Có nên nhảy việc thường xuyên không? Lựa chọn nào là thông minh?
Nhảy việc, thay đổi công việc thường xuyên đang là xu hướng khá phổ biến, đặc biệt là ở thế hệ trẻ tuổi. Mục tiêu của họ là mong muốn được trải nghiệm, phát triển hơn nữa trên con đường sự nghiệp. Tuy nhiên, đây liệu có phải là sự lựa chọn đúng đắn? Chúng ta có nên nhảy việc thường xuyên không? Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu về thông tin này nhé!
Thực trạng nhảy việc thường xuyên của thế hệ trẻ hiện nay
Vấn đề nhảy việc có lẽ đã trở thành một câu chuyện thường tình hay còn gọi là “mốt” của thế hệ trẻ hiện nay. Theo khảo sát, các đối tượng nhảy việc và nhảy việc thường xuyên nằm trong độ tuổi 20 – 30 (thế hệ Millennials).
Thống kê từ cuộc khảo sát cho thấy, có tới 77% người trẻ liên tục thay đổi công việc, môi trường làm việc mỗi năm. Đây là một con số rất lớn, thể hiện sự bất ổn trong sự nghiệp và suy nghĩ, hướng đi khác biệt từ thế hệ này. Thông thường, thời gian trung bình để nhảy việc của mỗi người sẽ là khoảng 4 – 5 năm/lần. Thế nhưng, các bạn trẻ hiện nay lựa chọn nhảy việc khi mới chỉ gắn bó với các công ty từ 1 – 2 năm, thậm chí là ít hơn.
Sẽ có rất nhiều lý do được đưa ra giải thích cho sự nhảy việc thường xuyên này như là:
- Lương thấp, muốn tìm một công việc có mức lương tốt hơn.
- Môi trường làm việc quá toxic, cần một công ty chuyên nghiệp và ít drama hơn.
- Mâu thuẫn với đồng nghiệp, cấp trên.
- Muốn tìm một công ty có cơ hội phát triển hơn trong sự nghiệp.
- Chuyển sang công việc khác phù hợp, đi theo đam mê. …
Dù là lý do gì nhưng vấn đề nhảy việc quá nhiều lần trong thời gian ngắn, chuyển việc liên tục, vượt quá tần suất thông thường vẫn để lại một “dấu hỏi chấm” lớn từ nhiều người. Không ít quan điểm cho rằng, nhảy việc thường xuyên sẽ khiến sự nghiệp của bạn bị hủy hoại. Tuy nhiên, một số chuyên gia lại khẳng định, chuyển đổi công việc nhiều sẽ giúp các bạn có bước tiến mới và phát triển hơn. Vậy thực tế, nhảy việc thường xuyên là tốt hay xấu? Liệu rằng đó có phải lựa chọn thông minh và đúng đắn không?
Mặt lợi – hại khi nhảy việc thường xuyên
Thực tế, nhảy việc thường xuyên sẽ mang đến cho chúng ta những lợi ích lớn trong sự nghiệp. Thế nhưng, chắc chắn thay đổi công việc quá nhiều cũng sẽ để lại hạn chế, gây ảnh hưởng đến tiến trình phát triển của mỗi người. Cụ thể, những mặt lợi – hại đó bao gồm:
Lợi ích bạn nhận được khi nhảy việc thường xuyên
- Giúp bạn thoát khỏi vùng an toàn
Khi còn là những “Newbie”, sinh viên mới ra trường, ít kinh nghiệm, các bạn nên đánh vào nhiều ngành nghề khác nhau. Điều này sẽ mang đến cho các bạn cái nhìn tổng quan nhất và tìm ra lĩnh vực phù hợp với mình.
Thường xuyên thay đổi công việc cũng là cách để các bạn thoát ra khỏi vùng an toàn của chính mình. Công việc cũ chỉ cố định ở một trình độ, tính chất lặp đi lặp lại mỗi ngày sẽ khiến năng lực bị kìm hãm, khó phát triển. Do đó, nếu không lựa chọn nhảy việc, các bạn sẽ không thể tiến lên những vị trí ở trình độ cao hơn được. Bạn hãy chuyển sang những công việc yêu cầu chuyên môn, kinh nghiệm cao hơn để tự “nâng cấp” bản thân.
Tất nhiên, với những vị trí yêu cầu cao thì mức lương, thu nhập của các bạn cũng sẽ cao hơn. Chắc chắn bạn không muốn nhận mãi mức giá 40.000đ/bài viết content phải không nào? Các bạn cần hướng đến những bài viết với mức giá 100.000đ hay 200.000đ và dần dần lên các dự án vài triệu.
- Trải nghiệm nhiều môi trường, phong cách làm việc khác nhau
Sau một khoảng thời gian làm việc cho công ty, lĩnh vực nào đó, việc thay đổi “Job” sẽ giúp cho các bạn có thể tiếp xúc và học hỏi thêm rất nhiều điều mới mẻ.
Trải nghiệm nhiều môi trường, phong cách làm việc khác nhau - Hướng nghiệp GPO
Các bạn sẽ được trải nghiệm môi trường làm việc mới, phong cách mới. Thông qua nhiều lần chuyển đổi như vậy, bản thân các bạn cũng sẽ nhận ra đâu là môi trường phù hợp với mình nhất, từ đó phát huy tối đa hiệu quả làm việc. Điều này cũng là tiền đề quan trọng để quá trình làm việc của các bạn đạt được kết quả tốt nhất. Đồng thời, lựa chọn đúng phong cách làm việc cũng sẽ giúp các bạn thoải mái, giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi.
- Mở rộng mối quan hệ
Tiếp xúc với môi trường làm việc mới, chắc chắn các bạn sẽ có thêm các mối quan hệ đồng nghiệp mới. Đây là cơ hội để các bạn học hỏi, tích lũy thêm nhiều kiến thức, kỹ năng cũng như kinh nghiệm mới mẻ mà chưa chắc trong sách vở đã có. Nhờ vào đó mà trình độ chuyên môn của các bạn sẽ được nâng cao.
Bên cạnh đó, có các mối quan hệ tốt đẹp cũng giúp bạn có tinh thần làm việc tích cực, có động lực và đạt hiệu quả cao. Những cấp trên, đồng nghiệp thân thiện, môi trường ít drama, không độc hại sẽ là yếu tố quyết định khá lớn đến quá trình phát triển sự nghiệp của các bạn.
Bất lợi khi nhảy việc thường xuyên
Nhảy việc thường xuyên mang lại nhiều lợi ích, song những hạn chế, mặt hại cũng không hề ít. Khi bạn lựa chọn nhảy việc liên tục đồng nghĩa với việc bạn phải chấp nhận một số vấn đề sau:
- CV xin việc kém hấp dẫn
Đối với các nhà tuyển dụng, họ sẽ luôn mong muốn những nhân viên có thể làm việc, gắn bó lâu dài, luôn nhiệt tình, cống hiến vì mục tiêu của công ty. Bởi vậy, nếu gặp ứng viên có CV xin việc dày đặc kinh nghiệm nhưng chỉ từ vài ba tháng đến 1 năm tại các đơn vị thì họ sẽ e ngại hơn.
Ngoài ra, việc liên tục chuyển công ty sẽ khiến các bạn không đủ thời gian để tạo nên thành tích đáng chú ý nào. Điều này cũng sẽ khiến CV của bạn không đặc sắc và kém hấp dẫn trong mắt nhà tuyển dụng.
- Kiến thức chuyên sâu hạn chế hơn
Bạn tốt nghiệp đúng chuyên ngành, làm việc tại nhiều công ty và theo CV là có nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên, đây chưa hẳn là điều tốt vì nếu nhảy việc liên tục hay chuyển đổi nhiều ngành nghề trong thời gian ngắn sẽ gây khó khăn cho bạn trong quá trình học hỏi, tiếp thu kiến thức chuyên môn. Bạn có thể biết nhiều mảng nhưng không chuyên sâu bất kỳ lĩnh vực nào. Và đây lại là điểm bất lợi khi bạn ứng tuyển vào các vị trí yêu cầu kỹ năng chuyên môn cao.
- Bạn có thể sẽ phải bắt đầu lại từ con số “0”
Khi bắt đầu với công việc mới, bạn sẽ cần thời gian để thích nghi, thậm chí là học lại từ đầu nếu thiếu kỹ năng, chuyên môn thấp. Thêm vào đó, bạn cũng cần làm quen với văn hóa của công ty, chứng minh được mình xứng đáng và có giá trị mỗi khi chuyển việc làm.
Và vấn đề xây dựng niềm tin, thể hiện bản thân cũng cần có thời gian thực hiện. Nếu bạn nhảy việc liên tục thì rất có thể sẽ bỏ lỡ các cơ hội phát triển, thăng tiến trong sự nghiệp của mình.
- Nguy cơ bị sa thải cao hơn
Bạn hãy tưởng tượng, mình là chủ một doanh nghiệp, khi công ty khó khăn, cần cắt giảm nhân sự, bạn sẽ sa thải ai? Nhân viên trung thành, gắn bó lâu năm với khối kiến thức lớn, hiểu về công ty hay những người mới với kinh nghiệm ít, thường xuyên nhảy việc sẽ bị loại? Không cần suy nghĩ nhiều thì chắc chắn những đối tượng thường xuyên nhảy việc, bị đánh giá là không trung thành sẽ yếu thế hơn. Đây chính là một điểm bất lợi rất lớn đối với những người liên tục nhảy việc.
Vậy có nên nhảy việc thường xuyên hay không?
Với những phân tích, chia sẻ trên đây, chắc hẳn các bạn đã có câu trả lời là “có nên nhảy việc thường xuyên hay không?” rồi đúng không nào?
Thực tế, nhảy việc hay không là sự lựa chọn, quyết định của mỗi cá nhân. Các bạn trẻ, sinh viên mới tốt nghiệp có thể thường xuyên nhảy “Job”, thay đổi công việc để nâng cao trình độ, học hỏi thêm kinh nghiệm, kiến thức cũng như mở rộng các mối quan hệ. Tuy nhiên, để đảm bảo đây là bước đi đúng đắn, các bạn cần biết sắp xếp thời gian sao cho hợp lý, nhất là trong giai đoạn giao thoa giữa công với cũ và mới. Thời điểm thay đổi cũng là yếu tố rất quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp của bạn sau này.
Còn với những ai đã có trình độ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm và ở giai đoạn cần ổn định thì nên xem xét về quyết định chuyển việc nhiều, liên tục. Lúc này, các bạn nên làm sao để củng cố các mối quan hệ, mở rộng hợp tác và tạo nên cơ hội mới trong chính công việc, sự nghiệp của mình. Trừ một số trường hợp bất khả kháng thì tốt nhất, các bạn nên duy trì, phát triển sự nghiệp hiện có, đừng nên đứng núi này trông núi nọ, nuôi quan điểm, suy nghĩ bồng bột nhưng thời còn trẻ nhé.
Như vậy, nhảy việc thường xuyên ảnh hưởng không ít đến tiến trình phát triển sự nghiệp, sự thành công của mỗi người. Hãy là một người có suy nghĩ sáng suốt, thấu đáo, cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định cuối cùng các bạn nhé.
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn đổi việc - chuyển nghề, vui lòng đăng ký thông tin tại đây hoặc để lại bình luận ở dưới bài viết này nhé!
Phan Ngọc
Theo jobsgo.vn
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Ai nói nhảy việc không tốt?
Có nên nghỉ việc khi chưa có việc mới?
Có nên nhảy việc vì lương
Bài viết khác
Công bố bảng xếp hạng đại học Việt Nam 2025: Gương mặt mới lọt top 10
Ngày đăng: 15/01/2025 - Lượt xem: 42
Công bố bảng xếp hạng đại học Việt Nam 2025: Gương mặt mới lọt top 10
Xem thêm [+]Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Ngày đăng: 13/01/2025 - Lượt xem: 47
Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Xem thêm [+]“Chạy đua” IELTS từ tiểu học, học sinh vất vả, phụ huynh tốn kém ra sao?
Ngày đăng: 07/01/2025 - Lượt xem: 71
Nhiều phụ huynh cho con học IELTS sớm để vào trường tốt, nhưng việc này có thể gây căng thẳng, vì học sinh ở độ tuổi này chưa đủ kiến thức và sức bền.
Xem thêm [+]Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Ngày đăng: 06/01/2025 - Lượt xem: 82
Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Xem thêm [+]Nhiều trường đại học top đầu ở Tp.HCM "chốt" phương án tuyển sinh 2025
Ngày đăng: 04/01/2025 - Lượt xem: 200
Các trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM, Đại học Khoa học Tự nhiên Tp.HCM và nhiều trường đại học khác đã công bố phương án tuyển sinh 2025.
Xem thêm [+]Thi tốt nghiệp THPT 2025: Đề thi phải hạn chế khả năng "đoán mò" của thí sinh
Ngày đăng: 14/12/2024 - Lượt xem: 178
Liên quan đến Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, lần đầu tiên được tổ chức theo chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tăng thời gian làm bài thi của các môn lựa chọn và có giải pháp hạn chế khả năng "đoán mò" trong dạng thức câu hỏi đúng, sai.
Xem thêm [+]Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Ngày đăng: 02/12/2024 - Lượt xem: 179
Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Xem thêm [+]Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 216
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 197
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 156
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công