[CG - Vũ An Phương] Nghề Dược sĩ
Chị Vũ An Phượng - hiện đang là Trưởng phòng Nghiên cứu và phát triển tại Công ty Cổ phần Dược Khoa, người đã có gần 10 năm làm nghiên cứu phát triển các sản phẩm dược, sẽ chia sẻ những kinh nghiệm của mình về nghề.
Dược sĩ là ai ?
Dược sĩ là người làm việc trong Ngành Dược, có chuyên môn về thuốc Tân dược trong ngành Y tế. Dược sĩ còn được gọi là thầy thuốc vì họ cũng tham gia vào quá trình điều trị bệnh thông qua theo dõi việc dùng thuốc của bệnh nhân hoặc giải thích các đơn thuốc của các Y sĩ, Bác sĩ.
Ý nghĩa và vai trò của vị trí này trong chuỗi sản xuất tạo ra sản phẩm dịch vụ của công ty
Nhiệm vụ của dược sĩ chính là nghiên cứu và tạo ra các sản phẩm thuốc. Sản phẩm đó không những phải có hiệu quả với người sử dụng mà còn phải thỏa mãn được các tiêu chuẩn chất lượng đăng ký với Cục Quản lý Dược. Không chỉ thế, họ còn phải tối ưu hóa những sản phẩm thuốc này sao cho quy trình sản xuất phù hợp với điều kiện thực tế để giảm giá thành, giúp làm lợi cho cả người bệnh lẫn nhà sản xuất. Chính chất lượng của các sản phẩm thuốc sẽ làm nâng cao uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp trong mắt khách hàng, nhà đầu tư cũng như người tiêu dùng. Do đó, các dược sĩ phải không ngừng cải tiến công thức và quy trình công nghệ để nâng cao chất lượng và tối ưu hóa chi phí sản xuất, đồng thời tạo tính cạnh tranh cho sản phẩm.
Yêu cầu về trình độ học vấn như thế nào ?
Nghề này yêu cầu trình độ tối thiểu là đại học. Bằng cấp đúng chuyên ngành là tiêu chí quyết định để bạn được tuyển dụng và được hưởng các chế độ đãi ngộ tốt cũng như thăng tiến trong doanh nghiệp. Về ngoại ngữ, yêu cầu chủ yếu của nghề là có thể đọc, viết tiếng Anh chuyên ngành dược. Tuy nhiên, nghề này yêu cầu sự học hỏi không ngừng mà nguồn tài liệu tiếng Anh lại vô cùng phong phú, chính vì thế, nếu ai muốn nhanh chóng phát triển chuyên môn thì nên có tiếng Anh tốt.
Nghề Dược sĩ đòi hỏi phải có những kỹ năng gì?
Nghề này chủ yếu làm các công tác chuyên môn và nghiên cứu, do đó dược sĩ cần có kỹ năng phân tích vấn đề tốt. Không chỉ phân tích căn bệnh, nhu cầu người dùng thuốc mà họ còn phân tích các vấn đề gặp phải trong quá trình nghiên cứu. Do đặc thù về nghiên cứu như đã nói ở trên, dược sĩ phải có khả năng tìm kiếm tài liệu phù hợp với nhu cầu giữa vô vàn các tài liệu trong và ngoài nước. Ngoài nghiên cứu phát triển sản phẩm, dược sĩ còn phải theo dõi, hỗ trợ các bác sĩ, bệnh nhân trong quá trình sử dụng thuốc. Lượng công việc khá nhiều nên yêu cầu họ phải có kỹ năng lập kế hoạch và bố trí công việc tốt để vừa đảm bảo công việc hoàn thành hiệu quả đồng thời tránh tình trạng stress.
Phẩm chất cần có của Dược sĩ
Yêu cầu lớn nhất về phẩm chất của dược sĩ đó là phải có tâm, có đức, có trách nhiệm với sản phẩm mình tạo ra vì chúng không chỉ gắn liền với uy tín của doanh nghiệp cũng như bản thân người dược sĩ mà hơn hết là ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người tiêu dùng. Dược sĩ cần có suy nghĩ logic, chủ động, sáng tạo. Theo chị Phượng đánh giá, đa phần các ứng viên ngành dược hiện nay đều có tật “lười suy nghĩ”. Để làm tốt nghề không được lười suy nghĩ, chậm chạp và thiếu trung thực mà phải luôn tự rèn luyện tư duy logic, tự đặt câu hỏi và tìm kiếm câu trả lời.
Yêu cầu kinh nghiệm trong nghề này như thế nào ?
Dù nghề này không yêu cầu kinh nghiệm nhưng để thành thục công việc này, bạn cần khoảng 2 năm làm nghề. Kinh nghiệm giúp làm việc nhanh hơn nhưng đôi khi cũng gây nhiều khó khăn khi nghiên cứu do kiểu tư duy quán tính dựa theo kinh nghiệm cá nhân. Một mẹo để tích lũy kinh nghiệm hiệu quả mà chị Phượng chia sẻ đó là hãy tổng hợp ra “cây sai lầm” gồm các lỗi có thể mắc phải trong các quá trình nghiên cứu để tránh.
Môi trường làm việc của nghề
Môi trường làm việc của các dược sĩ chủ yếu là phòng thí nghiệm hoặc xưởng sản xuất. Khi đăng kí sản phẩm thì liên quan tới Cục Quản lý dược hoặc các Sở y tế. Khi nghiên cứu bào chế sản phẩm thì liên quan tới viện kiểm nghiệm. Khi sản xuất gia công thì liên quan tới đơn vị sản xuất gia công.
Trách nhiệm của từng vị trí trong nghề
Trách nhiệm của chuyên viên nghiên cứu: Làm theo sự hướng dẫn, chỉ đạo của trưởng bộ phận/giám đốc sản phẩm.
Trách nhiệm của chuyên gia nghiên cứu (thường là giám đốc 1 số sản phẩm/dự án): Tạo ra sản phẩm đạt chất lượng về tác dụng và cách bào chế.
Trách nhiệm của trưởng phòng: Phân công, giám sát các chuyên viên, chuyên gia thực hiện công việc đúng tiến độ đáp ứng nhu cầu sản xuất nội bộ, và nhu cầu khách hàng.
Trách nhiệm của giám đốc nghiên cứu: Dự báo xu hướng phát triển của ngành và định hướng dòng sản phẩm phù hợp với định hướng công ty.
Nghề này mang đến những:
- Cơ hội được tự do trong việc tư duy, phát triển sản phẩm;
- Cơ hội được đánh giá cao về tư duy, về năng lực, về sự sáng tạo;
- Cơ hội được tiếp xúc với tất cả các khâu trong chu kỳ sản xuất, do đó làm nghiên cứu rèn được tư duy hệ thống, đồng thời khi muốn thay đổi công việc thì cũng có khả năng làm ở các vị trí khác như sản xuất, kế hoạch vật tư, marketing;
- Cơ hội được tiếp cận với thông tin mới từ lãnh đạo công ty, công nghệ mới, kiến thức mới,... giúp nâng cao trình độ và năng lực cá nhân;
- Cơ hội lớn nhất là luôn được tiếp xúc với những thông tin mới và rèn luyện tư duy hệ thống.
Ghi nhận xã hội với nghề Dược sĩ
Nghề dược cũng như nghề y xưa nay vẫn luôn được xã hội ghi nhận và đánh giá rất cao. Nhắc đến giải thưởng danh giá bậc nhất trong ngành dược có lẽ phải kể đến giải International Prix Galien (IPG), tôn vinh những nghiên cứu về dược, giải thưởng này được đánh giá ngang với giải Nobel Y học. Trong nước, về mặt cá nhân, dược sĩ có đóng góp, cống hiến lớn với nghề có cơ hội nhận danh hiệu Thầy thuốc ưu tú và thầy thuốc nhân dân do Nhà nước trao tặng. Ngoài ra còn có các giải thưởng dành cho các sản phẩm và doanh nghiệp dược như giải thưởng “Ngôi sao thuốc Việt”, “Cúp vàng doanh nghiệp dược Việt Nam” do Bộ Y tế trao tặng.
Bên cạnh các giải thưởng chuyên ngành, các cá nhân, tổ chức kinh doanh dược cũng có cơ hội nhận được các danh hiệu dành cho doanh nghiệp và sản phẩm nói chung như giải thưởng Tin và dùng, danh hiệu Sản phẩm vì người tiêu dùng...
Khó khăn trong ngành
Ngành dược là một ngành có tính chuyên biệt rất cao, do đó, nếu học ngành này thì sinh viên ra trường sẽ có ít cơ hội việc làm hơn so với các lĩnh vực khác. Thêm vào đó, ngày càng có nhiều trường đào tạo thêm ngành dược càng làm tăng tính cạnh tranh trong tuyển dụng. Các cá nhân trúng tuyển vào vị trí nghiên cứu dược phải mất khá nhiều thời gian mới có thể thích ứng với công việc trong khi mức lương khởi điểm của vị trí này không cao như chuyên viên kinh doanh dược. Ngoài ra, việc hội nhập kinh tế dẫn đến sự xâm nhập ồ ạt của các sản phẩm thuốc ngoại cũng gây nhiều thách thức cho việc nghiên cứu dược.
Khó khăn trong việc nghiên cứu
Công tác nghiên cứu dược ở nước ta cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn. Thứ nhất là kiến thức học được trong trường chưa đủ để giải quyết các vấn đề trong công việc, do đó người làm nghiên cứu phải tự học, tự tìm hiểu rất nhiều mới có thể làm tốt công việc. Thứ hai, họ phải chịu áp lực rất lớn trong việc nghiên cứu tạo ra sản phẩm có chất lượng trong khoảng thời gian ngắn để kịp tiến độ sản xuất.
Thích nghi được với áp lực của việc nghiên cứu là khó khăn lớn nhất của nghiên cứu viên. Muốn vượt qua được áp lực này thì cần phải tự học hỏi bổ sung kiến thức và kinh nghiệm trong quá trình làm việc, biết lập kế hoạch làm việc và thực hiện được công việc theo kế hoạch một cách kiên trì, đồng thời tiếp cận thông tin thị trường, thông tin hội nhập qua các phương tiện thông tin đại chúng. Bên cạnh đó, họ còn cần dũng cảm đương đầu với cái mới, không ngừng suy nghĩ, tìm tòi để sản phẩm được tốt hơn.
Thu nhập trong nghề
Tùy theo trình độ, kinh nghiệm mà lương của dược sĩ sẽ dao động trong khoảng từ 4 triệu đến 50 triệu đồng/tháng. Mặt khác, khi chuyển giao công nghệ giữa các công ty, giám đốc sản phẩm hoặc phụ trách sản phẩm có thể đưa ra giá chuyển giao. Theo chị Phượng, các sản phẩm dược gia truyền có thể có giá chuyển giao lên đến cả tỉ đồng. Dù lương khởi điểm thấp nhưng cơ hội thưởng cũng cao đối với người làm nghiên cứu vì giá trị lợi ích từ sản phẩm mà nghiên cứu viên tạo ra là rất lớn.
Với công việc nghiên cứu ở Dược Khoa, bậc lương sẽ được quyết định dựa vào khả năng nghiên cứu, tính sáng tạo, năng suất lao động của nhân viên. Bậc chức vụ sẽ được quyết định dựa vào khả năng chịu áp lực và khả năng lãnh đạo, dẫn dắt cấp dưới của mỗi cá nhân. Nhìn chung, mức lương của ngành được quyết định dựa vào giá trị đóng góp của mỗi người đối với công ty, ví dụ người làm chuyên gia có thể có mức lương cao hơn người làm quản lý như trưởng, phó phòng.
Xu hướng tương lai đối với nghề Dược sĩ
Theo chị Phượng, trong 5 năm tới, nhân sự cho ngành dược khá nhiều (do xu hướng đào tạo của các trường ở Việt Nam và định hướng hội nhập), tuy nhiên nhân sự có chất lượng đáp ứng được nhu cầu nhà tuyển dụng vẫn thiếu. Bằng chứng là để đào tạo được một chuyên cứu viên có thể hoạt động tốt cần khoảng 2 đến 3 năm, để đào tạo được một chuyên gia nghiên cứu mất khoảng 5 đến 6 năm, thế nhưng trên thực tế ngành hiện nay, số lượng người làm nghiên cứu thực sự thì lại không nhiều, đa số sinh viên dược ra trường làm trong các lĩnh vực như kinh doanh, marketing là chính. Nhu cầu lớn hiện nay đối với dược sỹ là nhân viên dược thực hiện các nhiệm vụ tư vấn và bán thuốc trong các nhà thuốc theo tiêu chuẩn GPP (thực hành tốt nhà thuốc).
Các cấp bậc của nghề
Cũng như các công việc khác, người làm nghiên cứu phát triển có các hướng lựa chọn:
Phát triển sâu về chuyên môn: Từ chuyên viên đến chuyên gia, người tư vấn công nghệ...
Phát triển về quản lý: Từ nhân viên đến phó phòng, trưởng phòng, giám đốc điều hành.
Ngoài ra, người có bằng dược sỹ còn được phép mở các tiệm bán thuốc, quầy thuốc, đại lý thuốc và các đại lý bán thuốc cho các doanh nghiệp dược. Theo quy định của Luật Dược 2005 và các thông tư nghị định hướng dẫn đi kèm, người có bằng trung học dược trở lên và có kinh nghiệm thực tiễn 2 năm tại các cơ sở hợp pháp có đủ điều kiện hành nghề và được cấp chứng chỉ hành nghề dược. Hiện nay, mặc dù pháp luật không cho phép nhưng vẫn phổ biết hiện tượng dược sỹ cho thuê bằng để mở các hoạt động kinh doanh dược phẩm với thu nhập khá cao từ việc cho thuê bằng do tận dụng được một số kẽ hở của luật.
Lời khuyên chuyên gia đối với bạn theo nghề
So với các thị trường nước ngoài, thị trường dược của Việt Nam vẫn còn non trẻ và có nhiều cơ hội phát triển. Ngoài cơ hội chuyên sâu nghiên cứu hay phát triển thành các giám đốc sản phẩm tại các trung tâm nghiên cứu dược của các công ty lớn, dược sỹ còn có nhiều cơ hội làm việc tại các nhà thuốc hoặc kinh doanh thuốc khi có điều kiện. Tuy nhiên, đi theo hướng nào: nghiên cứu hay kinh doanh, là tùy thuộc lựa chọn và điều kiện kinh tế của mỗi người. Mặc dù đi theo con đường nào thì các bạn cũng nên chú trọng rèn luyện y đức và chuyên môn nghiệp vụ để tạo dựng uy tín và sự nghiệp cho chính mình.
- Trích từ Cuốn sách: "Cẩm nang nghề nghiệp hiện đại" của tác giả Yến Đỗ
Bài viết khác
Chọn nghề theo năng lực, sở thích hay ý cha mẹ?
Ngày đăng: 03/05/2023 - Lượt xem: 4811
Vào mùa tuyển sinh, chủ đề chọn nghề, chọn trường luôn khiến các học sinh băn khoăn, khó đưa ra quyết định.
Xem thêm [+]Tuyển sinh năm 2023, mức độ cạnh tranh ngành Ngôn ngữ Hàn ra sao?
Ngày đăng: 26/03/2023 - Lượt xem: 1043
Dự đoán, năm nay mức độ cạnh tranh vào ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc vẫn ở mức cao, tương đương năm ngoái.
Xem thêm [+]Ngành nghề nào sẽ 'lên ngôi' 5 năm tới?
Ngày đăng: 24/03/2023 - Lượt xem: 3029
Kinh doanh và quản lý, máy tính và công nghệ thông tin… là những lĩnh vực có tỉ lệ tuyển sinh cao nhất năm 2022...
Xem thêm [+]Phụ huynh, học sinh nên làm gì để hiểu ngành nghề dự định đăng ký?
Ngày đăng: 22/03/2023 - Lượt xem: 1019
Trước mỗi mùa tuyển sinh, bên cạnh lo lắng thi cử, nhiều phụ huynh, sĩ tử cũng băn khoăn về việc lựa chọn ngành học đúng sở thích, vừa năng lực.
Xem thêm [+]Có nên học ngành Truyền Thông Đa Phương Tiện?
Ngày đăng: 21/01/2022 - Lượt xem: 4168
Ngành học Truyền Thông Đa Phương Tiện (Multimedia) là ngành học phổ biến hiện nay và có rất nhiều trường đào tạo. Vì thế, để tìm cho mình một nơi học tập tốt, ngoài việc tìm hiểu thông tin, bạn nên chú ý đến cơ hội thực hành, cơ hội nghề nghiệp của trường mà bạn chọn theo học. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO cập nhật thông tin này...
Xem thêm [+]7 ngành nghề cho những ai giỏi tiếng Pháp
Ngày đăng: 19/01/2022 - Lượt xem: 2251
Bạn rất đam mê học tiếng Pháp rất nhiều nhưng các bài viết trên các trang báo thời nay kể cho bạn nghe một tương lại không sáng lạng gì cho ngôn ngữ này. Vậy thì dưới đây là 7 nghề cho những ai không dám theo đuổi con đường Pháp văn vì sợ thất nghiệp.
Xem thêm [+]Học nghề gì để ra trường có việc làm luôn?
Ngày đăng: 19/01/2022 - Lượt xem: 2874
Thị trường lao động, tuyển dụng việc làm đang có sự dịch chuyển nhanh chóng. Một ngành nghề đang “hot” ở thời điểm hiện có thể sẽ trở lên lỗi thời ở tương lai. Sự thay đổi này khiến nhiều bạn trẻ, đặc biệt là các em học sinh THPT “lúng túng” không biết nên lựa chọn ngành học nào phù hợp với sở thích, điều kiện kinh tế gia đình và...
Xem thêm [+]Học tiếng Hàn làm nghề gì kiếm nhiều tiền nhất ?
Ngày đăng: 19/01/2022 - Lượt xem: 2022
Việc lựa chọn một nghề nghiệp phù hợp với bản thân không chỉ mang lại cho bạn một cuộc sống có mục tiêu, có định hướng hơn mà còn mang lại cho bạn một tâm trạng thoải mái, vui tươi khi làm bất kì công việc nào trong lĩnh vực mà bản thân mình đam mê, yêu thích. Chính vì lý do đó mà bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn khách quan hơn, liệu nghề...
Xem thêm [+]Top 5 ngành “Hái ra tiền” cho dân học tiếng Đức
Ngày đăng: 18/01/2022 - Lượt xem: 4177
Học tiếng Đức, cơ hội làm việc ra sao? Đó là câu hỏi của rất nhiều bạn khi bắt đầu chọn ngoại ngữ thứ hai để theo học. Tiếng Đức kén người học nhưng tiềm năng “gặt hái ra tiền” không thua kém các ngôn ngữ khác. Thậm chí, các nhà tuyển dụng sẵn sàng mở hầu bao nhiều hơn, cao hơn đối với các “những gà cưng” vừa biết tiếng Anh và...
Xem thêm [+]7 Nghề nghiệp liên quan đến Tiếng Anh có mức lương hấp dẫn
Ngày đăng: 18/01/2022 - Lượt xem: 1986
Đối với những người có năng lực Tiếng Anh xuất sắc, bạn sẽ rất có lợi thế khi tìm kiếm các cơ hội việc làm với mức lương hấp dẫn. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu 7 nghề nghiệp liên quan đến Tiếng Anh sau và biết đâu bạn có thể tìm thấy ngành nghề mơ ước trong tương lai.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công