Deep Work là gì? Gợi ý cách thực hành Deep Work để làm chủ cuộc sống
Deep Work – một cụm từ vừa quen, vừa lạ mà các bạn có thể đã từng nghe qua và được nhiều người nhắc đến như một kỹ năng quan trọng bậc nhất trong “thời đại 4.0” hiện nay. Vậy rốt cuộc Deep Work là gì, mang đến hiệu quả ra sao mà lại được mọi người “thần thánh” như thế? Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu ngay bây giờ nhé!
Chúng ta đang sống trong thời đại mà sự tập trung bỗng dưng trở thành “xa xỉ phẩm” vì có quá nhiều yếu tố gây sao nhãng xung quanh.
Sự phát triển của công nghệ thông tin lẫn mạng xã hội một mặt giúp cuộc sống thêm tiện lợi và dễ dàng, mặt khác lại lấy đi khả năng tập trung cao độ của mọi người khi cần hoàn thành chỉn chu một công việc nào đó. Điều này vừa làm giảm năng suất cá nhân, vừa khiến bạn dễ thụt lùi trong xã hội mà bất cứ ai cũng đều ước mơ trở thành người ưu tú.
Nếu muốn nâng cao hiệu suất lẫn hiệu quả làm việc và có được sự phát triển vượt bậc trong lĩnh vực của mình, bạn cần rèn luyện một kỹ năng được gọi với cái tên “Làm việc sâu” (Deep Work). Dù được nhắc đến ít hơn so với nhiều kỹ năng quen thuộc khác, nhưng Deep Work lại đóng vai trò then chốt trong việc giúp bạn làm chủ công việc và cuộc sống.
Deep Work là gì mà lại được coi là “sức mạnh” của thế kỷ 21?
I. Deep Work là gì?
Hiểu theo cách đơn giản nhất, Deep Work (tạm dịch: làm việc sâu) là trạng thái làm việc tập trung cao độ, không hề bị phân tán bởi những yếu tố khác.
Trong cuốn sách Deep Work (tựa Việt: “Làm ra làm, chơi ra chơi”) của Car NewPort, ông đã định nghĩa Deep Work một cách đầy đủ hơn như sau:
Deep Work là các hoạt động chuyên môn được thực hiện ở trạng thái tập trung – không bị phân tán tư tưởng nhằm thúc đẩy khả năng nhận thức đi đến điểm giới hạn. Những nỗ lực này tạo ra giá trị mới, cải thiện kỹ năng và rất khó để sao chép.
Trái ngược với Deep Work là Shallow Work (tạm dịch: làm việc hời hợt). Cụm từ này ám chỉ những công việc không yêu cầu quá cao về nhận thức, thường được thực hiện khi phân tâm. Vì vậy, Shallow Work cũng dễ bị sao chép và không tạo ra nhiều giá trị mới.
Sách Deep Work của New Carport
Shallow Work có xu hướng khiến mọi người trở nên bận rộn và tạo ra những lầm tưởng về năng suất. Tuy nhiên, làm việc hời hợt thực chất chỉ mang đến những kết quả đi kèm chất lượng mờ nhạt mà thôi. Trong khi đó, làm việc sâu đem tới hiệu quả làm việc cao hơn bằng những sản phẩm xuất sắc.
Trong cuộc sống hiện đại, số lượng người thực hiện thành thục kỹ năng Deep Work không nhiều. Nếu nắm vững kỹ năng này trong tay, trở thành “ngôi sao sáng” trong lĩnh vực sẽ không còn là điều xa vời với bạn.
II. Tại sao Deep Work lại quan trọng trong thời đại hiện nay?
Ai cũng biết tập trung là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lẫn chất lượng công việc của bản thân. Khái niệm Deep Work cũng vì thế mà chẳng xa lạ với mọi người. Dù nghe đến “Deep Work” hàng ngày hàng giờ nhưng có thể bạn cũng giống bao người ngoài kia, vẫn chưa cảm thấy được thúc đẩy bởi một động lực nào đó để bắt đầu áp dụng Deep Work, chứ chưa nói đến việc biến kỹ năng này trở thành một phần của cuộc sống.
Dẫu vậy, biết đâu bạn sẽ phải thay đổi “mindset” của mình, khi nắm rõ tầm quan trọng của Deep Work, nhất là trong thời đại cạnh tranh gay gắt nhưng đầy rẫy cám dỗ làm phân tán sự tập trung.
Lý do 1: Bạn cần Deep Work để không bị bỏ lại phía sau
Cuộc sống ngày càng phát triển, bạn càng phải học hỏi không ngừng. Bởi kiến thức chúng ta tiếp thu ngày hôm nay sẽ bị lỗi thời vào ngày nào đó trong tương lai.
Kiến thức mới xuất hiện, kiến thức cũ bị đào thải. Chu kỳ bán rã tri thức (thời gian mà một nửa lượng kiến thức trở nên mất giá trị) đang dần rút ngắn. Trong một số lĩnh vực, chẳng hạn như IT, chu kỳ này thậm chí chỉ còn khoảng 1 – 2 năm. Do vậy, nếu không muốn bị tụt hậu, bạn phải sở hữu khả năng học tập nhanh chóng để vừa nắm vững kiến thức cũ quan trọng, vừa có thể update kiến thức mới phức tạp. Vậy yếu tố nào giúp bạn làm được điều này? Câu trả lời chính là “làm việc sâu”.
Ở trạng thái Deep Work, bạn tập trung cao độ vào một vấn đề cụ thể. Bạn vượt qua được cảm giác chán nản để thực hành kỹ năng một cách có chủ đích và lĩnh hội tri thức một cách có hệ thống. Khi Deep Work, não bộ được đưa vào trạng thái tối ưu, hay còn gọi là “flow” (dòng chảy) và mang đến cho bạn những tư duy lẫn suy nghĩ chất lượng nhất. Từ đó, làm việc sâu giúp bạn học được những điều “hóc búa” mà không phải bỏ ra nhiều thời gian như ở trong trạng thái phân tâm
Deep Work giúp bạn nâng cao kiến thức và kỹ năng của mình
Trong một thế giới luôn luôn vận động, khoa học kỹ thuật phát triển và công nghệ thông tin thay đổi chóng mặt như hiện nay, bạn không thể lớn mạnh nếu không chịu học hỏi. Nếu muốn học hỏi, bạn phải tập trung sâu sắc. Đây chính là lý do để không bị thế giới bỏ lại phía sau, để nâng cao sức cạnh tranh của mình với những người đồng trang lứa lẫn thế hệ trẻ hơn, bạn nhất định phải học cách Deep Work.
Lý do 2: Bạn cần Deep Work để có được sự phát triển vượt bậc trong công việc và cuộc sống
Nếu muốn trở thành “siêu sao” trong lĩnh vực của mình, bên cạnh khả năng học hỏi những điều phức tạp và giải quyết những vấn đề hóc búa, bạn cần tạo ra những sản phẩm xuất sắc nhất. Những sản phẩm này phải ở mức độ cao cấp cả ở chất lượng lẫn tốc độ. Hay nói cách khác, để phát triển vượt bậc trong nền kinh tế đầy cạnh tranh, bạn phải tạo ra những thứ tuyệt vời nhất có thể và nhiệm vụ này cũng đòi hỏi sự chuyên sâu.
Trong cuốn sách Deep Work, Card NewPort đưa ra công thức về quy luật hiệu suất như sau:
Thành quả của công việc có chất lượng cao = (Thời gian bỏ ra) X (Cường độ tập trung)
Như vậy, khi bạn tối đa hóa cường độ tập trung của mình, chất lượng sản phẩm bạn tạo ra nghiễm nhiên được tối ưu.
Chúng ta đang sống trong thời đại mà nền kinh tế có xu hướng đào thải những người không thể duy trì khả năng tập trung. Dù là một kỹ năng quan trọng, nhưng số người sở hữu khả năng Deep Work lại vô cùng hiếm.
Đây là điều dễ hiểu, bởi những yếu tố gây sao nhãng vẫn luôn tồn tại xung quanh và làm phân tán tâm trí của mỗi người. Vì vậy, khi tôi luyện được khả năng làm việc sâu, bạn dễ dàng trở thành một người ưu tú trong lĩnh vực, vừa có thể làm chủ cuộc sống của chính mình.
Phần thưởng thực sự không dành cho những ai cảm thấy thoải mái khi lưới Facebook (một nhiệm vụ tầm phào và dễ bắt chước), mà dành cho những người có thể xây dựng các hệ thống phân tán đổi mới triển khai dịch vụ (một nhiệm vụ phức tạp và khó sao chép).
Deep Work giúp bạn trở thành một người ưu tú
Ngoài 2 lý do quan trọng kể trên, Deep Work còn mang đến cho bạn nhiều lợi ích hơn thế. Chẳng hạn, trạng thái làm việc tập trung cao độ giúp bạn thêm phấn khích trước những thử thách trong công việc, hơn là cảm thấy e ngại và lo sợ như bình thường. Mặt khác, Deep Work cũng ngăn cản bạn để tâm đến những chuyện nhỏ nhặt và không vui, để bạn sống một cuộc đời có chiều sâu như mong muốn.
III. Gợi ý một vài cách để thực hành Deep Work hiệu quả
Deep Work là một kỹ năng khó rèn luyện. Bởi cuộc sống hiện đại luôn phân tán chúng ta bằng nhiều yếu tố khác nhau. Đồng thời khi Deep Work, không phải ai cũng vượt qua được cảm giác chán nản ban đầu. Vì thế, số người sở hữu khả năng Deep Work và trở thành “siêu sao” trong lĩnh vực của họ mới “quý và hiếm” đến vậy.
Không có công thức chung về cách thực hành Deep Work dành cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một vài gợi ý sau đây rồi tiến hành chọn lọc, điều chỉnh và áp dụng những phương pháp phù hợp nhất với mình:
1. Chuẩn bị tinh thần
Làm việc sâu chắc chắn sẽ khiến bạn chán nản và muốn bỏ cuộc ngay từ khi mới chỉ ở vạch xuất phát. Dù vậy, bạn cũng không nên ép bản thân phải Deep Work khi chưa thật sự sẵn sàng. Thay vào đó, hãy thay đổi tư duy của mình về làm việc sâu bằng cách “thấm nhuần” tầm quan trọng của kỹ năng này trong cuộc sống.
Tiếp theo, nếu bị “chán” khi Deep Work, hãy chấp nhận điều đó và tạm thời nghỉ ngơi, nhưng tốt nhất, bạn đừng tìm đến các yếu tố dễ gây xao động tâm trí như Internet hay điện thoại. Bạn chỉ cần ngồi yên, uống một chút nước hoặc ăn nhẹ một thực phẩm lành mạnh nào đó, rồi tiếp tục bắt đầu hành trình “gian khổ” nhưng cũng ẩn chứa nhiều hưng phấn của Deep Work.
2. Lên kế hoạch chi tiết
Bạn cần lên kế hoạch chi tiết, chọn khung giờ phù hợp để thực hành Deep Work. Có người sẽ tập trung tốt hơn vào bình minh, người khác lại Deep Work hiệu quả hơn vào buổi tối. Tùy thuộc vào đồng hồ sinh học của bản thân, bạn hãy chọn ra một khung giờ cho riêng mình và hãy cố định khung giờ đó bằng cam kết “hoàn thành công việc trước…. giờ”.
Với các “newbie” trong làng Deep Work, bạn thường chỉ tập trung cao độ trong tối đa 1 giờ mỗi ngày. Với các chuyên gia, con số này là 4. Vì thế, bạn chỉ nên chọn 1 – 2 nhiệm vụ khó nhằn, đòi hỏi tính chuyên sâu cao để thực hành Deep Work. Bởi rõ ràng, bạn không thể hay áp dụng Deep Work cho tất cả những nhiệm vụ của mình, cũng như luôn có một số nhiệm vụ mà không nhất thiết phải tập trung cũng có thể hoàn thành nhanh chóng.
Ngoài ra, thay vì tập trung liên tục trong 1 giờ hoặc nhiều giờ liên tục, bạn nên thử áp dụng phương pháp Pomodoro nổi tiếng, tức cứ làm việc tập trung trong 25 phút thì nghỉ 5 phút (có thể tăng – giảm thời gian này tùy vào thói quen của bạn). Việc chia ra thành từng phiên Deep Work sẽ giúp bạn đỡ áp lực và bớt chán nản khi rèn luyện kỹ năng này.
3. Thực hành Deep Work mỗi ngày để tạo thành thói quen
Để biến Deep Work thành một thói quen, bạn cần thực hành nó liên tục. Bên cạnh việc chọn ra một khung giờ cố định cho làm việc sâu, bạn cũng nên chuẩn bị một môi trường “lý tưởng” như không gian yên tĩnh, quán cà phê hoặc bất cứ nơi đâu bạn thấy ổn để rèn luyện sự tập trung.
Đồng thời hãy loại bỏ các yếu tố dễ gây xao nhãng như thông báo từ điện thoại, các tab mạng xã hội trên máy tính,… Nếu cần, bạn có thể dùng một vài ứng dụng giúp tập trung để hỗ trợ quá trình Deep Work.
Với Deep Work, mọi người thường khuyên bạn nên có một “nghi thức” trước mỗi phiên làm việc sâu. Chẳng hạn như thiền, nghe một bản nhạc yêu thích hay dọn dẹp bàn làm việc. Khi “nghi thức” này được lặp lại thường xuyên, não sẽ tự động “nhận diện” rằng bạn đang chuẩn bị Deep Work để bật “mode” phù hợp.
Hướng nghiệp GPO mong rằng bạn đã tích luỹ cho mình những thông tin cần thiết qua bài viết này. Nếu các bạn có bất kì thắc mắc, băn khoăn hay cần tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng kí thông tin tại đây hoặc để lại bình luận dưới bài viết để GPO có thể giúp đỡ các bạn nhé!
Bích Ngọc
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Kỹ năng xác định mục tiêu là gì? Những nguyên tắc khi xác định mục tiêu
5 bước giúp bạn nhanh chóng hòa nhập vào môi trường làm việc mới
Bỏ túi 4 bí kíp sống còn cho nhân viên văn phòng
Làm sao để tìm lại và duy trì động lực làm việc?
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 9
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 49
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 55
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 80
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 149
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Ngày đăng: 21/10/2024 - Lượt xem: 103
Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 211
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 266
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 194
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 245
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công