[CG - Vũ Minh Thọ] Nghề hướng dẫn viên du lịch
Anh Vũ Minh Thọ - Hiện là Giám đốc điều hành Công ty du lịch Asia Top Travel. Anh là 1 trong số 11 hướng dẫn viên quốc tế giành giải hướng dẫn viên du lịch quốc tế được yêu thích nhất do Wanderlust - một tạp chí du lịch nổi tiếng quốc tế bình chọn. Với 9 năm kinh nghiệm trong nghề, sau đây anh Thọ sẽ chia sẻ những trải nghiệm, những điều cần biết với nghề này như sau:
Chia sẻ chân dung về nghề hướng dẫn viên du lịch
Hướng dẫn viên du lịch là người sử dụng ngôn ngữ để giới thiệu, giải thích cho du khách hiểu và thấy được vẻ đẹp, nét đặc trưng của các cảnh vật, điểm văn hóa, điểm tham quan... trong các chuyến đi tại một đất nước hay một vùng miền nào đó.
Hướng dẫn viên du lịch làm gì:
- Tổ chức đón khách, sắp xếp nơi nghỉ ngơi, ăn uống, tổ chức tham quan tại địa điểm tham quan du lịch, tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, mua sắm cho các du khách.
- Cung cấp thông tin đầy đủ để du khách hiểu được các thủ tục, quy định về xuất nhập cảnh, quy chế và hoạt động tham quan, những thông tin về đất nước con người, cảnh quan tại địa điểm du lịch.
- Theo dõi, giám sát, kiểm tra phục vụ du khách để đảm bảo phục vụ đúng và đủ, làm hài lòng du khách theo yêu cầu đã thỏa thuận như trong hợp đồng.
- Xử lý các tình huống, sự cố xảy ra trong quá trình tham quan du lịch một cách nhanh chóng, linh hoạt.
Người hướng dẫn viên du lịch thường được ví là “ba đầu sáu tay” khi phải cùng lúc giải quyết rất nhiều công việc: Khi lên xe, hướng dẫn viên du lịch là người thuyết minh, giới thiệu, cung cấp thông tin về các địa danh nổi tiếng, các giá trị tự nhiên, văn hóa, lịch sử của từng vùng miền đoàn đi qua.
- Bước xuống xe, họ là người phục vụ, lo cho khách từ bữa ăn cho đến giấc ngủ. Trong giờ ăn, họ chạy đôn chạy đáo như nhân viên của quán, để mắt những món ăn còn thiếu để bổ sung, lo lắng đồ ăn của nhà hàng có làm hài lòng khách không. Trong suốt hành trình, nếu khách hàng không may nhức đầu, đau bụng... thì tuỳ từng tình hình thực tế, hướng dẫn viên sẽ phải đi mua thuốc hoặc nghiêm trọng hơn thì phải mời bác sĩ tới hoặc đưa du khách tới bệnh viện để được cấp cứu kịp thời.
Trình độ ngoại ngữ
Ngoại ngữ là một yêu cầu bắt buộc đối với những người hành nghề hướng dẫn viên. Nếu muốn trở thành một hướng dẫn viên xuất sắc, bạn không thể chỉ dừng lại ở việc thành thạo các kỹ năng nghe - để hiểu, và nói - để truyền đạt, mà bạn còn phải rèn luyện cho mình cách “cảm thụ” ngoại ngữ để có thể hiểu được những gì “nằm ngoài ngôn từ”. Điều đó sẽ giúp cho việc giao tiếp của bạn với du khách trở nên dễ hiểu hơn, có chiều sâu hơn. Theo số liệu của Tổng cục thống kê năm 2016 thì thị trường khách: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Tây Âu, Mỹ, Úc, Canada, Newzeland là những nước chiếm tỉ lệ đông nhất trong số 10 triệu khách quốc tế đến Việt Nam. Vậy nên hướng dẫn viên cần trang bị thêm cho mình các ngoại ngữ như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc... để có thể hướng dẫn các du khách đến với Việt Nam.
Môi trường làm việc của vị trí hướng dẫn viên du lịch
Môi trường làm việc của hướng dẫn viên du lịch khá phức tạp, nhiều cám dỗ. Người làm trong nghề hướng dẫn viên du lịch được đi nhiều nơi, khám phá nhiều vùng đất, tìm hiểu văn hoá của nhiều nước, môi trường làm việc thường xuyên thay đổi...
Vinh quang, thuận lợi và ghi nhận xã hội về nghề.
Nghề này được xã hội ghi nhận thông qua các giải thưởng vinh danh.
Ví dụ: Năm 2006, anh Thọ đã được nhận giải thưởng là một trong 11 hướng dẫn viên quốc tế mà khách hàng bình chọn là hướng dẫn viên được yêu thích nhất thế giới của Wanderlust - một tạp chí du lịch danh tiếng nước ngoài bình chọn.
Thách thức khó khăn của nghề
Ngoài những hào quang của nghề là được đi đó đây, được ở khách sạn “nhiều sao” là không ít những khó khăn, thách thức của nghề. Không giống với các nghề khác, công việc của người hướng dẫn viên đi làm từ sáng sớm để kịp đến công ty nhận tour, phân xe rồi đón khách. Họ phải đảm bảo luôn phục vụ khách hàng từ A - Z, từ lúc du khách bắt đầu lên xe cho đến khi kết thúc tour thì cũng rất muộn. Người theo nghề hướng dẫn viên không có ngày nghỉ (cuối tuần hay các dịp lễ tết), bởi vì vào các dịp này du khách được nghỉ để đi du lịch nên hướng dẫn viên được huy động tối đa để phục vụ. Trong khi khách du lịch được thư giãn ngắm cảnh, thưởng thức không gian thì hướng dẫn viên du lịch phải căng mình ra, vận động liên tục, làm sao để có thể truyền đạt những hiểu biết của mình về từng địa danh một cách sống động linh hoạt, làm thế nào để vừa lòng tất cả mọi du khách, làm sao để không khí chuyến đi luôn sôi động, hòa đồng... Những khi mệt mỏi, họ cũng không được nghỉ ngơi, thời gian càng về cuối, hành khách càng mệt mỏi thì họ lại càng phải làm việc cật lực hơn để khuấy động không khí. Đi bộ liên tục và nói cũng... liên tục cả ngày. Tối về, họ lại phải sắp xếp nơi ăn chốn ngủ cho cả đoàn, xong xuôi hết mới được đi ngả lưng. Chuyện ngủ của họ cũng còn tùy theo kinh phí của từng tour.
Khách sạn cao cấp thường chỉ được dành cho du khách. Đó mới chỉ là những vất vả thường trực, ngoài ra hướng dẫn viên còn phải luôn chuẩn bị tư thế để đối phó với những bất trắc, từ chuyện xe hư, đường hỏng, thời tiết thay đổi làm sai lệch lộ trình, họ phải tự mình ứng phó thật quyết đoán và nhạy bén.
Thu nhập và đãi ngộ của vị trí
Thu nhập của hướng dẫn viên du lịch tương đối cao.
Mức lương cho hướng dẫn viên nội địa hiện nay dao động trong khoảng: 400.000 đồng đến 500.000 đồng/ngày.
Ngoài thu nhập do công ty lữ hành trả, hướng dẫn viên làm tốt sẽ có thêm tiền thưởng và hoa hồng (khi khách hàng mua hàng) thì thu nhập của hướng dẫn viên du lịch nội địa khoảng 700.000 cho đến 1.000.000 đồng/ngày.
Nếu hướng dẫn viên chịu khó, đi làm đều, thu nhập hàng tháng sẽ là 10.000.000 cho đến 30.000.000 đồng/tháng.
Mức lương dành cho hướng dẫn viên du lịch quốc tế cao hơn rât nhiều so với hướng dẫn viên du lịch nội địa.
Xu hướng, nhu cầu về nghề này hiện nay và dự đoán tương lai
Theo số liệu thống kê của Tổng Cục Du lịch: Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 4/2017 ước đạt 1.071.650 lượt, tăng 34,0% so với cùng kỳ năm 2016. Con số này là minh chứng cho nhu cầu khách quốc tế tới Việt Nam đang có xu hướng tăng và ngày càng tăng mạnh trong những năm gần đây. Đây chính là cơ hội để nghề dịch vụ nói chung và nghề hướng dẫn viên du lịch của Việt Nam phát triển. Hiện nay là hướng dẫn viên du lịch chất lượng cao hay hướng dẫn viên du lịch có khả năng nói được những ngôn ngữ: Indonesia, Ả Rập, Tây Ba Nha... đang rât thiếu.
Lộ trình thăng tiến công việc trong nghề
Sau khi tốt nghiệp trung cấp nghề về hướng dẫn viên du lịch bạn có thể xin vào các công ty du lịch để tập sự hoặc làm nhân viên hỗ trợ chương trình du lịch, hướng dẫn viên tập sự, trưởng đoàn tập sự, hướng dẫn viên địa phương tập sự, hướng dẫn viên du lịch sinh thái tập sự, hướng dẫn lái xe tập sự.
Sau một thời gian tập sự, với kinh nghiệm thu được, bạn có thể thi lấy thẻ hành nghề hướng dẫn viên du lịch để trở thành hướng dẫn viên du lịch. Cùng với thời gian, kiến thức, kinh nghiệm và tinh thần cầu thị trong công việc bạn hoàn toàn có thể phát triển lên một nấc thang công việc mới là: Hướng dẫn viên cao cấp, trưởng đoàn, quản lý đoàn, giám sát đoàn.
Lời khuyên của chuyên gia trong nghề hướng dẫn viên du lịch
Hướng dẫn viên du lịch là công việc thú vị, có thu nhập tốt, có điều kiện mở mang kiến thức và nghề này được đi đây đi đó nhiều. Nhưng với những đòi hỏi và các thách thức trong nghề, bạn cần phải có sự chuẩn bị tốt về tâm lý, và một nền tảng kiến thức sâu rộng, nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ. Thêm vào đó, các bạn cũng cần phải trang bị cho mình kỹ năng giao tiếp, ứng xử tốt, dẻo dai về sức khoẻ và một tâm lý ổn định. Đặc trưng của nghề là phải đi nhiều, đi sớm về khuya nên nếu các bạn nữ chọn nghề sẽ phải chuẩn bị trước tâm lý để có thể cân bằng cuộc sống cá nhân và gia đình. Người làm nghề hướng dẫn viên du lịch phải dành nhiều thời gian để đọc, tìm hiểu nền văn hóa của nhiều quốc gia, nâng cao kiến thức về các địa điểm mình hướng dẫn để luôn là nguồn cảm hứng cho du khách. Ngoài ra, để vượt qua được các thách thức của nghề thì bạn phải yêu nghề và tận tâm với nghề.
- Trích từ Cuốn sách: "Cẩm nang nghề nghiệp hiện đại" của tác giả Yến Đỗ
Bài viết khác
Chọn nghề theo năng lực, sở thích hay ý cha mẹ?
Ngày đăng: 03/05/2023 - Lượt xem: 4833
Vào mùa tuyển sinh, chủ đề chọn nghề, chọn trường luôn khiến các học sinh băn khoăn, khó đưa ra quyết định.
Xem thêm [+]Tuyển sinh năm 2023, mức độ cạnh tranh ngành Ngôn ngữ Hàn ra sao?
Ngày đăng: 26/03/2023 - Lượt xem: 1047
Dự đoán, năm nay mức độ cạnh tranh vào ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc vẫn ở mức cao, tương đương năm ngoái.
Xem thêm [+]Ngành nghề nào sẽ 'lên ngôi' 5 năm tới?
Ngày đăng: 24/03/2023 - Lượt xem: 3042
Kinh doanh và quản lý, máy tính và công nghệ thông tin… là những lĩnh vực có tỉ lệ tuyển sinh cao nhất năm 2022...
Xem thêm [+]Phụ huynh, học sinh nên làm gì để hiểu ngành nghề dự định đăng ký?
Ngày đăng: 22/03/2023 - Lượt xem: 1027
Trước mỗi mùa tuyển sinh, bên cạnh lo lắng thi cử, nhiều phụ huynh, sĩ tử cũng băn khoăn về việc lựa chọn ngành học đúng sở thích, vừa năng lực.
Xem thêm [+]Có nên học ngành Truyền Thông Đa Phương Tiện?
Ngày đăng: 21/01/2022 - Lượt xem: 4179
Ngành học Truyền Thông Đa Phương Tiện (Multimedia) là ngành học phổ biến hiện nay và có rất nhiều trường đào tạo. Vì thế, để tìm cho mình một nơi học tập tốt, ngoài việc tìm hiểu thông tin, bạn nên chú ý đến cơ hội thực hành, cơ hội nghề nghiệp của trường mà bạn chọn theo học. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO cập nhật thông tin này...
Xem thêm [+]7 ngành nghề cho những ai giỏi tiếng Pháp
Ngày đăng: 19/01/2022 - Lượt xem: 2261
Bạn rất đam mê học tiếng Pháp rất nhiều nhưng các bài viết trên các trang báo thời nay kể cho bạn nghe một tương lại không sáng lạng gì cho ngôn ngữ này. Vậy thì dưới đây là 7 nghề cho những ai không dám theo đuổi con đường Pháp văn vì sợ thất nghiệp.
Xem thêm [+]Học nghề gì để ra trường có việc làm luôn?
Ngày đăng: 19/01/2022 - Lượt xem: 2886
Thị trường lao động, tuyển dụng việc làm đang có sự dịch chuyển nhanh chóng. Một ngành nghề đang “hot” ở thời điểm hiện có thể sẽ trở lên lỗi thời ở tương lai. Sự thay đổi này khiến nhiều bạn trẻ, đặc biệt là các em học sinh THPT “lúng túng” không biết nên lựa chọn ngành học nào phù hợp với sở thích, điều kiện kinh tế gia đình và...
Xem thêm [+]Học tiếng Hàn làm nghề gì kiếm nhiều tiền nhất ?
Ngày đăng: 19/01/2022 - Lượt xem: 2030
Việc lựa chọn một nghề nghiệp phù hợp với bản thân không chỉ mang lại cho bạn một cuộc sống có mục tiêu, có định hướng hơn mà còn mang lại cho bạn một tâm trạng thoải mái, vui tươi khi làm bất kì công việc nào trong lĩnh vực mà bản thân mình đam mê, yêu thích. Chính vì lý do đó mà bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn khách quan hơn, liệu nghề...
Xem thêm [+]Top 5 ngành “Hái ra tiền” cho dân học tiếng Đức
Ngày đăng: 18/01/2022 - Lượt xem: 4214
Học tiếng Đức, cơ hội làm việc ra sao? Đó là câu hỏi của rất nhiều bạn khi bắt đầu chọn ngoại ngữ thứ hai để theo học. Tiếng Đức kén người học nhưng tiềm năng “gặt hái ra tiền” không thua kém các ngôn ngữ khác. Thậm chí, các nhà tuyển dụng sẵn sàng mở hầu bao nhiều hơn, cao hơn đối với các “những gà cưng” vừa biết tiếng Anh và...
Xem thêm [+]7 Nghề nghiệp liên quan đến Tiếng Anh có mức lương hấp dẫn
Ngày đăng: 18/01/2022 - Lượt xem: 1992
Đối với những người có năng lực Tiếng Anh xuất sắc, bạn sẽ rất có lợi thế khi tìm kiếm các cơ hội việc làm với mức lương hấp dẫn. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu 7 nghề nghiệp liên quan đến Tiếng Anh sau và biết đâu bạn có thể tìm thấy ngành nghề mơ ước trong tương lai.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công