Chu kỳ bán rã kiến thức và lý do chúng ta phải học tập không ngừng
Nếu đang ở trong trạng thái “ù lì” và không còn động lực học tập, bạn hãy thử đọc bài viết sau. Bởi biết đâu khái niệm “chu kỳ bán rã kiến thức” sẽ làm bạn “bừng tỉnh”, ngồi dậy và tiếp tục hành trình tiếp thu “tinh hoa nhân loại” đầy gian nan. Ngay bây giờ hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu thông tin này nhé!
Chu kỳ bán rã kiến thức không phải là một khái niệm lớn lao hay phức tạp. Khái niệm này chỉ đơn thuần phản ánh bản chất về “vòng đời” của kiến thức mà thôi.
Có thể bạn đang tự tin vì mình đang cầm một tầm bằng đẹp đẽ trên tay. Có thể bạn đang cảm thấy bản thân không cần vội vàng rèn luyện một kỹ năng hay học thêm một kiến thức mới nào đó. Nhưng cũng có thể suy nghĩ này của bạn sẽ thay đổi ngay tức sau khi tìm hiểu về chu kỳ bán rã tri thức – điều khiến bạn phải tự hỏi bản thân rằng, “có phải mình đang quá tự phụ về những kiến thức đã thu nạp được hay không”?
Chu kỳ bán rã kiến thức là một lời nhắc nhở về việc học
I. Chu kỳ bán rã kiến thức là gì?
Chu kỳ bán rã kiến thức (haft-life of knowledge) là khoảng thời gian mà một nửa lượng kiến thức về một vấn đề nào đó mất giá trị và cần được thay mới.
Điều này có nghĩa kiến thức bạn tiếp thu ngày hôm nay sẽ bị lỗi thời sau một thời gian. Nếu không tiếp thu kiến thức mới để thay thế kiến thức cũ, bạn ngay lập tức bị bỏ lại phía sau.
Kiến thức được tạo ra ngày càng nhiều, thông tin có sự thay đổi với tốc độ ngày càng chóng mặt, nên thời gian khiến chúng bị mất giá trị cũng ngày một rút ngắn. Nếu trước kia, một tấm bằng đại học mất khoảng 10 năm để trở nên lỗi thời thì hiện nay, giá trị một tấm bằng cử nhân có thể chỉ mất khoảng 5 năm để biến mất mà thôi.
Chu kỳ bán rã tri thức sẽ khác nhau giữa từng lĩnh vực. Các kiến thức nền tảng, chẳng hạn như một số kiến thức từ thời phổ thông có thể mất 10 – 20 năm mới dần lạc hậu. Thế nhưng với ngành IT, chỉ tốn khoảng 1 – 5 năm, nhiều kiến thức đã không thể sử dụng được nữa rồi.
Như vậy, chu kỳ bán rã kiến thức phản ánh một sự thật rằng, những kiến thức bạn có được ở thời điểm hiện tại đang mất giá qua từng ngày từng giờ. Nếu không muốn bị chính thời đại này đào thải vì không theo kịp tốc độ “update” của tri thức, hay vì không đủ sức cạnh tranh với thế hệ trẻ hơn – thế hệ được tiếp cận với kiến thức và những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nhất, bạn phải học tập không ngừng.
Kiến thức sẽ bị lạc hậu theo thời gian
II. Phải làm sao để hạn chế tác động tiêu cực của chu kỳ bán rã kiến thức?
Có một sự thật đáng buồn là, bạn không thể chạy nhanh hơn chu kỳ bán rã kiến thức. Thế nhưng, cũng may mắn là, bạn vẫn có thể rút ngắn khoảng cách giữa kiến thức của bản thân với kiến thức cần được làm mới.
Bên cạnh giữ vững tư tưởng “học, học nữa, học mãi”, bạn nên áp dụng một vài phương pháp sau đây, để chống lại những tác động tiêu cực của chu kỳ bán rã tri thức đối với con đường phát triển của mình:
1. Tiếp thu kiến thức mới thường xuyên và liên tục
Đây chính là chìa khóa then chốt để bạn không bị bỏ lại phía sau. Dù tốt nghiệp với một tấm bằng xuất sắc hay đang sở hữu một công việc “vạn người mơ”, bạn cũng không nên quá tự mãn về điều đó.
Bởi phần lớn kiến thức bạn đã tiếp thu để cầm được tấm bằng tốt nghiệp trên tay sẽ mất đi giá trị sau một vài năm nữa. Đồng thời, mức độ cạnh tranh của thị trường lao động cũng ngày một gay gắt, nên nếu không chịu “update” bản thân, bạn sẽ bị thế hệ sau đánh bại và đào thải.
Dù là ai và đang làm gì, bạn cũng cần học hỏi không ngừng. Theo một phép tính, nếu chu kỳ bán rã tri thức là 10 năm thì bạn phải bỏ ra ít nhất 5 giờ học tập mỗi tuần để “bù đắp” lượng kiến thức đã bị “mất giá”. Con số này sẽ nhiều hơn với những ngành có chu kỳ bán rã tri thức ngắn hơn và với những ai muốn bản thân giỏi giang hơn trước.
Chúng ta phải học để hạn chế tác động tiêu cực của chù kỳ bán rã tri thức
Với sự phát triển của Internet như hiện nay, việc học không nhất thiết là phải cắp sách đến trường. Bạn có thể đăng ký những khóa học online, xem những video cung cấp kiến thức bổ ích liên quan đến ngành nghề của bản thân, đọc nhiều sách hơn, trải nghiệm nhiều hơn và ghi chép những thứ mình học được thường xuyên hơn.
Thực ra đây là điều mà ai cũng biết, nhưng không phải ai cũng làm được, bởi cuộc sống luôn tồn tại những thứ mà chúng ta cho rằng nó quan trọng hơn, hấp dẫn và thú vị hơn việc học. Do vậy, tương lai bị thụt lùi hay ngày một tiến xa hoàn toàn phụ thuộc vào sự lựa chọn và nỗ lực của bạn ngày hôm nay.
Hướng nghiệp GPO mong rằng bạn đã tích luỹ được những thông tin hữu ích qua bài viết này. Nếu các bạn có bất kì thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng kí thông tin tại đây.
Bích Ngọc
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Deep Work là gì? Gợi ý cách thực hành Deep Work để làm chủ cuộc sống
Học cách lập kế hoạch học tập cá nhân hiệu quả để luôn có động lực và cảm hứng
Bài viết khác
Ngành học không lo thất nghiệp nhưng ít người lựa chọn, ra trường "hái ra tiền", thị trường luôn khát nhân lực
Ngày đăng: 13/05/2025 - Lượt xem: 22
Ngành học không lo thất nghiệp nhưng ít người lựa chọn, ra trường "hái ra tiền", thị trường luôn khát nhân lực
Xem thêm [+]Học Công nghệ thông tin hay Khoa học máy tính dễ xin việc hơn?
Ngày đăng: 13/05/2025 - Lượt xem: 20
Học Công nghệ thông tin hay Khoa học máy tính dễ xin việc hơn?
Xem thêm [+]5 ngành nghề khó thất nghiệp trong 10 năm tới, “khát” nhân lực trẻ có tay nghề cao, thu nhập 70 triệu đồng/tháng
Ngày đăng: 13/05/2025 - Lượt xem: 24
5 ngành nghề khó thất nghiệp trong 10 năm tới, “khát” nhân lực trẻ có tay nghề cao, thu nhập 70 triệu đồng/tháng
Xem thêm [+]Sự thật về một ngành học mà cứ 10 người chọn thì 9 người nghĩ là "dễ"
Ngày đăng: 13/05/2025 - Lượt xem: 37
Sự thật về một ngành học mà cứ 10 người chọn thì 9 người nghĩ là "dễ"
Xem thêm [+]Vùi đầu học để lấy bằng giỏi, nhiều sinh viên vỡ mộng không xin được việc
Ngày đăng: 08/05/2025 - Lượt xem: 83
Vùi đầu học để lấy bằng giỏi, nhiều sinh viên vỡ mộng không xin được việc
Xem thêm [+]ChatGPT cảnh báo: 3 năm nữa có thể là "bong bóng việc làm", nguy cơ thất nghiệp cực cao
Ngày đăng: 08/05/2025 - Lượt xem: 59
ChatGPT cảnh báo: 3 năm nữa có thể là "bong bóng việc làm", nguy cơ thất nghiệp cực cao
Xem thêm [+]Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2025 kèm đáp án
Ngày đăng: 05/05/2025 - Lượt xem: 227
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2025 kèm đáp án
Xem thêm [+]Trẻ 'không nói chuyện được với cha mẹ', phải làm sao?
Ngày đăng: 05/05/2025 - Lượt xem: 91
Trẻ 'không nói chuyện được với cha mẹ', phải làm sao?
Xem thêm [+]Tuyển sinh 2025: Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường rà soát tổ hợp xét tuyển lạ
Ngày đăng: 03/05/2025 - Lượt xem: 62
Tuyển sinh 2025: Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường rà soát tổ hợp xét tuyển lạ
Xem thêm [+]Trường nghề nâng cao giá trị thực hành nghề nghiệp cho người học
Ngày đăng: 02/05/2025 - Lượt xem: 70
Trường nghề nâng cao giá trị thực hành nghề nghiệp cho người học
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công