[CG - Trần Huy Hoàng] Nghề kế toán
Từ trước đến nay khi nói đến nghề kế toán, chúng ta vẫn thường nghe thây mọi người nói rằng: “Ngành này dễ xin việc, cứ học đi, không sợ bị thất nghiệp đâu" hay “Sau này sẽ được làm trong văn phòng, điều kiện làm việc tốt và lương cao”... nhưng chắc chắn đó chưa phải là tất cả những thông tin mà bạn muốn biết để quyết định theo đuổi ngành nghề này.
Để có cái nhìn bao quát hơn về nghề nghiệp này, về xu hướng phát triển trong tương lai, nhu cầu và yêu cầu đối với lao động trong lĩnh vực này ra sao... TS. Trần Huy Hoàng - Tổng Giám đốc CENSTAF GROUP, người đã có gần 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo, tư vấn thuế, luật, kiểm toán, thanh - kiểm tra quyết toán thuế chia sẻ:
Kế toán là ai?
Kế toán là người ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động tài chính của một tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, cơ sở kinh doanh tư nhân...
Triển vọng việc làm trong ngành kế toán
Nền kinh tế thế giới nói chung và nước ta nói riêng đang trên đà hồi phục, cùng với đó là sự ra đời của các công ty và doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là luôn có nhu cầu lao động trong lĩnh vực kế toán. Thêm vào đó, chính sách pháp luật nước ta hiện nay đang đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, vì thế hàng triệu hộ kinh doanh gia đình sẽ buộc phải chuyển sang doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa nên sẽ phát sinh thêm nhu cầu vị trí kế toán rất lớn.
Cộng đồng kinh tế chung ASEAN (AEC) được thành lập đã tạo điều kiện cho lao động nằm trong 9 lĩnh vực được phép tìm việc tự do trong khu vực Đông Nam A và trong đó có lĩnh vực tài chính - kế toán. Đương nhiên với sự hội nhập này, lao động chất lượng cao có nhiều cơ hội làm việc ở nước ngoài, nâng cao trình độ, thu nhập và mức sống của bản thân. Tuy nhiên, thách thức không nhỏ mà người lao động Việt Nam phải đối mặt là sẽ phải cạnh tranh với lao động của các nước khác. Để vượt qua sự cạnh tranh này, người lao động đặc biệt phải lưu ý đến kinh nghiệm - kỹ năng chuyên môn và khả năng ngoại ngữ.
Để có cơ hội việc làm tốt, thu nhập ổn định và ngày càng cao thì ngay trong khi còn ngồi trên ghế nhà trường, các bạn phải học tập chuyên môn cẩn thận, hiểu sâu sắc bản chất của các nghiệp vụ kế toán, bồi dưỡng và học hỏi tích cực các kinh nghiệm thực tế, biến kiến thức thành kỹ năng nghề nghiệp. Chuyên môn và kinh nghiệm đóng vai trò hết sức quan trọng, nguy cơ thất nghiệp sẽ rất cao nếu bạn không vững hai yếu tố này. Đương nhiên là phải kết hợp phát triển các kỹ năng mềm khác như tôi đã nêu trên. Nếu hội tụ được các yếu tố đó, chắc chắn rằng bạn sẽ có cơ hội tiến xa và thành công trong ngành nghề này”. Anh Trần Huy Hoàng chia sẻ.
Hành trang vào nghề
Bằng cấp và Kinh nghiệm: Đối với vị trí kế toán trong các cơ quan Nhà nước hiện nay thì bằng cấp là yếu tố quan trọng. Nhân viên kế toán phải có bằng chuyên ngành kế toán tối thiểu từ trung cấp, cao đẳng, người có bằng đại học, thạc sĩ sẽ có lợi thế hơn trong khâu tuyển dụng,... Còn đối với các công ty bên ngoài khối nhà nước, kinh nghiệm thực tế được ưu tiên hơn. Thực tế, trình độ tối thiểu mà người lao động cần có thể chỉ là tốt nghiệp trung học phổ thông, sau đó có thể tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu về nghề và nghiệp vụ kế toán, thường xuyên làm việc thực tiễn, chịu khó tích lũy kinh nghiệm sẽ dễ dàng được nhận vào làm việc tại các công ty đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nói cách khác, trình độ bằng cấp là một ưu tiên, tuy nhiên, đó không phải là yếu tố quyết định. Bạn sẽ cần bổ sung và rèn luyện kinh nghiệm thực tế, trình độ chuyên môn. Đây mới là yếu tố then chốt.
Khả năng, phẩm chất cần có: Từ kỹ năng cơ bản như sắp xếp, hồ sơ, giấy tờ, chứng từ một cách khoa học cho đến kỹ năng cao hơn như giao tiếp ứng xử với đồng nghiệp, cấp trên, cấp dưới; kỹ năng mở rộng mối quan hệ bên trong và bên ngoài công ty... Thêm vào đó là các phẩm chất: Trung thực, chăm chỉ, cẩn thận, thái độ cầu thị là những đức tính cần có của nghề này.
Phải cập nhật liên tục chính sách pháp luật của Nhà nước về tài chính, kế toán, thuế và các quy định pháp luật khác liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình.
Cần trau dồi, rèn luyện và đào sâu kiến thức chuyên môn để đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp cũng như của xã hội...
Phải luôn tìm tòi học hỏi để cập nhật và thành thục các phần mềm quản lý, phần mềm kế toán mới.
“Nếu kết hợp được tất cả yếu tố trên thì tôi tin chắc sự nghiệp các bạn sẽ tiến xa trong lĩnh vực này”, anh Trần Huy Hoàng khẳng định.
Vị trí việc làm và cơ hội thăng tiến
Đối với nghề kế toán, có 4 bậc thăng tiến trong sự nghiệp. Đó là: Kế toán viên, Kế toán tổng hợp, Kế toán trưởng, và Giám đốc tài chính.
Ở vị trí thâp nhât là kế toán viên: Yêu cầu đặt ra cho vị trí này là phải có kiến thức sâu sắc về chuyên môn nghiệp vụ, phần hành kế toán mình đảm nhiệm như kế toán tiền lương, kế toán thanh toán, kế toán công nợ, kế toán kho... Ngoài ra, cần có sự am hiểu chính sách pháp luật, quy định, quy chế liên quan đến phần hành nghiệp vụ đó. Kỹ năng về máy tính văn phòng, đặc biệt là excel và các phần mềm kế toán là một yêu cầu không thể thiếu. Một yêu cầu khác nữa với một người làm nghề kế toán là phải đặc biệt cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác. Đây là điểm rất yếu của những bạn trẻ mới ra trường hiện nay.
Nếu là một sinh viên mới ra trường, khi làm việc cho bộ phận kế toán ở một công ty thường sẽ mất ít nhất là từ 6 tháng đến 1 năm để trở thành một kế toán viên thực sự. Hầu hết các bạn trẻ còn thiếu khá nhiều kinh nghiệm thực tế. Khoảng thời gian dài hay ngắn phụ thuộc ở bản thân và năng lực của mỗi người. Có người chỉ mất từ 1 đến 2 năm tích lũy kinh nghiệm đã trở thành kế toán viên tốt nhưng nhiều người mất đến 5 năm vẫn chưa thực hiện thành thục công việc. Nghề kế toán đòi hỏi sự ham học hỏi, cầu thị không ngừng. Với sự hỗ trợ của quản lý và những người đi trước trong công ty, cùng với các kỹ năng mềm khác và tinh thần cầu tiến không mệt mỏi, kế toán viên sẽ có cơ hội lên các vị trí cao hơn.
Vị trí tiếp theo một người kế toán viên có thể phấn đấu lên đó là Kế toán tổng hợp.
Yêu cầu đối với vị trí này là:
- Phải nắm vững tất cả các phần hành kế toán, có khả năng tư duy tổng hợp, phân tích tốt, viết báo cáo tổng hợp, trình bày lên cấp trên.
- Phải có cả kiến thức về tài chính (như các khoản vay ngắn hạn, dài hạn, phải trả, phải thu...) để tham mưu cho kế toán trưởng.
- Có khả năng quản lý nhân sự, có thể phân công các kế toán viên, biết bố trí công việc một cách hợp lý nhất.
- Để trở thành kế toán tổng hợp tốt, bạn nên trải qua thời gian làm các nghiệp vụ của kế toán viên. Kế toán tổng hợp không nhất thiết phải trải qua tất cả các bộ phận kế toán. Quan trọng là bạn phải có kiến thức chuyên môn sâu và rộng, với đầu óc phân tích tư duy, quản lý tốt thì có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Vị trí Kế toán trưởng:
Luật Kế toán đã được Quốc hội Việt Nam thông qua năm 2003 và có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2004 đã quy định: Tiêu chuẩn đối với kế toán trưởng là phải có trình độ đại học về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán và hai năm kinh nghiệm, hoặc trình độ trung cấp và ba năm kinh nghiệm (trước đây quy định cũng là ba năm kinh nghiệm); đơn vị kế toán bắt buộc phải bố trí người làm kế toán trưởng hoặc thuê người làm kế toán trưởng. Kế toán trưởng cần:
Hiểu rất rõ bản chất hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đơn vị.
Có tư duy hoạch định kế hoạch tài chính ngắn, trung và dài hạn; chịu trách nhiệm pháp lý về lĩnh vực tài chính; tư vấn hoạt động kinh doanh, nhìn thấy và dự đoán rủi ro của hoạt động kinh doanh.
Đảm nhiệm được các hoạt động đối nội như tham mưu cho lãnh đạo về rủi ro, kế hoạch phát triển trong ngắn và dài hạn liên quan đến công tác kế toán - tài chính để thực hiện mục tiêu của công ty, kết hợp với các bộ phận liên quan.
Tạo lập được mối quan hệ tốt với các ngân hàng, tổ chức tín dụng, nhà cung cấp, quan hệ với tập thể cá nhân (cổ đông), các cơ quan quản lý nhà nước (thuế, hải quan, quản lý thị trường,...) và các sở ban ngành liên quan.
Trong công tác kế toán, công việc của người kế toán trưởng vô cùng quan trọng đồng thời cũng gặp rất nhiều khó khăn trở ngại. Phải tìm hiểu rõ tính chất công việc và nhiệm vụ, công việc cần làm để tránh gặp những sai lầm không đáng có. Kế toán trưởng phụ trách tất cả các nhân viên kế toán như kế toán tài chính, kế toán quản trị, kế toán tổng hợp, kế toán chi tiết.
- Trích từ Cuốn sách: "Cẩm nang nghề nghiệp hiện đại" của tác giả Yến Đỗ
Bài viết khác
HƯỚNG NGHIỆP TẠI TRƯỜNG THPT VÂN NỘI, ĐÔNG ANH, HÀ NỘI
Ngày đăng: 03/10/2023 - Lượt xem: 1672
HƯỚNG NGHIỆP với chủ đề “Thiết kế cuộc đời”.
Xem thêm [+]Chọn nghề theo năng lực, sở thích hay ý cha mẹ?
Ngày đăng: 03/05/2023 - Lượt xem: 4314
Vào mùa tuyển sinh, chủ đề chọn nghề, chọn trường luôn khiến các học sinh băn khoăn, khó đưa ra quyết định.
Xem thêm [+]Tuyển sinh năm 2023, mức độ cạnh tranh ngành Ngôn ngữ Hàn ra sao?
Ngày đăng: 26/03/2023 - Lượt xem: 960
Dự đoán, năm nay mức độ cạnh tranh vào ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc vẫn ở mức cao, tương đương năm ngoái.
Xem thêm [+]Ngành nghề nào sẽ 'lên ngôi' 5 năm tới?
Ngày đăng: 24/03/2023 - Lượt xem: 2812
Kinh doanh và quản lý, máy tính và công nghệ thông tin… là những lĩnh vực có tỉ lệ tuyển sinh cao nhất năm 2022...
Xem thêm [+]Phụ huynh, học sinh nên làm gì để hiểu ngành nghề dự định đăng ký?
Ngày đăng: 22/03/2023 - Lượt xem: 927
Trước mỗi mùa tuyển sinh, bên cạnh lo lắng thi cử, nhiều phụ huynh, sĩ tử cũng băn khoăn về việc lựa chọn ngành học đúng sở thích, vừa năng lực.
Xem thêm [+]Chuyện nghề cùng con với Chuyên gia YẾN ĐỖ tại THPT VINSCHOOL OCEAN PARK
Ngày đăng: 21/04/2022 - Lượt xem: 2812
Ngày 17/4/2022, chuyên gia Yến Đỗ đã có buổi talk show tại trường Trung học Phổ thông Vinschool Ocean Park, Gia Lâm Hà Nội với các phụ huynh học sinh để chia sẻ về phương pháp đồng hành với con trong việc định hướng nghề nghiệp tương lai.
Xem thêm [+]Chuyên gia YẾN ĐỖ tâm huyết với thế hệ trẻ trong NGÀY HỘI HƯỚNG NGHIỆP cho học sinh THPT Từ Sơn, Bắc Ninh
Ngày đăng: 20/04/2022 - Lượt xem: 1972
Ngày 8/4/2022, bằng sự quan tâm sâu sắc và niềm tin to lớn vào thế hệ trẻ, chuyên gia Yến Đỗ đã có bài chia sẻ đầy nhiệt huyết tại trường THPT Từ Sơn, Bắc Ninh trong sự kiện NGÀY HỘI HƯỚNG NGHIỆP với chủ đề “CHỌN ĐÚNG HƯỚNG NGHỀ, LÀM CHỦ TƯƠNG LAI”.
Xem thêm [+]Chuyên gia YẾN ĐỖ truyền lửa cho học sinh VINSCHOOL trong sự kiện “BE BRAVE TO BREAK THROUGH”
Ngày đăng: 31/03/2022 - Lượt xem: 2089
Ngày 25/3/2022, chuyên gia Yến Đỗ đã có bài chia sẻ đầy nhiệt huyết tại trường Trung học Vinschool Times City tại sự kiện GEAR UP mang tên “BE BRAVE TO BREAK THROUGH” - “DŨNG CẢM ĐỂ BỨT PHÁ”.
Xem thêm [+]Có nên học ngành Truyền Thông Đa Phương Tiện?
Ngày đăng: 21/01/2022 - Lượt xem: 4025
Ngành học Truyền Thông Đa Phương Tiện (Multimedia) là ngành học phổ biến hiện nay và có rất nhiều trường đào tạo. Vì thế, để tìm cho mình một nơi học tập tốt, ngoài việc tìm hiểu thông tin, bạn nên chú ý đến cơ hội thực hành, cơ hội nghề nghiệp của trường mà bạn chọn theo học. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO cập nhật thông tin này...
Xem thêm [+]7 ngành nghề cho những ai giỏi tiếng Pháp
Ngày đăng: 19/01/2022 - Lượt xem: 2116
Bạn rất đam mê học tiếng Pháp rất nhiều nhưng các bài viết trên các trang báo thời nay kể cho bạn nghe một tương lại không sáng lạng gì cho ngôn ngữ này. Vậy thì dưới đây là 7 nghề cho những ai không dám theo đuổi con đường Pháp văn vì sợ thất nghiệp.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công