[CG - Thụy Vân] Nghề MC (Master of Ceremony)
Năm 2008, Thụy Vân tham gia và đoạt danh hiệu Á hậu 2 và giải “Thí sinh trả lời ứng xử hay nhất” tại cuộc thi Hoa hậu Việt Nam. Hiện cô đang là người dẫn chương trình của Đài truyền hình Việt Nam.
Với 10 năm trong nghề, sau đây Thụy Vân chia sẻ những thông tin cần biết cũng như kinh nghiệm của mình về nghề MC - người dẫn chương trình.
Chân dung của một người dẫn chương trình
Chân dung của một người dẫn chương trình truyền hình hiện nay vẫn còn đang rất lẫn lộn vì họ đang còn phải kiêm nhiệm nhiều vị trí khác nhau. Họ tham gia vào khâu sản xuất, tham gia vào biên tập,... cho nên rất khó để phân biệt rõ về người dẫn chương trình. Có thể hiểu, người dẫn chương trình là người kết nối giữa truyền hình, giữa những công cụ lên hình với khán giả truyền hình, họ là người đưa thông tin tới cho khán giả của mình, hay là người kết nối trong một cộng đồng, hội nghị hay sự kiện nào đó.
Nghề dẫn chương trình là một nghề được rất nhiều bạn trẻ yêu thích. Đây là nghề giúp bản thân bạn luôn luôn được đổi mới, luôn phải chịu áp lực, luôn được đi nhiều nơi, gặp gỡ nhiều người, luôn được nhìn thấy thành công dù ngắn ngủi giống như những phút tỏa sáng mà bạn đã nhập tâm, cố gắng hết sức chỉ trong một chương trình, hay một sự kiện nhỏ. Khi mà bạn thành công bạn sẽ có động lực để phấn đấu tiếp.
Để làm một người dẫn chương trình có yêu cầu về trình độ bằng cấp
Những người dẫn chương trình thành công đến từ rất nhiều trường đại học khác nhau và những lĩnh vực chuyên môn khác nhau. Ví dụ: Có những người học trường Đại học Quốc gia, Kinh tế, Ngoại Thương nhưng cũng có những người học từ trường kỹ thuật như Bách Khoa. Quan trọng là đam mê đi cùng nhiệt huyết và lý tưởng mà họ tìm thấy trong con người họ và trong môi trường này để họ gắn bó. Để nói rằng người dẫn chương trình học ra từ trường nào thì có lẽ không có câu trả lời.
Yêu cầu về trình độ ngoại ngữ đối với nghề này
Ngoại ngữ là rất cần thiết với một người dẫn chương trình. Chúng ta đang sống trong thế giới hội nhập, một thế giới phẳng - thế giới không có biên giới và nếu như không có ngoại ngữ thì làm sao chúng ta có thể kết nối với thế giới, nhất là khi một trong những cái dòng chảy khủng khiếp nhất, kinh khủng nhất là dòng chảy của thông tin. Thông tin là thứ vô cùng mạnh mẽ, nó tràn từ nước này sang nước khác, nó giúp cho con người ta mở rộng được mối quan hệ của mình, thông tin của mình,... vậy nên để mở rộng được cách chúng ta tiếp cận thông tin thì rõ ràng ngoại ngữ là một điều rất quan trọng. Một trong những điều hấp dẫn đối với nghề truyền hình chính là họ là người đầu tiên tiếp cận với thông tin.
Những kỹ năng cần có ở một người dẫn chương trình
Một người dẫn chương trình cần hội tụ rất nhiều kỹ năng bao gồm cả kỹ năng cứng lẫn kỹ năng mềm. Đầu tiên là kiến thức nền tảng, ít nhất là bạn đã học ra từ một ngôi trường nào đấy và có một kiến thức nền tảng, chuyên môn nào đó. Nghề truyền hình có điểm thú vị ở chỗ là người dẫn chương trình cần phải hiểu biết nhiều thứ (có thể là không quá sâu nhưng cần biết trên diện rộng) để khi người ta nhắc đến hay khi chúng ta cần tạo ra sự hấp dẫn, tò mò cho khán giả hay khi khán giả hỏi mình thì cũng có thể trả lời được. Các kỹ năng như: Giao tiếp, ngoại ngữ, thuyết phục, tạo cảm hứng cho những người xung quanh là những kỹ năng mà người dẫn chương trình cũng cần phải có. Nếu một chương trình mở ra mà người dẫn chương trình nói những điều không hấp dẫn, khán giả không muốn nghe thì đó là sự thất bại.
Phẩm chất cần có ở người dẫn chương trình
Phẩm chất đấu tiên đối với nghề này đó là sự nhiệt huyết, sự yêu nghề. Một người dẫn chương trình thành công là khi họ hòa mình vào trong chương trình đó, nói bằng tất cả tình cảm của mình, những suy nghĩ của mình với sự chia sẻ chân thành. Trong một gameshow, nếu người dẫn chương trình vui hết cỡ với khán giả sẽ giúp khán giả cảm nhận được sự kết nối hoàn hảo, giúp khán giả bỏ đi được sự e ngại ban đầu và hòa chung được vào với chương trình. Như người dẫn chương trình tin tức chẳng hạn: Cách người dẫn chương trình biểu đạt thông tin có truyền cảm hay xuất phát từ ý nghĩ trong đầu mình hay không thì đó là cần phải có sự đam mê với nghề.
Nghề này có đề cao đạo đức?
Người dẫn chương trình có thể coi là là người của công chúng. Họ được tin là người mang đến những thông tin chính thống và xác thực nhất. Do đó, nếu như trong chương trình, họ xác nhận thông tin này đến từ các cơ quan chính quyền nhưng sau đó lại có những scandal rằng họ nói dối hay giả dối trước công chúng chẳng hạn thì có lẽ công chúng sẽ không còn tin những lời họ vừa nói. Để làm người dẫn chương trình, trước tiên, bạn phải là người có đạo đức, không có scandal, không vi phạm pháp luật, làm tốt công việc của mình và không vi phạm đạo đức nghề nghiệp như bóp méo thông tin, vì lợi ích mà làm sai sự thật.
Liệu nghề này có yêu cầu kinh nghiệm?
Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ đến với đài truyền hình hầu hết là mới tinh, chưa có kinh nghiệm. Thế nhưng, không phải vấn đề gì bạn cũng có thể giải quyết được ngay nên bạn cần có thời gian luyện tập và quan sát ít nhất là vài tháng. Thậm chí, bạn phải đi theo từng chương trình, từng ekip, trường quay, có lúc có thể bạn sẽ cảm thấy mình “thừa thãi” nhưng những sự quan sát ấy sẽ thành kinh nghiệm của bạn lúc nào không hay. Bạn cũng cần phải
luyện tập về giọng nói, cách nhả chữ, cách biên tập, luyện tập làm sao để cái mình nói ra mọi người có thể hiểu được, có thể cảm được và muốn nghe.
Môi trường làm việc của người dẫn chương trình
Đây là một nghề luôn luôn có nhiều áp lực. Để ra được một mẩu tin thì lúc biên tập cũng phải tư duy, suy nghĩ từng cách nói như thế nào để khán giả có thể dừng lại lắng nghe chương trình của mình giữa vô vàn các chương trình hấp dẫn bên ngoài. Và điều này lại càng áp lực với người dẫn chương trình trực tiếp bởi họ chỉ có cơ hội nói một lần. Có những tin tức cập nhật mới mà người dẫn chương trình chưa kịp đọc, có thể đọc vấp trên sóng truyền hình rồi không thể tránh được sự cố' xảy ra buộc phải xử lý trên sóng, thậm chí có những lúc phải cẩn thận khi xảy ra sự cố' mà “mặt không bị đơ” hay phải nói cái gì lúc đó là những điều cũng cần phải luyện tập. Với những chương trình mang tính chính trị, những câu nói vô thưởng vô phạt có thể thành sự nhạy cảm về chính trị, văn hóa và xã hội nên cũng cần suy nghĩ, trau chuốt. Trau chuốt ở đây là mình chỉ có một giây để nghĩ mặc dù miệng nói nhưng đầu phải nghĩ, mắt phải nhìn, miệng thì phải cười (điều này rất khó).
Ghi nhận xã hội cho nghề này
Sự vinh danh lớn nhất của nghề này chính là sự ghi nhận của khán giả, của cộng đồng. Ngoài ra cũng có các giải thưởng từ đài truyền hình, giải thưởng cống hiến,... Thực tế hơn, khi bạn dẫn chương trình và bạn có nhiều “show” nghĩa là bạn đã tạo được sức hút.
Cơ hội thăng tiến, nấc thang nghề nghiệp của nghề dẫn chương trình
Hiện nay, việc bạn muốn tìm kiếm cơ hội cho mình để trở thành người phát ngôn, người dẫn chương trình không hề khó. Việc chúng ta có vươn ra được thế giới, ASEAN hay không còn phụ thuộc vào sự phát triển của ngành truyền thông của chính Việt Nam, của Đài truyền hình.
Thụy Vân chia sẻ rằng: “Ở đây không thể là câu chuyện sống lâu lên lão làng mà phải là người có năng lực mới trở thành lãnh đạo được”.
Để làm lãnh đạo cơ quan truyền thông không hề “sướng” khi phải gánh trách nhiệm trên vai. Trách nhiệm của những người đứng đầu cơ quan truyền thông rất khủng khiếp. Chính vì thế, họ phải là người có năng lực thì mới có thể giữ được vị trí như vậy giữa những sức ép của dư luận, sức ép của tin tức, giữa những sức ép của những đối tượng trong tin tức đó. Đối với người dẫn chương trình, để trở thành lãnh đạo hay sếp, họ phải trải qua quá trình rèn luyện rất nhiều. Họ buộc phải có bản lĩnh chính trị, bản lĩnh nghề nghiệp vững chắc, bản lĩnh đạo đức tốt.
Lời khuyên của Thụy Vân dành cho các bạn trẻ muốn theo đuổi nghề
Bất cứ một công việc nào luôn luôn phải nghĩ đến sự thành công và nhận thức rằng sự thành công không đến một cách dễ dàng. Hãy tiếp cận để nắm bắt những cơ hội chuyên nghiệp ở những nơi chuyên nghiệp để có thể chạm tới thành công.
- Theo MC Thụy Vân (Trích Cẩm nang nghề nghiệp hiện đại).
Bài viết khác
Ngành Kỹ thuật Xét nghiệm Y học
Ngày đăng: 20/11/2020 - Lượt xem: 309
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia phân tích việc làm ngành trong Y Dược cho biết, Xét nghiệm Y học là ngành học mang tính ứng dụng cao, có nhiều cơ hội việc làm và tiềm năng phát triển. Vậy Xét nghiệm Y học là gì? Hãy tìm hiểu cùng Hướng nghiệp GPO nhé!
Xem thêm [+]Lập trình viên Blockchain
Ngày đăng: 29/10/2020 - Lượt xem: 633
Theo Tạp chí Forbes, Việt Nam có thể trở thành trung tâm ứng dụng công nghệ Blockchain mới của khu vực và trên thế giới. Chính điều đó đã khẳng định sự phát triển mạnh mẽ cũng như cơ hội việc làm hấp dẫn dành cho các Blockchain Developer. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu về ngành này nhé.
Xem thêm [+]Những điều cần biết về nghề y tá ở Mỹ
Ngày đăng: 25/09/2020 - Lượt xem: 184
Mặc dù trong các bệnh viện, chúng ta chỉ hướng sự tập trung đến các vị bác sĩ trong những bộ đồ màu trắng, nhưng thực ra những nhân viên y tá mới là những người dành nhiều thời gian cho bệnh nhân nhất và họ luôn đảm bảo rằng bệnh nhân nhận được sự chăm sóc cần thiết.
Xem thêm [+]Mobile Developer – nghề dành cho bạn trẻ đam mê công nghệ
Ngày đăng: 17/09/2020 - Lượt xem: 1143
Theo báo cáo Thị trường quảng cáo Việt Nam, số liệu mới nhấtđược Adsota phát hành, thị trường Việt Nam hiện có đến 43,7 triệu người đang sử dụng các thiết bị smartphone trên tổng số dân 97,4 triệu dân, đạt tỉ lệ 44.9%, lọt top 15 thị trường có số lượng người dùng smartphone cao nhất thế giới. Chính điều đó đã kéo theo sự phát triển...
Xem thêm [+]Top 5 nghề lương cao dành cho dân Công nghệ thông tin năm 2020
Ngày đăng: 17/09/2020 - Lượt xem: 1245
Theo TopDev, năm 2019 Việt Nam thiếu đến 90.000 nhân sự ngành Công nghệ thông tin, trong năm 2020 con số này đã tăng đến hơn 400.000 nhân sự và ước tính là 500.000 vào năm 2021. Chính điều đó đã khẳng định, Công nghệ thông tin là một trong những ngành khát nhân lực nhất Việt Nam. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO điểm tên “top 5” nghề lương cao dành cho các bạn...
Xem thêm [+]Tổng quan nghề Thẩm định giá
Ngày đăng: 13/08/2020 - Lượt xem: 1290
Theo ông Phạm Văn Bình – Trưởng phòng quản lý thẩm định giá, Cục quản lý giá, Bộ Tài chính cho biết: “Qua số liệu thống kê những năm gần đây ngành nghề Thẩm định giá đạt mức tăng trưởng đột biến, vượt cả các doanh nghiệp Kiểm toán mặc dù Thẩm định giá là nghề phát triển sau”. Chính điều đó đã khẳng định sự phát triển mạnh mẽ...
Xem thêm [+]Tìm hiểu về nghề hộ sinh
Ngày đăng: 30/07/2020 - Lượt xem: 657
Hộ sinh (tiếng anh là Midwife hoặc Birthing) là ngành liên quan đến các vấn đề sinh nở. Những hộ sinh (hay còn gọi là “bà đỡ”) sẽ hỗ trợ các y bác ...
Xem thêm [+]4 Nghề nghiệp có khả năng bị thay thế bằng AI trong tương lai
Ngày đăng: 16/07/2020 - Lượt xem: 2261
Với những ứng dụng trong mọi mặt của đời sống, AI - Trí tuệ nhân tạo được coi là chiếc cầu nối tới tương lai. Tuy nhiên, sự phát triển ...
Xem thêm [+]Business Analyst (BA) – Chuyên viên phân tích nghiệp vụ
Ngày đăng: 11/07/2020 - Lượt xem: 1206
Chắc hẳn trong số chúng ta vẫn thường nghe đến vị trí BA của một dự án nào đó nhưng lại không rõ về các công việc của vị trí này.
Xem thêm [+]Cơ hội việc làm của ngành Xã hội học trong tương lai
Ngày đăng: 07/07/2020 - Lượt xem: 1157
Ngành Xã hội học là một ngành có vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu và phát triển của xã hội. Nếu bạn vẫn đang băn khoăn không biết liệu học ngành này ra trường sẽ...
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
TIN MỚI
- Sư phạm Công nghệ - Ngành học đầy hứa hẹn của nền giáo dục Việt Nam hiện đại( hướng nghiệp)
- Thực tập và những sai lầm thường gặp
- Suốt 20 năm tuyển dụng nhân tài, đây là câu trả lời ấn tượng nhất mà tôi nhớ như in khi hỏi ứng viên rằng "Hãy giới thiệu về bản thân bạn"
- Hãy yêu công việc của bạn
- 5 kỹ năng làm việc cần phải có trong thời 4.0
- 4 lý do khiến bạn trẻ liên tục nhảy việc
- 4 cách để làm nổi bật giá trị của bản thân trong hồ sơ công việc
- 9 kỹ năng cần thiết giúp bạn thành công trong mọi lĩnh vực