ngoại ngữ thứ hai để theo học. Tiếng Đức kén người học nhưng tiềm năng “gặt hái ra tiền” không thua kém các ngôn ngữ khác. Thậm chí, các nhà tuyển dụng sẵn sàng mở hầu bao nhiều hơn, cao hơn đối với các “những gà cưng” vừa biết tiếng Anh và...
Xem thêm [+]7 Nghề nghiệp liên quan đến Tiếng Anh có mức lương hấp dẫn
Ngày đăng: 18/01/2022 - Lượt xem: 1905
Đối với những người có năng lực Tiếng Anh xuất sắc, bạn sẽ rất có lợi thế khi tìm kiếm các cơ hội việc làm với mức lương hấp dẫn. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu 7 nghề nghiệp liên quan đến Tiếng Anh sau và biết đâu bạn có thể tìm thấy ngành nghề mơ ước trong tương lai.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công