Chọn ngành học là đầu tư cho tương lai: Cách xác định thế mạnh nghề nghiệp
Nếu có một ngành nghề nào đó xuất hiện lặp đi lặp lại trong kết quả của nhiều bài trắc nghiệm khác nhau, nghĩa là ngành nghề đó càng có khả năng sẽ là phù hợp với bạn nhất.
Không phải học sinh nào cũng biết cách xác định thế mạnh nghề nghiệp để hoạch định tương lai. Thanh Niên đã có cuộc trao đổi với tiến sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu (ảnh, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) về vấn đề này.
Thưa ông, làm thế nào để học sinh (HS) có thể chọn ra nghề nghiệp thích hợp nhất?
Để tìm ra nghề mình thích hợp nhất, HS hãy trả lời 3 câu hỏi: Em có thể làm giỏi cái gì? Em thích cái gì? Cái gì làm ra tiền? Khi tìm giao thoa giữa 3 câu trả lời đó, bạn sẽ chọn được nghề nghiệp lý tưởng nhất. Và 3 bước mà HS cần làm để chọn nghề chính xác là: xác định cái mình thích, xác định cái mình giỏi (thế mạnh), tìm hiểu về nghề.
Nhiều HS cho rằng không biết bản thân đang “giỏi cái gì” để chọn ngành nghề phù hợp năng lực bản thân.
Vậy theo ông, làm sao có thể tìm ra “cái mình giỏi”?
Để tìm ra “cái mình giỏi” là gì, hãy thử áp dụng nhiều phương pháp.
Như phương pháp sinh trắc học, đánh giá độ ưu thế của 10 vùng chức năng trên não dựa vào mật độ dày đặc của nơ-ron và kiểu hình thần kinh (khí chất) của từng thùy. Từ đó, nhận biết độ thuận lợi của từng nghề nghiệp tương ứng với chức năng hoạt động của từng thùy não. Qua đó giúp HS đánh giá được những nghề nghiệp nào phù hợp với tư chất của mình nhất, sẽ phát triển thuận lợi theo năng khiếu tự nhiên nhất.
Thứ hai là phương pháp “20 đôi mắt”. Rất nhiều đặc điểm của bản thân khi bộc lộ sẽ được người xung quanh nhận thấy. HS cần tiến hành phỏng vấn ít nhất 20 người thân cận, từ đó mỗi người sẽ phác thảo những nét vẽ về nhân cách của bản thân. Hãy tìm những nhận xét "lặp đi lặp lại" nhiều nhất trong lời các nhận xét. Từ đó sẽ xác định được "điểm mạnh thương hiệu" của bản thân trong mắt mọi người.
Thứ ba là phương pháp “hộp diêm”. Các que diêm “tiềm năng” sẽ không bao giờ bùng cháy nếu như HS chưa một lần mang nó ra khỏi hộp và “cọ xát”. Ví dụ, nếu muốn biết mình có tiềm năng làm MC hay không, thì phải thử cầm lấy micro. HS hãy thử năng lực của mình.
Phương pháp nữa là “so sánh”, vì so sánh với người khác sẽ giúp bạn nhận ra ưu thế của chính mình. So sánh giữa các khả năng của bản thân với nhau sẽ giúp bạn nhận ra khả năng mạnh nhất.
Ngoài ra, còn có thể áp dụng phương pháp trắc nghiệm hướng nghiệp. Các bài trắc nghiệm được chuẩn hóa sẽ giúp mỗi cá nhân chẩn đoán xem bản thân phù hợp với ngành nghề nào nhất. Nếu có một ngành nghề nào đó xuất hiện lặp đi lặp lại trong kết quả của nhiều bài trắc nghiệm khác nhau, nghĩa là ngành nghề đó càng có khả năng sẽ là phù hợp với bạn nhất.
Ngoài ra, còn có thể áp dụng phương pháp phân tích SWOT. Nghĩa là dựa vào bộ câu hỏi gợi ý (trong box Các câu hỏi thống kê), HS có thể tự phân tích 4 nội dung: điểm mạnh (S, Strengths), điểm yếu (W, Weaknesses), các cơ hội (O, Opportunities) và các khó khăn (T, Threats). Từ đó, kết hợp giữa S và O sẽ thành ra nghề nghiệp mà bạn nên lựa chọn.
|
Theo Thanh niên.
Bài viết khác
6 ngành học “đắt hàng”, ra trường có việc ngay, không yêu cầu kinh nghiệm
Ngày đăng: 03/07/2025 - Lượt xem: 52
6 ngành học “đắt hàng”, ra trường có việc ngay, không yêu cầu kinh nghiệm
Xem thêm [+]Ngành học cực tiềm năng nhưng nhiều phụ huynh đánh giá ‘mơ mộng’: Cơ hội việc làm rộng mở, dễ ‘hốt bạc tỷ’ nếu đáp ứng 5 tiêu chí
Ngày đăng: 03/07/2025 - Lượt xem: 19
Ngành học cực tiềm năng nhưng nhiều phụ huynh đánh giá ‘mơ mộng’: Cơ hội việc làm rộng mở, dễ ‘hốt bạc tỷ’ nếu đáp ứng 5 tiêu chí
Xem thêm [+]Ngành học thu nhập tiền tỷ ở Việt Nam đang 'khát' đến 35.000 nhân lực, có vai trò then chốt trong các lĩnh vực 'nóng'
Ngày đăng: 03/07/2025 - Lượt xem: 23
Ngành học thu nhập tiền tỷ ở Việt Nam đang 'khát' đến 35.000 nhân lực, có vai trò then chốt trong các lĩnh vực 'nóng'
Xem thêm [+]Ngành học này mấy năm trước ai theo sẽ bị mắng là "liều", phụ huynh lo sốt vó, giờ ra trường lương 60 triệu/tháng
Ngày đăng: 25/06/2025 - Lượt xem: 192
Ngành học này mấy năm trước ai theo sẽ bị mắng là "liều", phụ huynh lo sốt vó, giờ ra trường lương 60 triệu/tháng
Xem thêm [+]Đề xuất: Sinh viên ngành kỹ thuật, công nghệ được hỗ trợ 3,6 triệu/tháng
Ngày đăng: 25/06/2025 - Lượt xem: 93
Đề xuất: Sinh viên ngành kỹ thuật, công nghệ được hỗ trợ 3,6 triệu/tháng
Xem thêm [+]Ngành nghề nào ở Việt Nam đứng trước nguy cơ thất nghiệp cao?
Ngày đăng: 24/06/2025 - Lượt xem: 180
Ngành nghề nào ở Việt Nam đứng trước nguy cơ thất nghiệp cao?
Xem thêm [+]Ngành ngôn ngữ đang khủng hoảng: AI dạy, nói, dịch quá nhanh - 4 năm học chưa chắc bằng 30 giây tra app!
Ngày đăng: 24/06/2025 - Lượt xem: 101
Ngành ngôn ngữ đang khủng hoảng: AI dạy, nói, dịch quá nhanh - 4 năm học chưa chắc bằng 30 giây tra app!
Xem thêm [+]3 ngành học triển vọng tại Việt Nam: Ra trường dễ có việc, thu nhập đáng mơ ước
Ngày đăng: 24/06/2025 - Lượt xem: 138
3 ngành học triển vọng tại Việt Nam: Ra trường dễ có việc, thu nhập đáng mơ ước
Xem thêm [+]Nghề gì còn sống trong kỷ nguyên AI? Cha đẻ trí tuệ nhân tạo chỉ đích danh
Ngày đăng: 24/06/2025 - Lượt xem: 98
Nghề gì còn sống trong kỷ nguyên AI? Cha đẻ trí tuệ nhân tạo chỉ đích danh
Xem thêm [+]Việt Nam có 1 ngành học 4 năm liền lọt top thế giới: Điểm chuẩn ‘dễ thở’, lương tới 46 triệu/ngày
Ngày đăng: 23/06/2025 - Lượt xem: 108
Việt Nam có 1 ngành học 4 năm liền lọt top thế giới: Điểm chuẩn ‘dễ thở’, lương tới 46 triệu/ngày
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công