"Đại tiểu thư" người Việt giành học bổng đại học hơn 6 tỷ đồng ở Mỹ
Sinh ra đã ở vạch đích, đi du học từ lớp 11, giành học bổng hơn 6 tỷ đồng vào ĐH ở Mỹ, nhưng với nữ sinh Phạm Phương Linh, điều em cần hơn TOEFL, IELTS hay điều kiện gia đình là khả năng thích nghi. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO cập nhật thông tin này ngay bây giờ các bạn nhé!
Vượt giàu học giỏi
Xinh đẹp, là chị cả trong một gia đình giàu có ở Bình Dương, du học ở Mỹ, nhiều người hình dung về nữ sinh Phạm Phương Linh (sinh năm 2003) như một "đại tiểu thư". Nhưng từ nhỏ, "chị đại" của hai đứa em chưa từng ngừng nỗ lực, khẳng định bằng chính năng lực của bản thân.
Nữ sinh Phạm Phương Linh, cô gái có duyên với học bổng của nhiều trường ở Mỹ - Hướng nghiệp GPO
Những năm cấp 1, cấp 2, học trường công gần nhà, Linh nghiêm túc với việc học và sinh hoạt. Em còn tham gia nhiều hoạt động xã hội từ sớm để rèn khả năng tự tổ chức, sắp xếp việc của tập thể, của bản thân. Hiểu bố mẹ bận rộn, vất vả kiếm tiền, Linh luôn tự nhắc mình việc nào tự làm được, phải tự làm.
Những năm cuối cấp 2, cô nữ sinh dồn sức cho tiếng Anh, tìm hiểu về khí hậu, nhiệt độ, văn hóa của các tiểu bang của Mỹ âm thầm chuẩn bị cho kế hoạch đi du học sớm của mình.
Bắt đầu từ lớp 10, Linh mới chuyển sang học trường tư để có thêm cơ hội tương tác về ngoại ngữ, cô còn tham gia dạy thêm ngoại ngữ. Đó chính là lúc Phương Linh chính thức bắt tay vào "săn" học bổng. Cô tìm hiểu các trường ở các tiểu bang mình thích, xin học bổng thông qua các bài test, các cuộc phỏng vấn trực tiếp với đại diện từng trường.
Linh trúng tuyển có học bổng của 4 trường trung học tại 4 tiểu bang khác nhau của Mỹ. Sau khi cân nhắc, cô gái chọn tiểu bang Maine, nơi ở phần lãnh thổ xa nhất về Đông Bắc của Mỹ, cái nôi của nền học thuật và nghệ thuật Mỹ. Cô gái theo học tại Trường Foxcroft - Academy với học bổng gần nửa tỷ đồng/năm.
Nỗ lực nơi xứ người, giành học bổng hơn 6 tỷ đồng
Cô học trò vừa qua Mỹ thì cả thế giới quay cuồng với cơn đại dịch Covid-19. Đó là thách thức với tất cả, với du học sinh lại càng lớn.
Cô chia sẻ, thời tiết tại Maine khá lạnh, có một mùa đông kéo dài từ tháng 12 đến tháng 3 hàng năm, những ngày mùa đông mưa, tuyết, gió nhiều.. nhiệt độ chỉ ở khoảng -15 độ C.
Phương Linh một mình hoàn thành chương trình phổ thông ở Mỹ trong điều kiện khắc nghiệt và ảnh hưởng lớn từ dịch bệnh - - Hướng nghiệp GPO
Dịch bệnh tại Mỹ lúc đó quá căng thẳng, nhiều bạn bè lần lượt đặt vé về nước tránh dịch. Gia đình ở nhà cũng nôn nóng nhưng Linh quyết định ở lại để hoàn thành tốt nhất chương trình phổ thông.
Linh vừa chống chọi với thời tiết khắc nghiệt, vừa bảo vệ bản thân trước dịch và cũng là thời điểm tổ chức TOFEL, SAT - hai chứng chỉ quan trọng để xét tuyển vào đại học.
Ảnh hưởng của dịch, thi TOFEL, SAT của Linh liên tục bị hủy nhưng cô nữ sinh vẫn xuất sắc hoàn thành tốt kết quả học tập, liên tục được chọn vào bảng danh dự của trường; đạt SAT 1300 và TOEFL 95.
Trong khó khăn, Linh vẫn đạt kết quả học tập xuất sắc năm lớp 11 và tiếp tục được trường trao thêm học bổng cho năm tiếp theo. Xong phổ thông, mới đây, Phương Linh cùng lúc trúng tuyển học bổng vào 5 trường ĐH ở Mỹ tổng trị giá 273,200 USD (hơn 6 tỷ đồng).
Kết thúc phổ thông, Phương Linh trở thành sinh viên trường University of San Francisco với học bổng gần 2 tỷ đồng - Hướng nghiệp GPO
Cô chọn ngành Marketing ở University of San Francisco với học bổng gần 2 tỷ đồng. Chưa hết, lúc đó, Phương Linh cùng bạn bè thành lập một chiến dịch nhỏ hướng về đất nước, kêu gọi đóng góp quỹ ủng hộ đồng bào bị lũ lụt ở miền Trung.
Du học sớm, cần nhất khả năng thích nghi
Xa gia đình đến nửa vòng trái đất, với cô gái trẻ lúc đó mới hơn 16 tuổi phải tập thích nghi từ thời tiết, đồ ăn, văn hóa... và cho đến cả thứ tưởng như mình đã chuẩn bị kỹ càng nhất là tiếng Anh.
Nói về hành trang để du học sớm, Phương Linh chia sẻ, nhiều bạn qua du học bị sốc tiếng Anh trong thời gian đầu vì những gì mình học với thực tế là một khoảnh cách lớn, có nhiều thứ không được học ở Việt Nam.
Với trải nghiệm của mình, theo Phương Linh, du học sớm quan trọng nhất là khả năng tự lập và thích nghi - Hướng nghiệp GPO
Các bạn phải quen với những việc có khi ở nhà chưa bao giờ làm như nấu ăn, tự chăm sóc bản thân khi ốm đau, đi bệnh viện một mình.... Hay văn hóa ẩm thực cũng là một vấn đề không phải ai cũng thích nghi được. Như Linh lúc học phổ thông ở bang Maine, rất ít người châu Á, cô phải dự trữ nhiều đồ ăn Việt Nam để "cứu đói".
"Đi du học, đặc biệt với các bạn đi du học sớm, các chứng chỉ như TOEFL, IELTS là cần thiết nhưng quan trọng không kém phải là sự chuẩn bị về tinh thần và khả năng thích nghi", Phương Linh nhấn mạnh.
Nữ sinh năm nhất University of San Francisco cho biết, lịch học dày đặc, việc quản lý thời gian, sắp xếp mọi việc sao cho hiệu quả khi chuyển sang môi trường sống và học tập mới là điều rất cần thiết. Vậy nhưng, cô cũng sớm lên kế hoạch sẽ tham gia vào các câu lạc bộ và làm thêm.
"Sinh ra đã ở sẵn vạch đích", ít ai biết "con nhà giàu vượt sướng" cũng gian nan. Với Linh, cô chọn lối sống giản dị, chăm chỉ. Gia đình giàu có, bề thế là động lực nhưng cũng là áp lực để mỗi người phải vượt qua để không rơi vào "bẫy" dựa dẫm, ỷ lại...
May mắn lớn nhất của cô gái trẻ là được sống trong một môi trường quan tâm, chia sẻ và đồng hành của gia đình. Đặc biệt, theo Linh mình may mắn được thừa hưởng từ mẹ và ông bà ngoại nhiều phầm chất hình thành nên ý thức, ý chí "có sẵn trong máu".
Hướng nghiệp GPO tin rằng bạn đã tích luỹ được cho bản thân những thông tin hữu ích qua bài viết này. Nếu các bạn có bất kì thắc mắc nào hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng kí thông tin tại đây.
Bích Ngọc
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Kinh nghiệm thực tiễn về Fintech từ tiến sĩ gốc Việt tại New Zealand
Nữ sinh 14 tuổi chia sẻ cách học 8.5 IELTS Listening
Á quân Olympia mùa đầu tiên Nguyễn Thành Vinh được bổ nhiệm giáo sư trợ lý
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 9
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 49
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 55
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 80
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 149
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Ngày đăng: 21/10/2024 - Lượt xem: 103
Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 211
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 266
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 194
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 245
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công