Chuyên gia chia sẻ góc nhìn về kiểu định hướng nghề "cha truyền con nối"
Văn hóa ‘‘cha truyền con nối’’ của người Châu Á gần đây cũng trở thành đề tài của nhiều nghiên cứu khoa học, khi xu hướng ‘‘thừa kế sự nghiệp gia đình’’ không chỉ diễn ra trong hoạt động kinh doanh sản xuất, mà còn trong cả các công việc chuyên môn, hay là trong chính trị. Harvard Business Review trong một khảo sát về sự kế nghiệp trong các doanh nghiệp châu Á cho biết: 3/4 doanh nghiệp Đài Loan và 69% doanh nghiệp Hong Kong chuyển giao doanh nghiệp cho thế hệ hai. Tuy nhiên có tới 60% doanh nghiệp lụn bại sau 8 năm, và chỉ 30% doanh nghiệp đang được coi là “sống sót”. Bài viết dưới đây xin được chia sẻ với quý phụ huynh dưới góc nhìn đa chiều về vấn đề này.
Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Chuyên gia Hướng nghiệp Yến Đỗ - Chủ tịch Hiệp hội Chuyên gia Hướng nghiệp Quốc tế (ICCA).
Chuyên gia Hướng nghiệp Yến Đỗ - Chủ tịch Hiệp hội Chuyên gia Hướng nghiệp Quốc tế (ICCA)
1. Định hướng nghề ‘‘cha truyền con nối’’ là gì?
Định hướng nghề ‘‘cha truyền con nối’’ là hướng con theo nghề giống mình, mong muốn con tiếp quản công việc gia đình.
Định hướng nghề theo truyền thống gia đình, kiểu “cha truyền con nối” khi nào sẽ phát huy tác dụng khi nào “phản tác dụng”? Chuyên gia Yến Đỗ sẽ nêu ra các trường hợp phổ biến nhất sau đây để các bậc phụ huynh cùng tham khảo.
2. ‘‘Nên’’ định hướng nghề ‘‘cha truyền con nối’’:
Nếu con đam mê và có khả năng
Khi con có thiên hướng và khả năng cùng lĩnh vực với cha mẹ, lúc đó con sẽ tự chủ động quan sát, theo dõi, học hỏi kĩ năng từ cha mẹ. Cha mẹ sẽ là người tư vấn, chia sẻ, truyền lại kinh nghiệm, nguồn cảm hứng cũng như bài học đắt giá để con phát triển sau này. Niềm đam mê và sự rèn luyện năng lực là yếu tố quan trọng quyết định thành công bền lâu đối với bất cứ sự nghiệp nào.
Nếu con coi đó là một nghề tay trái, hoặc ứng dụng kỹ năng của nghề vào ngành khác
Những nghề nghiệp gia đình như đầu bếp, thợ may, bán hàng, làm đồ thủ công mỹ nghệ,… là những nghề có thể cung cấp cho con nhiều kỹ năng thực hành trong quá trình quan sát cha mẹ, phụ giúp gia đình. Điều này mang lại cho con lợi thế không chỉ về mặt chuyên môn, mà còn cực kì hữu hiệu nếu con đi làm thêm sau này.
Những nghề nghiệp đặc thù hơn như kỹ sư, bác sĩ, giáo viên, kinh doanh,… con sẽ không dễ dàng dùng làm nghề tay trái được, nhưng con hoàn toàn có thể học hỏi được các kĩ năng xuất phát từ công việc đó như sự kiên trì, tỉ mỉ, cẩn thận của nghề bác sĩ hay khả năng giao tiếp, ứng xử của nghề kinh doanh, … Qua đó, giúp con hoàn thiện, bổ sung, phát triển, làm mới bản thân. Cha mẹ nên làm một tấm gương mẫu mực để con chủ động học hỏi với sự chia sẻ cởi mở, thoải mái, tránh áp đặt theo lối sống, cách nghĩ của mình mà bỏ quên sở thích, sự lựa chọn, hướng đi riêng của con.
Nếu con chưa thực sự biết mình muốn làm gì
Nếu con chưa thực sự biết mình muốn làm gì, cha mẹ có thể hướng con theo lĩnh vực của mình. Mở ra cơ hội trải nghiệm, học hỏi, khám phá đa dạng sẽ giúp con tìm được nghề nghiệp phù hợp nhất cũng như giúp con trả lời câu hỏi: ‘‘Mình thực sự muốn làm gì?’’
3. ‘‘Không nên’’ định hướng nghề ‘‘cha truyền con nối’’:
Khi con có sở thích và khả năng hoàn toàn khác
Việc hướng con theo sự nghiệp gia đình trong khi con không có khả năng và có thiên hướng nghề nghiệp khác sẽ rất khó để duy trì sự bền vững và thành công lâu dài. Harvard Business Review trong một khảo sát về sự kế nghiệp trong các doanh nghiệp châu Á cho biết: 3/4 doanh nghiệp Đài Loan và 69% doanh nghiệp Hong Kong chuyển giao doanh nghiệp cho thế hệ hai. Tuy nhiên có tới 60% doanh nghiệp lụn bại sau 8 năm, và chỉ 30% doanh nghiệp đang được coi là “sống sót”. Đã không có ít trường hợp con bị mất phương hướng, mất niềm tin vào bản thân, mất mục đích sống, nghiêm trọng hơn là dẫn đến trầm cảm hay những vụ tự tử vì không được đi theo ngành nghề mình chọn.
Khi con lười và dựa dẫm vào cha mẹ
Hiện tượng ‘‘con ông cháu cha’’ khá phổ biến hiện nay. Một số tầng lớp trẻ lười lao động, phấn đấu, thích hưởng thụ, thiếu ý thức, nhân cách xói mòn, song lại phụ thuộc, dựa dẫm vào cha mẹ. Sẽ rất tai hại nếu như cha mẹ để con nối nghiệp nếu như con chưa được rèn rũa sắc bén về nhân cách, tài năng, ý chí.
Lời kết
Với những thông tin được chia sẻ từ chuyên gia Hướng nghiệp Yến Đỗ trong bài viết này, Hướng nghiệp GPO tin rằng quý phụ huynh đã có góc nhìn đa chiều về kiểu định hướng nghề "cha truyền con nối"!
Nếu quý phụ huynh có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn Hướng nghiệp cho con, vui lòng đăng ký thông tin tại đây hoặc gọi điện tới Hotline: 0942 782796.
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Chuyên gia Yến Đỗ chia sẻ thời điểm vàng để cha mẹ hướng nghiệp cho con
Chuyên gia bật mí cách để cha mẹ nhận biết điểm mạnh của con
Chuyên gia hướng dẫn cha mẹ hướng nghiệp cho con phù hợp với tính cách
Chuyên gia chia sẻ cách xác định thiên hướng nghề nghiệp của con
Bài viết khác
Công bố bảng xếp hạng đại học Việt Nam 2025: Gương mặt mới lọt top 10
Ngày đăng: 15/01/2025 - Lượt xem: 50
Công bố bảng xếp hạng đại học Việt Nam 2025: Gương mặt mới lọt top 10
Xem thêm [+]Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Ngày đăng: 13/01/2025 - Lượt xem: 48
Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Xem thêm [+]“Chạy đua” IELTS từ tiểu học, học sinh vất vả, phụ huynh tốn kém ra sao?
Ngày đăng: 07/01/2025 - Lượt xem: 72
Nhiều phụ huynh cho con học IELTS sớm để vào trường tốt, nhưng việc này có thể gây căng thẳng, vì học sinh ở độ tuổi này chưa đủ kiến thức và sức bền.
Xem thêm [+]Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Ngày đăng: 06/01/2025 - Lượt xem: 83
Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Xem thêm [+]Nhiều trường đại học top đầu ở Tp.HCM "chốt" phương án tuyển sinh 2025
Ngày đăng: 04/01/2025 - Lượt xem: 202
Các trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM, Đại học Khoa học Tự nhiên Tp.HCM và nhiều trường đại học khác đã công bố phương án tuyển sinh 2025.
Xem thêm [+]Thi tốt nghiệp THPT 2025: Đề thi phải hạn chế khả năng "đoán mò" của thí sinh
Ngày đăng: 14/12/2024 - Lượt xem: 182
Liên quan đến Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, lần đầu tiên được tổ chức theo chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tăng thời gian làm bài thi của các môn lựa chọn và có giải pháp hạn chế khả năng "đoán mò" trong dạng thức câu hỏi đúng, sai.
Xem thêm [+]Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Ngày đăng: 02/12/2024 - Lượt xem: 179
Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Xem thêm [+]Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 216
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 197
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 158
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công