[CG-YẾN ĐỖ] CHÂN DUNG VỊ TRÍ ĐÀO TẠO NỘI BỘ CHUYÊN NGHIỆP
Chân dung vị trí đào tạo nội bộ chuyên nghiệp
Vị trí đào tạo nội bộ chuyên nghiệp nhằm mục đích thực hiện, triển khai các hoạt động đào tạo nội bộ của doanh nghiệp. Như các bạn đã biết, hoạt động đào tạo nội bộ luôn luôn cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, khi mà sinh viên mới ra trường chưa thể đáp ứng ngay được công việc, hầu hết các doanh nghiệp đều phải tái đào tạo cho phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động. Do đó, các công ty (đặc biệt các công ty cỡ vừa trở lên) và các tập đoàn đa quốc gia luôn luôn có một bộ phận đào tạo chuyên trách để đào tạo lại kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm - điều đặc biệt thiếu ở các tân cử nhân sinh viên và đào tạo nâng cao cho người lao động trong doanh nghiệp.
Người đảm nhiệm vị trí đào tạo nội bộ sẽ làm các công việc như: Bố trí, sắp xếp, tổ chức, triển khai các nhu cầu đào tạo để ra các kế hoạch đào tạo hàng năm, tính toán được rằng năm này doanh nghiệp mình sẽ cần đào tạo những khóa nào, đối tượng là ai, ngân sách bao nhiêu, đào tạo ở đâu và khi nào. Sau đó nhân viên đào tạo sẽ thực hiện triển khai theo sát các việc hậu cần tổ chức lớp học như lên lịch giảng dạy từ hai phía, với người học (cán bộ công nhân viên trong công ty), liên hệ với các nhà cung cấp để cung cấp giảng viên và liên hệ với các giảng viên nội bộ để có thể triển khai lớp học theo yêu cầu. Nhân viên đào tạo cũng sẽ theo sát với các trưởng phòng ban khác để kiểm tra được hiệu quả sau đào tạo.
>>Mô tả công việc của Chuyên gia đào tạo nội bộ
Vai trò của vị trí đào tạo nội bộ trong tổ chức
Đây là một vị trí mắt xích trong bộ phận nhân sự bởi trong bộ phận này có các chức năng như Tuyển dụng, Đào tạo, Đãi ngộ, Quan hệ lao động và các hoạt động khác của bộ phận nhân sự. Đào tạo giúp cho tổ chức có chuẩn kỹ năng cho doanh nghiệp mình để thực hiện dịch vụ cho khách hàng. Đào tạo cũng là cái mà công ty thể hiện và làm giàu các chương trình đãi ngộ cho cán bộ công nhân viên. Một trong những yếu tố thu hút và giữ chân người lao động ở lại với công ty chính là các chính sách và chương trình đào tạo. Nhân viên đi làm không chỉ kỳ vọng vào lương mà họ còn mong muốn rằng bản thân luôn được phát triển - đây cũng chính là một trong những yếu tố' về phúc lợi mà các công ty nên dành ra để giữ chân và phát triển đội ngũ nhân viên của mình.
Vị trí đào tạo nội bộ mang lại giá trị gì cho khách hàng
ơ một công ty, nếu như một đội ngũ nhân viên được đào tạo tốt thì chất lượng dịch vụ sản phẩm và thái độ làm việc cũng sẽ tốt. Như vậy, vô hình chung sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm dịch vụ và hình ảnh của công ty, khách hàng sẽ cảm nhận được sự chuyên nghiệp và hài lòng với dịch vụ của công ty qua sự chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên. Bởi lẽ đó, nếu một công ty có hệ thống đào tạo bài bản thì “các chuẩn” về năng lực, hành xử sẽ đồng đều và được gìn giữ ở mọi bộ phận và luôn được phát triển. Điều cuối cùng là khách hàng luôn hài lòng bất cứ khi nào sử dụng dịch vụ của công ty vì chất lượng dịch vụ được bảo đảm ở mọi vị trí. Khách hàng sẽ cảm thấy yên tâm và tiếp tục quay lại sử dụng dịch vụ của công ty nhiều lần. Đó là kết quả gián tiếp của hệ thống đào tạo nội bộ của công ty mang lại.
Yêu cầu về trình độ học vấn, bằng cấp và chứng chỉ chuyên môn của vị trí này
Để làm tốt vị trí chuyên gia đào tạo nội bộ thì tối thiểu các bạn phải học từ Cao đẳng trở lên. Học bất cứ chuyên ngành nào thì các bạn cũng có thể tham gia được vị trí này. Nếu các bạn có thêm chứng chỉ về các khóa huấn luyện đào tạo nội bộ của các công ty chuyên đào tạo về nhân sự hay về nghiệp vụ nhân sự cũng sẽ là điểm cộng. ơ GPO, chúng tôi có khóa đào tạo về nghiệp vụ này cho các bạn quan tâm. Các bạn có nhu cầu truy cập website: http://gpo.com.vn/vi/dao-tao/ để biết thêm chi tiết.
Các bằng cấp cao hơn như Đại học, Thạc sĩ là điều khuyến khích vì chúng sẽ giúp bạn bồi bổ thêm kiến thức, giúp các bạn có cơ hội và khả năng tiến xa lên các vị trí cao hơn trong bộ phận nhân sự, đặc biệt hơn nữa là độ sâu của nghề là trở thành giảng viên đào tạo nội bộ. Khi bạn đã trở thành giảng viên chuyên nghiệp, bạn không chỉ có thể giảng dạy ở nội bộ công ty bạn mà bạn có thể trở thành giảng viên chuyên nghiệp, giảng cho các tổ chức và khách hàng bên ngoài, những đơn vị có nhu cầu đào tạo.
Hiện nay, một số công ty Việt Nam có thể không hoặc có yêu cầu trình độ ngoại vgữ vừa phải ở vị trí này nhưng với các công ty nước ngoài thì khả năng ngoại ngữ là một yếu tố bắt buộc. Nếu các bạn không có ngoại ngữ thì các bạn cũng khó mà giao tiếp được với các giảng viên nước ngoài. Tiếp đến là các tài liệu đào tạo hay đều bằng tiếng Anh. Chuyên viên đào tạo cũng là người phải làm và bổ sung tài liệu, làm giàu bài giảng, giúp hỗ trợ giảng viên, hỗ trợ công ty trong việc làm giàu hệ thống tài liệu đào tạo cho công ty mình. Nếu không có ngoại ngữ thì đó là một thiếu sót, làm thiếu hụt đáng kể nguồn thông tin của các bạn.
Kỹ năng mềm cần có của vị trí này
Các bạn có kiến thức thôi thì cũng chưa đủ mà các cần phải có kỹ năng mềm để làm tốt vị trí này. Đầu tiên các bạn cần phải có kỹ năng giao tiếp với toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty, các trưởng phòng và các đối tác đào tạo, giảng viên để sắp xếp, bố trí lớp và điều phối để lớp học được diễn ra đạt kết quả. Ngoài ra thì bạn cần có kỹ năng trình bày, kỹ năng phản biện, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng lãnh đạo. Bạn cần biết cách thuyết phục các quản lý đi học và theo dõi cùng bạn hiệu quả của hoạt động đào tạo trong công ty. Bạn cần phải có kỹ năng đàm phán thuyết phục với các nhà cung cấp các dịch vụ đào tạo, quản lý chất lượng đào tạo để có thể tìm ra được những nhà cung cấp tốt nhất những khóa học tốt nhất để làm giàu thêm các khóa học cho công ty. Đặc biệt, bạn cần phải có kỹ năng xử lý tình huống giải quyết vấn đề kịp thời. Khi khóa học diễn ra và các bạn là người được giao nhiệm vụ hỗ trợ, điều phối lớp thì sẽ có rất nhiều tình huống không ngờ tới xảy ra. Ngay lập tức các bạn cần có kỹ năng mềm cần thiết để xử lý kịp thời các tình huống đó.
Vị trí đào tạo nội bộ yêu cầu phẩm chất như thế nào?
Các bạn cần chủ động, sáng tạo, cần cù chịu khó và nhanh nhẹn. Trong công việc này, đạo đức nghề nghiệp là một trong những yếu tố được đề cao. Biểu hiện đạo đức nghề nghiệp trong nghề này chính là quy tắc ứng xử. Trong công ty, bạn phải ứng xử chuẩn mực và liêm chính. Khi bạn làm chuyên viên đào tạo nội bộ thì bạn có cơ hội tiếp xúc với rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ đào tạo, đồng thời các bạn cũng có cơ hội tiếp xúc với những cám dỗ cho nên các bạn cần hết sức liêm chính, trung thực để mang lại hiệu quả cao nhất cho công ty.
Vị trí này có đòi hỏi kinh nghiệm
Thông thường đối với một sinh viên mới ra trường, nếu bạn là một người nhanh nhẹn và đã từng có thời gian đi thực tập vị trí này ở trong các công ty thì các bạn hoàn toàn có thể làm được. Còn nếu các bạn là “tân binh”, chưa có thời gian trải nghiệm thì chắc chắn mất ít nhất là một năm để học việc và thực tập thì mới có thể làm tốt được ở vị trí này.
Môi trường làm việc của vị trí này như thế nào
Vị trí này nằm trong bộ phận nhân sự thuộc phòng nhân sự của các công ty nên môi trường làm việc ở trong văn phòng. Vị trí này thường xuyên làm việc với các nhân viên trong công ty, và đây cũng chính là khách hàng nội bộ của các bạn. Các bạn cũng cần làm việc với các trưởng phòng cấp trên mình hay làm việc với các đối tác bên ngoài như các nhà cung cấp dịch vụ đào tào trên thị trường.
Thu nhập của vị trí này
Tùy theo mức độ kinh nghiệm, khả năng và trình độ học vân, vị trí này có khoảng lương rât rộng. Đặc biệt nếu các bạn trở thành giảng viên đào tạo chuyên nghiệp thì thu nhập rât cao (thường tính theo ngày, phụ thuộc vào độ hot, vào trình độ, học vân, kinh nghiệm giảng dạy của các bạn). Thu nhập thông thường từ mức sinh viên cho tới mức lành nghề có thể từ 150$ cho đến 2.000$ hoặc hơn.
Cơ hội thăng tiến của nghề
Đây là một công việc có lộ trình công danh rât tốt. Nếu như các bạn đi sâu theo nghề đào tạo từ một chuyên viên đào tạo nội bộ, các bạn hoàn toàn có thể được thăng tiến đề bạt lên thành Traning Manager - phụ trách một phòng đào tạo hoặc một trung tâm đào tạo của một tập đoàn, một ngân hàng; cao hơn nữa bạn hoàn toàn có thể đứng lớp trở thành một giảng viên chuyên nghiệp (Trainer).
Nếu phát triển ngành ngang theo chiều rộng của nghề, bạn hoàn toàn có thể tích lũy thêm kinh nghiệm ở những chuyên môn khác, nghiệp vụ khác trong phòng nhân sự như Tuyển dụng, lương và đãi ngộ,... để các bạn có thể phát triển nghề sâu hơn, rộng hơn trong các mảng khác. Bạn cũng có thể tiến lên các vị trí cao hơn của nghề nhân sự như Trưởng phòng nhân sự, Giám đốc nhân sự, Phó tổng giám đốc phụ trách nội chính và hoàn toàn có thể trở thành Giám đốc điều hành nếu như các bạn tích lũy được đầy đủ kỹ năng và kinh nghiệm yêu cầu cần thiết của từng vị trí đó.
Nếu các bạn làm Trainer thì cũng gần giống như làm nhà giáo, nhưng độ khó của nghề cao hơn vì khách hàng (đối tượng giảng dạy) của bạn là những người trưởng thành, từ nhân viên đến những quản lý trung và cao câp. Cách giảng dạy khác đôi chút với phương pháp giảng dạy của giảng viên trong nhà trường. Nếu các bạn làm tốt, tùy theo tổ chức và các công ty thường có các giải thưởng như Cán bộ nhân viên xuât sắc, Quản lý xuât sắc,... nếu các bạn cố gắng phân đâu, đạt yêu cầu thì các bạn cũng hoàn toàn được các tổ chức ghi nhận.
Về mặt xã hội, hiện nay quốc tế đã có tổ chức toàn cầu như ICF (International Coaching Federation) để trao chứng nhận về giảng viên toàn cầu cho những giảng viên đạt chuẩn. Hơn nữa, nếu bạn yêu thích giảng dạy, bạn hoàn toàn có thể học lên thêm các bậc cao hơn như Thạc sỹ, Tiến sỹ để có thể ứng tuyển vào làm giảng viên chuyên nghiệp tại các trường Đại học hoặc trở thành những nhà đào tạo chuyên nghiệp.
Thách thức, khó khăn của nghề này
Làm nghề đào tạo có nghĩa là bạn sẽ phải luôn luôn cập nhật kiến thức. Hiện nay, sự tiến bộ của xã hội diễn ra chóng mặt, chính vì thế có các kỹ năng kiến thức mới mà các bạn phải cập nhật liên tục. Nếu không chịu khó cập nhật, các kiến thức cũ sẽ làm cho nội dung bài giảng trong các khóa học của bạn trở nên nhàm chán. Vì thế người làm đào tạo luôn đòi hỏi làm mới, sáng tạo. Tiếp theo, người làm đào tạo nhiều khi phải kiêm thêm các vị trí khác trong hoạt động đào tạo như hỗ trợ lớp, MC, soạn bài giảng, điều phối,... nên bạn cần phải sẵn sàng cho những công việc đó. Nếu công ty tổ chức ở những nơi khác ngoài doanh nghiệp mình, bạn cũng cần phải đi theo để theo dõi và tổ chức lớp. Thách thức tiếp theo là các bạn cũng cần trau dồi ngoại ngữ để có thể giao tiếp tốt với giảng viên và học viên. Đặc biệt, nếu các bạn muốn phát triển sự nghiệp thành giảng viên chuyên nghiệp (trainer) thì các bạn phải xác định học cả đời vì không một học viên nào muốn học từ những thầy “tồi”. Các bạn không chỉ cần trau dồi kiến thức mà còn cần
cải thiện hàng ngày các kỹ năng của mình để trở nên điêu luyện, thành thục. Giảng viên giỏi có thể trở thành các nhà tư vấn tổ chức cho các doanh nghiệp khi có yêu cầu.
ơ những công ty lớn thường mới có các trung tâm đào tạo, bộ phận đào tạo chuyên biệt. Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa là các công ty nhỏ không có nhu cầu này. ơ các công ty vừa và nhỏ, nhân viên đào tạo thường kiêm nhiệm công tác của tuyển dụng hoặc các công việc nhân sự khác. Các bạn không nên từ chối những cơ hội này dù là nhỏ nhất để nắm bắt cơ hội và tích lũy kinh nghiệm cho mình.
Xu hướng, nhu cầu tương lai của nghề
Doanh nghiệp là một phần xương sống của nền kinh tế và nếu như không có doanh nghiệp thì sẽ khó mà tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Khi doanh nghiệp phát triển, chắc chắn là bộ phận đào tạo sẽ phát triển và bộ phận đào tạo phát triển thì nhân sự cần cho phòng đào tạo này cũng phát triển. Nếu các bạn yêu nghề và muốn theo nghề này, các bạn nên chuẩn bị hành trang cho mình để vào nghề.
Lời khuyên chuyên gia gửi tới các bạn trẻ muốn theo nghề
Nghề đào tạo là một trong những nghề cao quý cũng như nghê’ nhà giáo và có nhu cầu cao trong tương lai. Nếu muốn trở thành những giảng viên chuyên nghiệp hay các giám đốc đào tạo, các bạn hãy tích lũy, nghiên cứu và tìm hiểu về các công việc của một nhân viên đào tạo và lộ trình thăng tiến của nghề, tham gia bổ sung nghiệp vụ cho các vị trí này. Hiện nay, các công ty đào tạo nhân sự như GPO (www.gpo.com.vn) cũng có tổ chức và các bạn có thể tham gia các khóa học ngắn để bổ sung kiến thức cho mình. Điều quan trọng là bạn phải quyết tâm theo nghề, đã làm thì phải kiên trì và không bỏ cuộc. Người bỏ cuộc không bao giờ thành công mà người thành công thì không bao giờ bỏ cuộc. Chính vì thế các bạn đừng bao giờ bỏ cuộc, hãy duy trì ước mơ của mình và chắc chắn các bạn sẽ thành công.
- Theo chia sẻ của chuyên gia Yến Đỗ (Trích Cẩm nang nghề nghiệp hiện đại)
Bài viết khác
Chọn nghề theo năng lực, sở thích hay ý cha mẹ?
Ngày đăng: 03/05/2023 - Lượt xem: 4141
Vào mùa tuyển sinh, chủ đề chọn nghề, chọn trường luôn khiến các học sinh băn khoăn, khó đưa ra quyết định.
Xem thêm [+]Tuyển sinh năm 2023, mức độ cạnh tranh ngành Ngôn ngữ Hàn ra sao?
Ngày đăng: 26/03/2023 - Lượt xem: 933
Dự đoán, năm nay mức độ cạnh tranh vào ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc vẫn ở mức cao, tương đương năm ngoái.
Xem thêm [+]Ngành nghề nào sẽ 'lên ngôi' 5 năm tới?
Ngày đăng: 24/03/2023 - Lượt xem: 2692
Kinh doanh và quản lý, máy tính và công nghệ thông tin… là những lĩnh vực có tỉ lệ tuyển sinh cao nhất năm 2022...
Xem thêm [+]Phụ huynh, học sinh nên làm gì để hiểu ngành nghề dự định đăng ký?
Ngày đăng: 22/03/2023 - Lượt xem: 892
Trước mỗi mùa tuyển sinh, bên cạnh lo lắng thi cử, nhiều phụ huynh, sĩ tử cũng băn khoăn về việc lựa chọn ngành học đúng sở thích, vừa năng lực.
Xem thêm [+]Có nên học ngành Truyền Thông Đa Phương Tiện?
Ngày đăng: 21/01/2022 - Lượt xem: 3963
Ngành học Truyền Thông Đa Phương Tiện (Multimedia) là ngành học phổ biến hiện nay và có rất nhiều trường đào tạo. Vì thế, để tìm cho mình một nơi học tập tốt, ngoài việc tìm hiểu thông tin, bạn nên chú ý đến cơ hội thực hành, cơ hội nghề nghiệp của trường mà bạn chọn theo học. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO cập nhật thông tin này...
Xem thêm [+]7 ngành nghề cho những ai giỏi tiếng Pháp
Ngày đăng: 19/01/2022 - Lượt xem: 2078
Bạn rất đam mê học tiếng Pháp rất nhiều nhưng các bài viết trên các trang báo thời nay kể cho bạn nghe một tương lại không sáng lạng gì cho ngôn ngữ này. Vậy thì dưới đây là 7 nghề cho những ai không dám theo đuổi con đường Pháp văn vì sợ thất nghiệp.
Xem thêm [+]Học nghề gì để ra trường có việc làm luôn?
Ngày đăng: 19/01/2022 - Lượt xem: 2705
Thị trường lao động, tuyển dụng việc làm đang có sự dịch chuyển nhanh chóng. Một ngành nghề đang “hot” ở thời điểm hiện có thể sẽ trở lên lỗi thời ở tương lai. Sự thay đổi này khiến nhiều bạn trẻ, đặc biệt là các em học sinh THPT “lúng túng” không biết nên lựa chọn ngành học nào phù hợp với sở thích, điều kiện kinh tế gia đình và...
Xem thêm [+]Học tiếng Hàn làm nghề gì kiếm nhiều tiền nhất ?
Ngày đăng: 19/01/2022 - Lượt xem: 1852
Việc lựa chọn một nghề nghiệp phù hợp với bản thân không chỉ mang lại cho bạn một cuộc sống có mục tiêu, có định hướng hơn mà còn mang lại cho bạn một tâm trạng thoải mái, vui tươi khi làm bất kì công việc nào trong lĩnh vực mà bản thân mình đam mê, yêu thích. Chính vì lý do đó mà bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn khách quan hơn, liệu nghề...
Xem thêm [+]Top 5 ngành “Hái ra tiền” cho dân học tiếng Đức
Ngày đăng: 18/01/2022 - Lượt xem: 3498
Học tiếng Đức, cơ hội làm việc ra sao? Đó là câu hỏi của rất nhiều bạn khi bắt đầu chọn ngoại ngữ thứ hai để theo học. Tiếng Đức kén người học nhưng tiềm năng “gặt hái ra tiền” không thua kém các ngôn ngữ khác. Thậm chí, các nhà tuyển dụng sẵn sàng mở hầu bao nhiều hơn, cao hơn đối với các “những gà cưng” vừa biết tiếng Anh và...
Xem thêm [+]7 Nghề nghiệp liên quan đến Tiếng Anh có mức lương hấp dẫn
Ngày đăng: 18/01/2022 - Lượt xem: 1815
Đối với những người có năng lực Tiếng Anh xuất sắc, bạn sẽ rất có lợi thế khi tìm kiếm các cơ hội việc làm với mức lương hấp dẫn. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu 7 nghề nghiệp liên quan đến Tiếng Anh sau và biết đâu bạn có thể tìm thấy ngành nghề mơ ước trong tương lai.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công