[CG - Trần Huy Cường] Nghề kho vận (Logistics)
Anh Trần Huy Cường - Nguyên giám đốc kho vận công ty DBSchenker (công ty kho vận và dịch vụ vận tải của Đức), người đã có 21 năm trong nghề Logistic, kho vận và giao nhận vận tải chia sẻ vê' cơ hội nghề nghiệp của nghề này.
Logistics - ngành xương sống trong quá trình hội nhập
Là một dịch vụ ra đời chưa lâu nhưng logistics đã dần khẳng định vai trò to lớn của mình đối với quá trình sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp và nền kinh tế nước ta. Cùng với sự phát triển của nền công nghiệp thế giới, logistics đang trở thành một trong 12 nhóm ngành được cộng đồng kinh tế ASEAN ưu tiên và hỗ trợ phát triển. Do đó, ngành Logistics ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong ngành công nghiệp hiện đại, thu hút nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ.
Logistics đảm nhiệm chính cho các hoạt động hậu cần như quản lý về mặt kho bãi, vận chuyển, giao nhận và phân phối hàng hóa... Khâu vận tải hàng hóa bao gồm lưu kho, lưu bãi, xếp chỗ hàng hóa, một số nơi người ta làm công việc lắp đặt các thiết bị vào công ty chính mà bên bán truyền cho bên mua, và bảo hiểm hàng hóa. Trong khâu vận chuyển thì có vận chuyển đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường sông, vận tải đa phương thức (tức chuyển từ điểm A sang B qua nhiều phương tiện khác nhau). Logistics là các dịch vụ xếp dỡ, lắp đặt, đóng gói, kiểm tra kiểm soát trong quá trình quản lý chuỗi hoạt động.
>>Mô tả công việc Nghề Logistics
Vai trò của Logistics
Ngành logistics có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, nhất là ngày nay, sự phát triển của sản xuất hàng hóa thay đổi rất nhanh về sản lượng, kiểu dáng, giá thành sản phảm, thói quen người tiêu dùng hay môi trường kinh doanh. Sự thay đổi này diễn ra rất nhanh và mang tính toàn cầu. Mỗi một sự thay đổi dù là nhỏ vẫn dẫn đến sự thay đổi về dòng chảy hàng hóa, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng. Quốc gia nào có ngành logistics phát triển, sẽ đáp ứng tốt cho dòng chảy này và tạo nên lợi thế cạnh tranh cao.
Logistics là công việc bao trùm hết của lĩnh vực vận tải. Logistics bao gồm các công việc như thay chủ hàng đặt chỗ, thu xếp các mảng vận tải, sắp xếp thành những chuỗi hoạt động vận chuyển hành trình hàng hóa vật phẩm từ điểm chỉ định này cho đến điểm chỉ định tiếp nhận cuối cùng. Trong quá trình này có cả lưu kho, lưu bãi, theo dõi hàng hóa trên đường đi, thu xếp bảo hiểm nếu được yêu cầu, đóng gói lại, sửa chữa điều chỉnh hàng hóa trong quá trình làm việc. Khi một xã hội phát triển, hàng hóa sản xuất phát triển thì đòi hỏi công việc mang tính chuyên nghiệp hơn. Sản xuất sẽ tập trung vào các sản phẩm mà công ty đã dự kiến còn các công việc phục vụ cho sản xuất bao gồm dịch vụ Logistics - vận chuyển hàng hóa, lắp đặt hàng hóa, đóng gói hàng hóa sẽ góp phần mang tính chuyên nghiệp cao và tiết kiệm được chi phí, thời gian và nhà sản xuất có thể tập trung vào việc nâng cao, cải tiến sản phẩm của mình để phù hợp với thị trường.
Yêu cầu về bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn
Logistics phải quan hệ với các đại lý vận tải nước ngoài, các hãng tàu, các hãng hàng không, các ngôn từ sử dụng đều mang tính quốc tế cho nên điều đầu tiên là phải nắm được ngoại ngữ (cụ thể là tiếng Anh), bạn sẽ tiếp cận với tài liệu, các thông tin, thậm chí trao đổi thông tin văn bản hiện nay cũng bằng tiếng Anh.
Tiếp theo, bạn cần có khái niệm hiểu biết cơ bản về thương mại, thường là các sinh viên ở trường Ngoại Thương, Kinh Tế, Thương Mại,... vì điều này sẽ giúp các bạn tiếp cận nhanh với nghề nghiệp.
Kỹ năng cần có ở nghề này
Đây là ngành dịch vụ nên điều đầu tiên cần là tính linh hoạt cao trong công việc, nhanh chóng tiếp cận được thông tin. Các bạn có thể được tiếp cận với khách hàng là người nước ngoài hoặc khách hàng ở tại Việt Nam nên đòi hỏi khả năng thích nghi với những đối tượng khách hàng khác nhau phải thật linh hoạt. Thứ hai, đó là sự “bền bỉ”. Bởi có thể lúc bạn đang nghỉ thì bên kia bán cầu khách hàng đang thức cho nên bạn cũng phải thức theo, chờ đợi thông tin để tránh các vấn đề phát sinh khiến cho hàng hóa của bạn bị chậm lại. Tiếp đến đó là sự nhạy bén: Mỗi lô hàng chuyển đến có hình thái khác nhau, cũng có khi nó giống nhau nhưng có những trường hợp không lặp lại và tưởng chừng không thể xảy ra, do đó bạn cũng cần nhạy bén để phát hiện ra những điều này. Khi bạn đón đoàn tàu nhưng không may trên đường nó bị va quệt hay đổ vỡ thì lúc đó xử lý thế nào? Các hiểu biết, mối quan hệ bạn cần luôn sẵn sàng để kết nối xử lý những sự cố' trên hành trình của lô hàng.
Với khả năng lên kế hoạch, nhạy bén, có khả năng điều phối tốt, biết tính toán, khả năng giao tiếp... các sinh viên tốt nghiệp Logistics sẽ nhận được không ít cơ hội việc làm. Anh Cường có chia sẻ rằng: “Nếu bạn biết về lẽ thật thì lẽ thật sẽ giải phóng bạn” - hãy tìm thấy cái đúng, đi theo cái chuẩn, bạn sẽ thành công.
Yêu cầu kinh nghiệm trong nghề này
Không có việc gì chúng ta có thể làm ngay được và công việc trong ngành Logistics cũng không ngoại lệ. Khi mới ra trường, các bạn có thể vào ngay Logistic bằng cách làm các công việc liên quan đến chứng từ, bằng cách học việc, thông thường trong vòng 2 năm bạn có thể thông thạo công việc đó. Còn để chuyên nghiệp hơn, bạn cần thời gian trên 3 năm để nắm được công việc và biết rằng phải làm gì, khi nào và làm việc với ai để tạo dựng quan hệ tốt trong ngành Logistics.
Triển vọng trong nghề
Đây là ngành có thu nhập cao ở bất cứ đâu trên thế giới. Theo ước tính, tại Hoa Kỳ, một chuyên viên phân phối/Logistics có thể kiếm được 112.900 USD/năm (tương đương 2,37 tỉ VNĐ/năm) và con số này sẽ còn tiếp tục tăng. Tại Việt Nam, tùy từng vị trí, từng công ty, người lao động làm ở vị trí nhân viên lương thường từ 300 USD/tháng trở lên, làm ở cấp điều hành lương 1.200 USD/tháng trở lên và cấp quản trị thì mức lương từ 4.000 USD/tháng. Con đường thăng tiến của bạn cũng sẽ rất sáng sủa. Các bạn có thể tiến thân từ vị trí nhân viên, trưởng bộ phận, trưởng phòng, giám đốc và giám đốc điều hành. Minh chứng là nhiều CEO của các công ty lớn hiện nay có xuất thân từ ngành quản lý chuỗi cung ứng/Logistics.
Thách thức, khó khăn của người làm Logistics
Khó khăn chính là thị trường. Rất khó để khai thác Logistics ở thị trường Việt Nam vì nó rất đa dạng, có nhiều nhà cung cấp nhỏ lẻ và cạnh tranh cao, khó khăn trong việc tiếp cận các mối quan hệ.
Tiếp theo phải kể đến áp lực công việc không hề nhỏ. Thường xuyên chịu áp lực với cấp trên và khách hàng về tiến độ hàng hóa, đôi khi phải xử lý khéo léo những tình huống ngoài ý muốn liên quan tới vân đề sản phẩm. Công việc hậu cần thường xuyên phải có mặt ở các kho, bãi, cảng, tàu, xe,... nên hay phải đối mặt với những vân đề về pháp lý hải quan, giao thông vận tải... Logistics là một công việc năng động, nên những chuyên viên trong lĩnh vực này thường xuyên cập nhật những tin tức chuyên ngành nhằm theo kịp xu hướng vận tải thế giới. Nếu công việc Logistics của bạn liên quan tới xuất nhập khẩu quốc tế thì khối lượng công việc còn tăng gâp bội.
Xu hướng, nhu cầu về nguồn nhân lực trong ngành.
Nguồn nhân lực Logistics hiện tại của Việt Nam hiện nay được nhận định là: Chắp vá và thiếu bài bản. Có thể khẳng định rằng các chuyên gia được đào tạo chuyên nghiệp về lĩnh vực này quá ít so với yêu cầu phát triển của ngành dịch vụ Logistics. Phần lớn kiến thức mà những người làm Logistics hiện nay có được là từ thực tiễn khi làm đại lý hoặc đối tác cho các công ty nước ngoài chuyên làm trong ngành dịch vụ này. Do đó, cơ hội cho các bạn sinh viên mới ra trường trong nghề này rất rộng mở.
Xã hội ngày càng phát triển, và do yêu cầu của khách hàng nên các công ty buộc phải chuyên biệt hơn trong các công việc chứ không còn ôm đồm như trước. Lây ví dụ về dịch vụ cung ứng thực phẩm cho một công ty chẳng hạn. Hiện người ta không tự tổ chức một bếp ăn. Thay vào đó, các doanh nghiệp, các công ty sản xuất không tự mình làm lấy nữa mà họ có xu hướng sử dụng các công ty thứ 3 chuyên cung cấp các dịch vụ chuyên biệt về bếp ăn, dịch vụ vận tải, dịch vụ vận chuyển đưa đón công nhân, cán bộ. Thay vì đầu tư một số tiền lớn mua một dàn xe, tổ chức cả một bộ phận vận tải bao gồm lái xe, bốc xếp, quản lý kho bãi, hành chính, văn phòng, chứng từ, xuất nhập khẩu, kiểm hóa, thông quan, v.v rất phức tạp và mất thời gian, họ sẽ sử dụng các công ty giao nhận kho vận để phục vụ có tên là Logistics. Các tập đoàn lớn như LG, Samsung, Panasonic, v.v... đều đang sử dụng hệ thống dịch vụ này của các công ty Logistics. Nếu các bạn tham gia vào nghề logistics, các bạn sẽ thấy có rất nhiều cơ hội việc làm, vị trí hấp dẫn để cho mình thử sức.
Lời khuyên chuyên gia dành cho bạn trẻ muốn theo đuổi nghề
Trong bất kỳ hoàn cảnh nào bạn cũng cần tập trung học và có ngoại ngữ thật tốt (tiếng Anh) vì nó sẽ giúp bạn kết nối với thế giới bên ngoài. Làm công việc Logistic, bạn không được phép sợ cháy nắng, không được sợ phải lăn lộn, sợ xông pha vất vả. Hãy nhìn và học hỏi từ những người đi trước xem họ làm thế nào. Hãy chịu khó quan sát và tư duy từ mọi sự việc, sự vật xung quanh. Khi các bạn nhìn thấy rất nhiều người đang cố gắng chuyển một kiện hàng rất nặng lên một cái xe tải to, bạn hãy suy nghĩ nếu đó là một cái máy phát điện hay roto một trăm tấn thì sẽ phải vận chuyển như thế nào. Thử đặt mình vào vị trí có nhu cầu và được yêu cầu để thực hiện nhiệm vụ đó. Các bạn sẽ nghĩ ra được rất nhiều cách để thực hiện nhiệm vụ. Từ đó, sẽ có nhiều sáng tạo và cải tiến tốt hơn cho công việc. Hãy học và làm ngay bây giờ. Sự chăm chỉ, sáng tạo và sự cần cù sẽ giúp các bạn thành công. Các bạn sẽ có thu nhập hoàn toàn xứng đáng trong ngành dịch vụ logistic này.
- Theo chuyên gia Trần Huy Cường (Trích Cẩm nang nghề nghiệp hiện đại).
Bài viết khác
Chọn nghề theo năng lực, sở thích hay ý cha mẹ?
Ngày đăng: 03/05/2023 - Lượt xem: 4575
Vào mùa tuyển sinh, chủ đề chọn nghề, chọn trường luôn khiến các học sinh băn khoăn, khó đưa ra quyết định.
Xem thêm [+]Tuyển sinh năm 2023, mức độ cạnh tranh ngành Ngôn ngữ Hàn ra sao?
Ngày đăng: 26/03/2023 - Lượt xem: 987
Dự đoán, năm nay mức độ cạnh tranh vào ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc vẫn ở mức cao, tương đương năm ngoái.
Xem thêm [+]Ngành nghề nào sẽ 'lên ngôi' 5 năm tới?
Ngày đăng: 24/03/2023 - Lượt xem: 2923
Kinh doanh và quản lý, máy tính và công nghệ thông tin… là những lĩnh vực có tỉ lệ tuyển sinh cao nhất năm 2022...
Xem thêm [+]Phụ huynh, học sinh nên làm gì để hiểu ngành nghề dự định đăng ký?
Ngày đăng: 22/03/2023 - Lượt xem: 954
Trước mỗi mùa tuyển sinh, bên cạnh lo lắng thi cử, nhiều phụ huynh, sĩ tử cũng băn khoăn về việc lựa chọn ngành học đúng sở thích, vừa năng lực.
Xem thêm [+]Có nên học ngành Truyền Thông Đa Phương Tiện?
Ngày đăng: 21/01/2022 - Lượt xem: 4084
Ngành học Truyền Thông Đa Phương Tiện (Multimedia) là ngành học phổ biến hiện nay và có rất nhiều trường đào tạo. Vì thế, để tìm cho mình một nơi học tập tốt, ngoài việc tìm hiểu thông tin, bạn nên chú ý đến cơ hội thực hành, cơ hội nghề nghiệp của trường mà bạn chọn theo học. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO cập nhật thông tin này...
Xem thêm [+]7 ngành nghề cho những ai giỏi tiếng Pháp
Ngày đăng: 19/01/2022 - Lượt xem: 2159
Bạn rất đam mê học tiếng Pháp rất nhiều nhưng các bài viết trên các trang báo thời nay kể cho bạn nghe một tương lại không sáng lạng gì cho ngôn ngữ này. Vậy thì dưới đây là 7 nghề cho những ai không dám theo đuổi con đường Pháp văn vì sợ thất nghiệp.
Xem thêm [+]Học nghề gì để ra trường có việc làm luôn?
Ngày đăng: 19/01/2022 - Lượt xem: 2793
Thị trường lao động, tuyển dụng việc làm đang có sự dịch chuyển nhanh chóng. Một ngành nghề đang “hot” ở thời điểm hiện có thể sẽ trở lên lỗi thời ở tương lai. Sự thay đổi này khiến nhiều bạn trẻ, đặc biệt là các em học sinh THPT “lúng túng” không biết nên lựa chọn ngành học nào phù hợp với sở thích, điều kiện kinh tế gia đình và...
Xem thêm [+]Học tiếng Hàn làm nghề gì kiếm nhiều tiền nhất ?
Ngày đăng: 19/01/2022 - Lượt xem: 1949
Việc lựa chọn một nghề nghiệp phù hợp với bản thân không chỉ mang lại cho bạn một cuộc sống có mục tiêu, có định hướng hơn mà còn mang lại cho bạn một tâm trạng thoải mái, vui tươi khi làm bất kì công việc nào trong lĩnh vực mà bản thân mình đam mê, yêu thích. Chính vì lý do đó mà bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn khách quan hơn, liệu nghề...
Xem thêm [+]Top 5 ngành “Hái ra tiền” cho dân học tiếng Đức
Ngày đăng: 18/01/2022 - Lượt xem: 3863
Học tiếng Đức, cơ hội làm việc ra sao? Đó là câu hỏi của rất nhiều bạn khi bắt đầu chọn ngoại ngữ thứ hai để theo học. Tiếng Đức kén người học nhưng tiềm năng “gặt hái ra tiền” không thua kém các ngôn ngữ khác. Thậm chí, các nhà tuyển dụng sẵn sàng mở hầu bao nhiều hơn, cao hơn đối với các “những gà cưng” vừa biết tiếng Anh và...
Xem thêm [+]7 Nghề nghiệp liên quan đến Tiếng Anh có mức lương hấp dẫn
Ngày đăng: 18/01/2022 - Lượt xem: 1884
Đối với những người có năng lực Tiếng Anh xuất sắc, bạn sẽ rất có lợi thế khi tìm kiếm các cơ hội việc làm với mức lương hấp dẫn. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu 7 nghề nghiệp liên quan đến Tiếng Anh sau và biết đâu bạn có thể tìm thấy ngành nghề mơ ước trong tương lai.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công