[CG - Phan Linh] Nghề Thiết kế đồ họa
Chị Phan Linh - Giám đốc sáng tạo - Tập đoàn Open Asia, là người đã có hơn 10 năm kinh nghiệm thiết kế đồ họa cho các tạp chí Đẹp, East & West (Đông và Tây) và Open Asia, mảng chuyên thiết kế hàng cao cấp cho hãng thời trang Hermes. Chị chia sẻ đôi điều về nghề thiết kế đồ họa.
Chân dung người thiết kế đồ họa
Người thiết kế đồ họa là người mang phẩn thiết kế tới cho người dùng. Khác với họa sĩ - người có thể giữ lại phong cách cá nhân trong các tác phẩm đưa tới người dùng, nhà thiết kế đồ họa làm ra sản phẩm dành cho người dùng. Khi người dùng mang sản phẩm về họ sẽ cảm nhận được đó chính là cái “thẩn hồn” của họ. Người thiết kế đồ họa không được phép mang cái tôi cá nhân hoàn toàn vào trong sản phẩm của họ, bởi thế dân trong nghề mới có câu nói: “Người thiết kế giỏi là người nhìn ra được cá tính của người dùng”.
“Design” - Thiết kế là một ngôn ngữ chung, trên thực tế, thiết kế được phân chia thành rất nhiều loại tùy theo đặc thù công việc. Đơn cử như “Graphic Design” là thiết kế trên máy tính đã bao gồm rất nhiều lĩnh vực như thiết kế công nghệ, thiết kế các hiệu ứng trên công nghệ và có cả thiết kế đồ họa đơn thuẩn, thậm chí thời trước còn thiết kế bằng tay... tựu chung là thiết kế trên mặt phẳng. Còn thiết kế nội thất là thiết kế trên không gian - sau khi kiến trúc sư đã xử lý hết về bố cục, ánh sáng, phong thủy... thì Graphic Designer sẽ đưa màu và các chi tiết trang trí vào. Ngoài ra còn có “Design gốm” thuộc về thiết kế trên một không gian 3D làm bề mặt sản phẩm. Khác với điêu khắc là làm khối, thiết kế đồ họa chịu trách nhiệm phần màu sắc và các đường nét. Trên đây chỉ là một vài lĩnh vực của thiết kế đồ họa, đó chưa kể còn có các ngành thiết kế khác mà trong khuôn khổ bài viết này sẽ không thể đề cập hết.
Vai trò của nhà thiết kế đồ họa
Vai trò của nhà thiết kế rất quan trọng trong các ứng dụng đời sống. Như trong lĩnh vực tạp chí chẳng hạn, cách đây khoảng 5, 6 năm, người ta chủ yếu coi trọng nội dung nhưng giờ đây, khách hàng không muốn đọc nội dung quá nhiều mà quan trọng là họ muốn xem minh họa, xem các “layout” và lướt qua rất nhanh, do đó hình ảnh dễ đi vào tâm trí khách hàng và làm họ thoải mái hơn. Đối với khách hàng, người thiết kế mang đến tính “thẩm mỹ”. Trong lĩnh vực đời sống hiện nay, với hầu hết các sản phẩm, thiết kế vỏ, bao bì đẹp mắt sẽ dễ thu hút sự chú ý và tăng khả năng khách hàng quyết định mua sản phẩm hơn rất nhiều so với những sản phẩm bao bì không được chú trọng thiết kế đẹp mắt.
Yêu cầu về trình độ học vấn bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn để làm nghề này
Lý thuyết để làm tốt nghề này cần được đào tạo qua trường lớp, tối thiểu là cao đẳng trở lên các chuyên ngành về mỹ thuật, thiết kế đồ họa. Trong thực tế cuộc sống, có rất nhiều người không có bằng cấp nhưng họ làm bằng kinh nghiệm, tự mày mò nghiên cứu, đọc sách nhiều thì họ vẫn có thể làm tốt. Tuy nhiên, con số này thực sự rất hiếm. Để trở thành nhà thiết kế đồ họa giỏi, các bạn cần có kiến thức lý thuyết cơ bản và vững chắc về mỹ thuật như phối màu, hình khối, bố cục...
Ngoài ra, khi nghiên cứu, tìm tòi và không ngừng học hỏi thì trình độ sẽ được dần nâng cao chứ không nhất thiết là phải có năng khiếu mới giỏi. Năng khiếu sẽ chỉ giúp bạn có óc thẩm mỹ, sự tinh tế nhất định, góp phần giúp bạn thuận lợi hơn trong học tập và công tác nhưng để làm giỏi ở bất kỳ một lĩnh vực nào thì đều phải có sự chăm chỉ và cần mẫn rèn luyện. Do đó, để làm nghề này thì không thể không học, thậm chí còn phải học một cách hết sức bài bản.
Nghề này có cần trình độ ngoại ngữ?
Sinh viên ngành Mỹ thuật nói chung đều rất kém ngoại ngữ - đây là một thiệt thòi rất lớn. Bởi lẽ để vào các trường mỹ thuật, họ chỉ phải thi hai môn là Văn và Năng khiếu mỹ thuật nên họ thường không dành thời gian nhiều cho việc học tiếng Anh. Sinh viên kém ngoại ngữ ảnh hưởng đến sư trao đổi, giao lưu với nước ngoài. Đặc biệt, đối với ngành liên thông quốc tế là “thiết kế đồ họa” thì tiếng Anh kém thực sự đem tới thiệt thòi vô cùng lớn, hạn chế cơ hội phát triển của không chỉ sinh viên mà còn cả những người đã đi làm.
Kỹ năng cần có ở người thiết kế đồ họa
Với một người thiết kế đồ họa chuyên nghiệp thì kỹ năng tương tác, kỹ năng mềm, kỹ năng trình bày và thuyết phục với đối tác và khách hàng khi làm việc là rất quan trọng. Khách hàng Việt Nam khi bỏ tiền ra họ thường nghĩ rằng họ phải có toàn quyền quyết định, họ yêu cầu theo ý họ. Do đó, người thiết kế cần có khả năng thuyết phục để định hướng cho khách hàng bởi bản thân khách hàng phần nhiều không có kiến thức về mỹ thuật hoặc có quan điểm mỹ thuật không phù hợp với mục đích thiết kế. Người thiết kế phải có kiến thức thực sự về mỹ thuật, đồ họa, phải có thẩm mỹ toát lên từ chính con người họ. Phong cách ăn mặc, kỹ năng giao tiếp, lối nói chuyện, nắm bắt tâm lý khách hàng đều là những điều hết sức có ích trong công việc.
Phẩm chất cần có ở vị trí này
Tập trung và sáng tạo là những phẩm chất cần có của người thiết kế. Thông thường, người thiết kế có sức sáng tạo rất mạnh từ khi học cho đến thời điểm dưới 30 tuổi. Trong giai đoạn này, họ có khả năng biến cái cốc hình trụ thành hình cầu. Nhưng sau 30 tuổi, để biến hình tròn của cái cốc thành gì khác thì khó mà tự sáng tạo ra được. Do đó, giai đoạn này người thiết kế cần tìm cảm hứng ở những nơi khác, “sáng tạo” sẽ cần nhờ vào sự hỗ trợ xung quanh. Ví dụ như vào buổi sáng nọ bạn uống một ly cà phê, bạn cảm nhận được hương vị thơm ngon của nó, thấy làn khói bay lên đẹp quá, hay thấy gam màu nâu này kết hợp được với gam màu của sáng sớm hợp quá thì lập tức cảm hứng này giúp bạn thiết kế ra được ngay hệ màu mới. Hay khi nói chuyện với những người trẻ - những người có rất nhiều ý tưởng hay nhưng họ không hề biết vì nó rất lộn xộn - thì với người thiết kế có kinh nghiệm, họ sẽ nhận ra được ý tưởng hay trong mớ lộn xộn ấy và chắt lọc thành ý tưởng khả thi của mình. Vì vậy, mọi người nhìn thấy những người trên 30 tuổi vẫn có thể “sáng tạo” là bởi họ có kinh nghiệm, có khả năng chắt lọc một cách tinh tế và lấy cảm hứng từ cuộc sống, con người, thiên nhiên...
Nghề này có đề cao đạo đức nghề nghiệp
Nghề này rất đề cao đạo đức nghề nghiệp. Điển hình là vấn đề “đạo nhái” sản phẩm đang diễn ra hết sức phổ biến ở Việt Nam. Việc làm giả các sản phẩm sẽ làm ảnh hưởng tới chủ nhân sáng tạo ra sản phẩm đó, làm mất giá trị của sản phẩm. Chẳng thế mà người ta thường gọi việc “đạo nhái” theo cách hết sức tiêu cực là “ăn cắp ý tưởng”. Chính vì vậy, vấn đề đạo đức rất cần được đề cao không chỉ bởi cộng đồng thiết kế hay trong lĩnh thiết kế nói chung mà còn bởi bản thân mỗi cá nhân trong xã hội.
Kinh nghiệm cần có trong nghề này như thế nào ?
Kinh nghiệm trong nghề này phụ thuộc vào tự thân cố gắng của mỗi người. Chỉ cần chịu khó, làm nhiều thì dần sẽ tích lũy được kinh nghiệm cho bản thân, nâng cao trình độ. Còn vấn đề bao lâu là phụ thuộc vào khả năng riêng của mỗi người.
Môi trường làm việc của vị trí này
Môi trường làm việc phụ thuộc vào đặc thù mỗi ngành thiết kế. Người thiết kế cần biết và tham gia vào tất cả các công đoạn như phải hiểu về nguyên vật liệu, môi trường của tác phẩm, công nghệ tạo ra sản phẩm (in, sơn...) và các yếu tố liên quan khác.
Ghi nhận xã hội với nghề này
Có rất nhiều giải thưởng cho nghề thiết kế ví như Giải thưởng bìa sách, những giải thưởng của sân khấu nhà hát Việt,... hay những giải của cá nhân... hoặc giải thưởng quốc tế như giải của Tokyo Fashion Week, London Fashion Week,...
Khó khăn của nghề
Bệnh “lười” là khó khăn lớn nhất trong nghề, đặc biết là lười sáng tạo. “Cảm hứng” trong thiết kế rất quan trọng. Điều này tới từ nhiều phía nên chỉ có được khi bản thân tự tìm tòi. Bản thân mỗi nhà thiết kế cần làm đúng với bản chất công việc của mình, tránh tự biến mình thành người “thợ vẽ”.
Thu nhập của vị trí này
Với sinh viên mới ra trường đôi ba năm, phụ thuộc vào trình độ và năng lực, lương sẽ vào khoảng từ 5.000.000 đến 7.000.000 đồng. Còn những người giỏi nghề, thể hiện được năng lực của mình hơn người khác thì mức lương sẽ vào khoảng 10.000.000 đồng. Nếu bạn đã có kinh nghiệm làm việc, tự trau dồi liên tục từ năm đến bảy năm trong một môi trường tốt thì bạn có thể lương của bạn sẽ đạt mức 15.000.000 đến 30.000.000 đồng mỗi tháng.
Xu hướng tương lai của nghề
Hiện tại có rất nhiều ngành nghề liên quan tới mỹ thuật như: Gò đồng, thổi thủy tinh, trang sức,... không còn hoạt động nữa. Đây là một điều rất đáng tiếc và tạo thành chỗ hổng lớn trong đầu ra của sinh viên mỹ thuật. Tuy nhiên, nhu cầu ở các ngành thời trang, nội thất, bao bì, quảng cáo vẫn không ngừng phát triển. Chính vì vậy, các bạn cần cập nhật kiến thức và xu hướng thị trường để có thể theo đuổi và sống với nghề.
Ngành thiết kế lại là ngành đang rất “hot” không chỉ ở trong nước mà còn cả ở thế giới. Xã hội thay đổi nhanh chóng, cuộc sống quá nhiều nhu cầu, sự thay đổi không ngừng là cần thiết để làm cho cuộc sống không bị nhàm chán. Chính vì lẽ đó, cơ hội trong ngành thiết ké đồ họa sẽ rất phát triển.
Cơ hội thăng tiến trong nghề
Khi bắt đầu, các bạn chỉ là một nhân viên thiết kế bình thường. Sau một thời gian tích lũy kinh nghiệm, tùy khả năng, các bạn sẽ có cơ hội trở thành người quyết định vấn đề thẩm mỹ trong toàn bộ khối công việc về thiết kế. Đó là vị trí của một “trưởng nhóm - Team leader” hay “trưởng dự án - Project leader”, người sẽ có tiếng nói quyết định về xu hướng màu sắc, bố cục, cách vẽ,... Cao hơn vị trí này là “Creative Director” tức Giám đốc sáng tạo, họ sẽ đưa ra rất nhiều ý tưởng thiết kế để các nhóm thiết kế chi tiết dưới quyền hiện thực hóa.
Lời khuyên chuyên gia dành cho các bạn trẻ muốn theo nghề
Trước khi quyết định bắt đầu, bạn phải nghiên cứu hết sức kỹ lưỡng. Ngành nào cũng có cái hay riêng, có cơ hội riêng nên dù bạn chọn ngành nào đi nữa thì một khi đã chọn, hãy theo đuổi nó đến cùng chứ đừng chỉ chạy theo xu hướng.
- Theo chuyên gia Phan Linh (Trích Cẩm nang nghề nghiệp hiện đại).
Bài viết khác
Chọn nghề theo năng lực, sở thích hay ý cha mẹ?
Ngày đăng: 03/05/2023 - Lượt xem: 4811
Vào mùa tuyển sinh, chủ đề chọn nghề, chọn trường luôn khiến các học sinh băn khoăn, khó đưa ra quyết định.
Xem thêm [+]Tuyển sinh năm 2023, mức độ cạnh tranh ngành Ngôn ngữ Hàn ra sao?
Ngày đăng: 26/03/2023 - Lượt xem: 1043
Dự đoán, năm nay mức độ cạnh tranh vào ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc vẫn ở mức cao, tương đương năm ngoái.
Xem thêm [+]Ngành nghề nào sẽ 'lên ngôi' 5 năm tới?
Ngày đăng: 24/03/2023 - Lượt xem: 3029
Kinh doanh và quản lý, máy tính và công nghệ thông tin… là những lĩnh vực có tỉ lệ tuyển sinh cao nhất năm 2022...
Xem thêm [+]Phụ huynh, học sinh nên làm gì để hiểu ngành nghề dự định đăng ký?
Ngày đăng: 22/03/2023 - Lượt xem: 1019
Trước mỗi mùa tuyển sinh, bên cạnh lo lắng thi cử, nhiều phụ huynh, sĩ tử cũng băn khoăn về việc lựa chọn ngành học đúng sở thích, vừa năng lực.
Xem thêm [+]Có nên học ngành Truyền Thông Đa Phương Tiện?
Ngày đăng: 21/01/2022 - Lượt xem: 4168
Ngành học Truyền Thông Đa Phương Tiện (Multimedia) là ngành học phổ biến hiện nay và có rất nhiều trường đào tạo. Vì thế, để tìm cho mình một nơi học tập tốt, ngoài việc tìm hiểu thông tin, bạn nên chú ý đến cơ hội thực hành, cơ hội nghề nghiệp của trường mà bạn chọn theo học. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO cập nhật thông tin này...
Xem thêm [+]7 ngành nghề cho những ai giỏi tiếng Pháp
Ngày đăng: 19/01/2022 - Lượt xem: 2251
Bạn rất đam mê học tiếng Pháp rất nhiều nhưng các bài viết trên các trang báo thời nay kể cho bạn nghe một tương lại không sáng lạng gì cho ngôn ngữ này. Vậy thì dưới đây là 7 nghề cho những ai không dám theo đuổi con đường Pháp văn vì sợ thất nghiệp.
Xem thêm [+]Học nghề gì để ra trường có việc làm luôn?
Ngày đăng: 19/01/2022 - Lượt xem: 2874
Thị trường lao động, tuyển dụng việc làm đang có sự dịch chuyển nhanh chóng. Một ngành nghề đang “hot” ở thời điểm hiện có thể sẽ trở lên lỗi thời ở tương lai. Sự thay đổi này khiến nhiều bạn trẻ, đặc biệt là các em học sinh THPT “lúng túng” không biết nên lựa chọn ngành học nào phù hợp với sở thích, điều kiện kinh tế gia đình và...
Xem thêm [+]Học tiếng Hàn làm nghề gì kiếm nhiều tiền nhất ?
Ngày đăng: 19/01/2022 - Lượt xem: 2022
Việc lựa chọn một nghề nghiệp phù hợp với bản thân không chỉ mang lại cho bạn một cuộc sống có mục tiêu, có định hướng hơn mà còn mang lại cho bạn một tâm trạng thoải mái, vui tươi khi làm bất kì công việc nào trong lĩnh vực mà bản thân mình đam mê, yêu thích. Chính vì lý do đó mà bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn khách quan hơn, liệu nghề...
Xem thêm [+]Top 5 ngành “Hái ra tiền” cho dân học tiếng Đức
Ngày đăng: 18/01/2022 - Lượt xem: 4176
Học tiếng Đức, cơ hội làm việc ra sao? Đó là câu hỏi của rất nhiều bạn khi bắt đầu chọn ngoại ngữ thứ hai để theo học. Tiếng Đức kén người học nhưng tiềm năng “gặt hái ra tiền” không thua kém các ngôn ngữ khác. Thậm chí, các nhà tuyển dụng sẵn sàng mở hầu bao nhiều hơn, cao hơn đối với các “những gà cưng” vừa biết tiếng Anh và...
Xem thêm [+]7 Nghề nghiệp liên quan đến Tiếng Anh có mức lương hấp dẫn
Ngày đăng: 18/01/2022 - Lượt xem: 1986
Đối với những người có năng lực Tiếng Anh xuất sắc, bạn sẽ rất có lợi thế khi tìm kiếm các cơ hội việc làm với mức lương hấp dẫn. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu 7 nghề nghiệp liên quan đến Tiếng Anh sau và biết đâu bạn có thể tìm thấy ngành nghề mơ ước trong tương lai.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công