Định hướng nghề nghiệp cho sinh viên trong thời đại công nghệ 4.0
Sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường hầu hết đều rơi vào trạng thái hoang mang, lo lắng khi không biết chọn công việc nào tốt cũng như phù hợp với năng lực của bản thân mình và nhu cầu tuyển dụng của thị trường. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO giúp bạn định hướng nghề nghiệp trong thời đại 4.0 hiện nay nhé.
1. Những bài học đắt giá sau khi tốt nghiệp ra trường
Không ít sinh viên ra trường dù thành công đến đâu thì cũng đều trải qua quá trình đối mặt với biết bao khó khăn, thử thách. Những kinh nghiệm mà họ đúc rút lại được là những bài học xương máu cho các bạn sinh viên ngày nay.
1.1. Sự thất bại
Hàng triệu bạn trẻ sinh viên sau khi ra trường, thậm chí là những doanh nhân thành đạt hiện tại hay những nhà tỷ phú giàu có nhất, đều không ít lần trải qua các thất bại trong cuộc sống, đặc biệt là vấn nạn thất nghiệp hay bị sa thải.
Chắc hẳn ai cũng biết tới nhà bác học nổi tiếng Thomas Edison nhưng không mấy ai biết rằng ông đã từng bị sa thải khỏi hai công việc đầu tiên vì bị cho rằng “thiếu năng lực”. Song, với nỗ lực của mình hơn 10.000 lần, Thomas Edison đã trở thành một nhà phát minh vĩ đại nhất mọi thời đại khi sáng chế ra bóng đèn cho nhân loại.
Hay những nhân vật tầm cỡ khác hiện đang nắm giữ vị trí là tỷ phú hàng đầu thế giới như Bill Gate – ông chủ của Microsoft hay Michael Dell – người sáng lập ra máy tính Dell đều xuất thân từ những người đi làm phục vụ hay rửa bát. Nhưng ở họ đều một điểm chung đó là không nản lòng, không sợ thất bại cũng như ý chí vươn lên sau những lần thất bại đó.
Bởi vậy, sinh viên ngày nay qua đó mà học tập được ý chí kiên cường, bền bỉ, lòng quyết tâm và một trái tim sắt đá để đứng dậy từ thất bại.
1.2. Thiếu kĩ năng
Một trong những bài học đắt giá nhất dành cho các sinh viên thất nghiệp sau khi ra trường hay chỉ tìm kiếm được các công việc lương thấp, lao động chân tay nhiều chính là thiếu kĩ năng.
Sinh viên trên giảng đường chủ yếu được giảng dạy và học tập chuyên sâu về lý thuyết mà vô tình lãng quên đi kĩ năng thực tế mới là yếu tố quan trọng nhất trong công việc sau này. Hầu hết những người đi trước cho rằng kiến thức trên đại học chỉ được áp dụng từ 10-20% trong các doanh nghiệp, công ty mà yếu tố khiến bạn có thể sống sót bất kì ở nơi đâu mới là kĩ năng.
Vì vậy, rất nhiều những sinh viên học tốt, thậm chí xuất phát từ các trường đại học top đầu như FTU, NEU, HANU,… đều đánh mất cơ hội tuyển dụng chỉ vì ba chữ “thiếu kĩ năng”..
1.3. Quá đề cao lý thuyết
Đây chính là căn bệnh của phần lớn các sinh viên xuất sắc, được đánh giá cao về chuyên môn và lực học, đó là đề cao lý thuyết. Nhiều giảng viên cho rằng các bạn sinh viên xuất sắc học rất tốt, tiếp thu rất nhanh nhưng đến khi đi thực tập, làm khóa luận lại ngược lại như vậy. Những sinh viên này có lẽ vì quá đề cao, chú trọng tới lý thuyết mà người đời hay gọi là “lý thuyết suông” mà không có áp dụng thực tế, không trải đời nhiều nên kiến thức cũng chỉ là những dòng chữ được ghi trên giấy tờ.
Căn bệnh này cũng giống như bạn học từ vựng ngôn ngữ nhưng lại không thể vận dụng nó trong giao tiếp hàng ngày. Như vậy, bạn chỉ giỏi đối với bạn hay đơn thuần nhận được ánh mắt ngưỡng mộ của người khác nhưng lại không thể có được các công việc tốt bởi công việc là thực tế, là thực hành chứ không phải lý thuyết.
1.4. Thiếu kinh nghiệm
Bài học đắt giá nhất cho những sinh viên lười trải nghiệm, lười đi làm thêm khi còn đi học chính là sự thiếu kinh nghiệm. Những anh chị sau khi ra trường được khoảng 1-2 năm tham gia ứng tuyển mới nhận ra và hối hận vì trước kia dành quá nhiều thời gian vào việc học và vui chơi thay vì đi làm để trải nghiệm. Những công việc part-time, nhất là những công việc làm tại các doanh nghiệp, công ty tư nhân nhỏ, tuy chỉ mang lại cho sinh viên chút tài chính cũng như không ổn định lâu dài. Song, nó lại cho bạn nhiều thứ giá trị hơn, đặc biệt là kinh nghiệm và kĩ năng mềm.
Kinh nghiệm và kĩ năng mới là điều mà các nhà tuyển dụng quan tâm hàng đầu và đánh giá cao. Tại sao lại như vậy? Đơn giản, việc tuyển dụng một nhân sự giàu kinh nghiệm so với một nhân sự chưa có kinh nghiệm sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí đào tạo, đồng thời những nhân sự có kinh nghiệm sẽ dễ làm việc hơn, năng suất hơn cũng như hữu ích hơn về mọi mặt.
2. Chọn đúng nghề nghiệp – chìa khóa cho sự phát triển và gây dựng cuộc sống của bản thân
Tưởng chừng như việc chọn nghề nghiệp khá đơn giản đối với những người sống tạm bợ, chỉ cần một công việc kiếm ra tiền và ổn định. Nhưng không, việc chọn đúng nghề nghiệp chính là chìa khóa cho sự phát triển và gây dựng cuộc sống cá nhân của chính bản thân các sinh viên.
Một ví dụ điển hình gần nhất dành cho các bạn sinh viên chính là doanh nhân vô cùng thành đạt mang tên Nguyễn Sơn Lâm. Không chỉ vậy, anh còn thành công ở mảng diễn giả chuyên nghiệp truyền lửa và khai sáng tiềm năng con người. Mặc dù dành một niềm đam mê mãnh liệt với thể thao, nhất là bóng đá cũng như Nguyễn Sơn Lâm đã từng là biên tập viên, nhà báo về thể thao. Tuy nhiên, ước mơ được trở thành doanh nhân lại mãnh liệt hơn và luôn cháy trong tim anh. Điều đó đã dẫn Nguyễn Sơn Lâm – một người không may mắn khi nhiễm chất độc màu da cam khiến cơ thể teo nhỏ lại, đến với con đường kinh doanh và hiện đã là doanh nhân nổi tiếng tại Việt Nam.
Dựa trên tấm gương sáng này cũng như biết bao các tấm gương khác, ta có thể thấy việc chọn đúng ngành nghề, công việc rất quan trọng và mang tới nhiều lợi ích cho các bạn sinh viên.
2.1. Thực hiện được ước mơ
Ước mơ luôn là cái gì đó nghe trừu tượng nhưng người biến ước mơ thành sự thật lại là một người giỏi. Đây luôn là một trong những mục tiêu cá nhân đề ra của biết bao các bạn sinh viên bởi ai chả ấp ủ cho một ước mơ, một hoài bão.
Khi bạn theo đuổi và thực hiện được ước mơ, bạn sẽ cảm thấy cuộc sống này rất ý nghĩa, bản thân tìm kiếm được nhiều niềm vui cũng như công việc có nhiều thuận lợi hơn bao giờ hết. Đó mới là ý nghĩa của cuộc sống!
2.2. Có thu nhập tốt
Thu nhập luôn là một trong những yếu tố hàng đầu mà những người đi làm quan tâm và hướng tới. Thu nhập càng cao, sinh viên càng thích. Bởi ở độ tuổi chưa lập gia đình, sinh viên có rất nhiều hoài bão muốn thực hiện. Vì vậy, việc lựa chọn đúng ngành nghề, công việc sẽ mang tới cho sinh viên nhiều cơ hội nóng bỏng, đặc biệt là cơ hội về mức thu nhập và cơ hội thăng tiến.
2.3. Phát triển và hoàn thiện bản thân
Lựa chọn đúng ngành nghề, công việc phù hợp với năng lực của bản thân là đòn bẩy tạo đà cho bạn tiến xa hơn, nhảy cao hơn trong mục tiêu phát triển và hoàn thiện bản thân. Chính vì vậy, sinh viên đừng nên đánh giá thấp tầm quan trọng của việc lựa chọn và đưa ra quyết định đúng ngành nghề, công việc phù hợp với bản thân mình.
2.4. Ổn định cuộc sống cá nhân
Nhờ những lợi ích trên, như mức lương tốt, công việc ổn định, thăng tiến, hoàn thiện bản thân mà các bạn sinh viên có thể lo tới cho những dự định khác trong cuộc sống cá nhân của bạn như lập gia đình, phụng dưỡng cha mẹ, đi du lịch,… Như vậy, các bạn sinh viên lựa chọn đúng công việc sẽ dễ dàng và nhanh chóng ổn định cuộc sống cá nhân hơn so với những bạn nhảy việc liên tục vì lựa chọn sai công việc.
Mặc dù tuổi trẻ là để trải nghiệm nhưng tìm thấy công việc phù hợp thì hãy theo đuổi nó tới cùng nhé vì 25 tuổi là độ tuổi để ổn định mọi thứ trong cuộc sống rồi đó!
3. Yếu tố ảnh hưởng tới việc lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên
3.1. Yếu tố khách quan
3.1.1. Cha mẹ - hậu phương vững chắc
Cha mẹ lâu nay luôn là những yếu tố tác động nhiều nhất và mạnh nhất tới sự lựa chọn cũng như cuộc đời của bạn. Nhiều bạn sinh viên được định hướng theo nghề gia đình, kế nghiệp cha mẹ thì sau khi ra trường có thể về làm tại công ty gia đình hay phụ giúp cha me,… Bởi sinh viên vẫn còn phụ thuộc vào tài chính của cha mẹ rất nhiều.
Song, các bậc phụ huynh cũng không nên can thiệp quá sâu vào cuộc sống của con em mà chỉ nên giữ vai trò là hậu phương vững chắc để giúp đỡ, tiếp động lực và khuyên răn con em mình. Thay vì chỉ trỏ và quyết định hộ con thì các bậc phụ huynh nên để con em mình tự quyết định con người mình đi.
3.1.2. Nhu cầu thị trường
Nhu cầu thị trường ở đây cần phải xem xét và đánh giá trên 2 phương diện, đó là: thị trường lao động và thị trường tiêu thụ.
Thứ nhất, trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay thì máy móc phần lớn đã được thay thế cho các công việc lao động chân tay giản đơn. Mặt khác, kinh tế thị trường phụ thuộc khá lớn vào nền tri thức. Vì vậy, các công việc lao động trí óc được đề cao hơn, đặc biệt là các công việc liên quan tới kinh tế, kinh doanh và công nghệ.
Thứ hai, đó là nhu cầu tiêu dùng. Con người ngày càng sống hiện đại và tiếp cận được nhiều cái mới, cái tốt khi mà xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra. Chính vì vậy, họ luôn mong muốn được tiếp cận các dịch vụ tốt, được chăm sóc chu đáo. Nhờ đó, các ngành nghề liên quan tới tâm lí và nhu cầu con người như tư vấn, chăm sóc khách hàng, cung cấp dịch vụ, du lịch, và quản lý sản xuất… vô cùng phát triển.
3.2. Yếu tố chủ quan – bản thân sinh viên
Mặc dù các yếu tố khách hàng góp phần ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống sinh viên, song, người chủ chốt đưa ra quyết định lại chính là các bạn sinh viên. Các bạn là những người nắm giữ tương lai của chính mình chứ không phải bất kì ai khác.
Vì vậy, hãy luôn suy nghĩ chín chắn, ý thức được năng lực và trình độ của bản thân cũng như đam mê, sở thích để có thể đưa ra lựa chọn nghề nghiệp chính xác nhất, đúng đắn nhất, từ đó chạm tới đỉnh cao của sự thành công.
4. Làm sao để lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn và phù hợp ?
4.1. Xác định nhu cầu tuyển dụng đối với lĩnh vực mình theo đuổi
Việc xác định nhu cầu tuyển dụng đối với lĩnh vực mình theo đuổi vô cùng quan trọng bởi dù bạn có giỏi về lĩnh vực đó tới đâu nhưng xu thế hiện đại của xã hội không yêu cầu thì bạn cũng sẽ rơi vào tình trạng thất nghiệp. Ví dụ như những năm đổ về trước, bất động sản vô cùng lớn mạnh và thu hút nhiều lao động, tuy nhiên những năm trở lại đây, lĩnh vực bất động sản gần như ứ đọng bởi xuất hiện quá nhiều chung cư dẫn tới dư cung (cung lớn hơn cầu) làm cho nhu cầu tuyển dụng tại ngành nghề này không còn hot như xưa nữa.
Chính vì vậy, hãy luôn biết cách nắm bắt các xu thế phát triển của xã hội, cập nhật tin tức để có thể lựa chọn đúng đắn nhất cho bản thân. Hiện nay, có rất nhiều các bài test được phát minh ra để giúp đỡ các bạn sinh viên trong việc định hướng và lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân chính xác hơn. Ví dụ như bài test kiểm tra về tính cách con người như bài test MBTI (Myers-Briggs Type Indicator).
4.2. Ý thức được năng lực của bản thân
Ngoài ra, các bạn sinh viên cũng cần phải ý thức được năng lực của bản thân thông qua các nhận thức và đánh giá về:
Ưu điểm/Nhược điểm của bản thân để phát huy và khắc phục chúng.
Khả năng chịu áp lực, độ bền bỉ, lòng kiên nhẫn của bản thân trong công việc. Ví dụ, đối với các công việc ngồi 8 tiếng/ngày như dân văn phòng thì bạn có thực hiện được không hay các công việc khai thác mỏ bạn có đủ sức khỏe và thể lực hay không.
Mức độ sở thích và niềm đam mê của bạn lớn tới đâu, có đủ tạo động lực cho bạn theo đuổi tới cùng hay không.
4.3. Ý thức được vốn sống của bản thân
Vốn sống dày dặn cũng là một trong những yếu tố mà bạn cần phải đánh giá và làm giàu nó. Đó là sự trải đời, là những kinh nghiệm bạn đúc rút được, là những bài học đánh đổi bằng tiền bạc, xương máu.
Để gia tăng cơ hội trúng tuyển vào các ngành nghề bạn yêu thích, hãy san bớt thời gian học tập và vui chơi và dành nó vào công việc làm thêm part-time tại những lĩnh vực đó để tích lũy kinh nghiệm.
4.4. Cảm nhận và quyết định
Rất nhiều các anh chị đi trước đều khuyên rằng: “hãy biết cách sử dụng trái tim nóng đi kèm với chiếc đầu lạnh” để có thể lựa chọn ngành nghề chính xác và phù hợp nhất đối với bản thân.
Trái tim nóng là những đam mê, yêu thích, tình cảm đối với một công việc nào đó. Như vậy, bạn sẽ dễ dàng có được niềm vui, động lực để theo đuổi nó tới cùng. Tuy nhiên, các bạn sinh viên non trẻ hãy vận dụng trí óc và sự tỉnh táo của chiếc đầu lạnh để đưa ra quyết định chính xác nhất như đam mê ấy có thực tế không hay viển vông, sở thích ấy có phù hợp với năng lực và điều kiện tài chính của gia đình hay không, bản thân mình có đủ động lực để theo đuổi công việc đó tới cùng hay không,… Tất cả đều do bạn làm chủ và quyết định nó ra sao, thậm chí là vận mệnh cuộc đời bạn.
5. Các ngành nghề thuộc ban xã hội thiên về sự sáng tạo và cảm xúc
Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn những ngành nghề, công việc hot nhất, được ưa chuộng và chiếm phần lớn nhu cầu tuyển dụng hiện nay liên quan tới ban xã hội – sự sáng tạo và cảm xúc con người.
5.1. Tư vấn viên
Tư vấn là một trong những ngành nghề nổi trội nhất và được săn đón nhiều với rất nhiều các công việc như: tư vấn du học bổng, tư vấn tâm lí, tư vấn du lịch, tư vấn luật,… Công việc này được tuyển dụng ở hầu hết các doanh nghiệp, công ty và ở tất cả các lĩnh vực bởi ai cũng đều đặt khách hàng lên hàng đầu.
5.2. Nhà giáo
Mặc dù nghe tới công việc nhà giáo (giảng viên, giáo viên, …), người ta hay nghĩ tới đó là công việc liên quan tới chuyên môn logic và trí tuệ nhưng ngược lại, nó thiên rất nhiều về tâm lí con người. Tất cả những sinh viên học ngành nhà giáo đều trải qua các bộ môn liên quan tới tâm lí học sinh, sinh viên để có thể giảng dạy được tốt nhất thông qua nhiều phương pháp.
5.3. Nhà thiết kế
Các nhà thiết kế về nhiều mảng như website, photoshop, đồ họa,… đều thiên về cảm xúc và sự sáng tạo. Đây cũng là một công việc thú vị nhưng đòi hỏi óc thẩm mỹ khá cao.
6. Các ngành nghề thuộc ban tự nhiên thiên về sự logic và trí tuệ
Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn những ngành nghề, công việc hot nhất, được ưa chuộng và chiếm phần lớn nhu cầu tuyển dụng hiện nay liên quan tới ban tự nhiên – sự logic và trí tuệ con người.
6.1. Doanh nhân
Doanh nhân là công việc được ưa thích nhất hiện nay, đặc biệt là các bạn sinh viên bởi sự trải nghiệm, lương cao, môi trường làm việc chuyên nghiệp cũng như là cơ hội phát triển tại các doanh nghiệp lớn là vô cùng lớn
6.2. Các nhà phát minh, nghiên cứu
Công việc này không phải ai cũng có thể theo đuổi được bởi phải đánh đổi gần như nửa cuộc đời để phát triển lên tới Tiến sĩ, Giáo sư và cả cuộc đời làm việc tại các phòng thí nghiệm một mình, cô đơn và yên tĩnh. Tuy nhiên, nó lại mang tới rất nhiều giá trị cho bản thân bạn.
6.3. Bác sĩ
Bác sĩ, hay y tá đều là những công việc chủ yếu nghiêng về sự logic và trí tuệ. Những công việc này đều tuyển dụng các sinh viên học từ các đại học hay cao đẳng đào tạo về lĩnh vực này như Đại học Y, Học viện Y dược cổ truyền,… Mặt khác, bạn có thể mở phòng khám tư nhân nếu có đủ điều kiện về tài chính.
7. Các ngành nghề thuộc ban năng khiếu thiên về tài năng
Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn những ngành nghề, công việc hot nhất, liên quan tới ban năng khiếu – tài năng con người.
7.1. Ca sĩ, nhạc sĩ, nhạc công
Ca sĩ, nhạc sĩ hay nhạc công đều là những công việc dành cho những sinh viên có năng khiếu về âm nhạc và nhạc cụ, chủ yếu là có tài năng thiên bẩm và được rèn giũa sau một quá trình dài. Đây là những công việc mang lại cho bạn niềm vui từ sự đam mê và danh tiếng, tiền tài.
7.2. Vũ công
Tương tự trên, vũ công cũng xuất phát từ những sinh viên có năng khiếu nhảy múa và biên đạo. Công việc này rất vất vả và dễ gặp chấn thương, tuy nhiên cũng mang tới cho bạn nhiều thứ như danh vọng, tiền tài và ước mơ thành hiện thực.
7.3. Họa sĩ
Cũng giống như những vũ công, ca sĩ, nhạc công hay nhạc sĩ, họa sĩ cũng là ngành nghề dành cho các sinh viên có năng khiếu hội họa, được đào tạo chuyên sâu từ các trường đại học như Đại học Mỹ thuật,… Công việc này cũng đem tới tiền tài, danh vọng và cả một cuộc sống hội họa dành cho bạn.
8. Làm sao để theo đuổi được mục tiêu nghề nghiệp
Dù là bạn theo đuổi đuổi khối nghề nghiệp nào hay là một người có trí óc thiên về bán cầu trái, hay bán cầu phải thì đều phải có có nghị lực theo đuổi mục tiêu nghề nghiệp đến cùng. Vậy làm sao để làm được điều này?
Chắc các bạn đã nghe về câu nói “Khi mình muốn làm thì mình sẽ tìm cách, còn không muốn thì sẽ tìm lý do”. Chính vì vậy đừng bao giờ đổ lỗi cho bất kì hoàn cảnh nào để chùn bước theo đuổi nghề nghiệp của mình. Có rất nhiều những câu chuyện đủ nghị lực để thi vào ngôi trường đại học mà mình yêu thích, đủ nghị lực để học tốt chương trình, đủ nghị lực để rèn giũa kinh nghiệm trước khi ra trường, nhưng lại chấp nhận từ bỏ chỉ sau vài tháng thực tập. Lý do như lương thấp, công việc nhàm chán, gia đình không thích, … là những lý do đã khiến rất nhiều sinh viên ra trường phí hoài mất 4 năm đại học đèn sách của mình.
Việc đầu tiên bạn cần làm đó là hãy luôn nói “I can do it”. Theo nghiên cứu của các chuyên gia hàng đầu của đại học Harvard, số đông những người thành công sẽ thường nói câu “I can do” (tôi có thể làm được), trong khi ngược lại những người thất bại hay nản chí thì sẽ hay nói “I can’t” (tôi không thể làm được). Cùng với đó khi bạn có nghị lực để theo đuổi một công việc, cũng đồng thời là bạn tự có niềm tin vào chính mình. Và bạn có biết gì không? Niềm tin ấy là một phép màu giúp bạn dễ dàng đạt được mục tiêu hơn.
Sinh viên mới ra trường thường gặp phải những rào cản về tâm lý khi vượt qua cơ số lần phỏng vấn xin việc thất bại. Đây chính là nguyên do lớn nhất khiến các bạn muốn từ bỏ luôn định hướng nghề nghiệp từ đầu của mình. Độ tuổi 22 - 23 có 3 stress tâm lý chủ yếu là: công việc, tình yêu và gia đình. Cho nên đừng vội nản chí vì bất kì ai cũng đều trải qua giai đoạn này. Thay vì vội vã đi tìm một công việc khác dễ dàng hơn, tại sao chúng ta không ngồi lại bình tĩnh vạch ra những lý do mà khiến chúng ta thất bại, và trau dồi bồi đắp những thiếu xót đó. Vì thành công là không có “deadline” cho nên hãy cứ làm khi còn có thể!
Qua bài viết trên, Hướng nghiệp GPO hy vọng với những thông tin được chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn sinh viên định hình được phương hướng phát triển sự nghiệp trong tương lai cho bản thân và xây dựng chiến lược tìm kiếm việc làm hiệu quả. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây.
Bảo Hân
Theo timviec365
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Nghề tư vấn bảo hiểm có thực sự bọt bèo hay tạo ra thu nhập khủng?
Những ngành nghề Hot phù hợp nhất với nữ giới hiện nay
Nghề tư vấn du học: Nghề cao quý không kém nghề nhà giáo.
Bài viết khác
Chọn nghề theo năng lực, sở thích hay ý cha mẹ?
Ngày đăng: 03/05/2023 - Lượt xem: 4826
Vào mùa tuyển sinh, chủ đề chọn nghề, chọn trường luôn khiến các học sinh băn khoăn, khó đưa ra quyết định.
Xem thêm [+]Tuyển sinh năm 2023, mức độ cạnh tranh ngành Ngôn ngữ Hàn ra sao?
Ngày đăng: 26/03/2023 - Lượt xem: 1046
Dự đoán, năm nay mức độ cạnh tranh vào ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc vẫn ở mức cao, tương đương năm ngoái.
Xem thêm [+]Ngành nghề nào sẽ 'lên ngôi' 5 năm tới?
Ngày đăng: 24/03/2023 - Lượt xem: 3035
Kinh doanh và quản lý, máy tính và công nghệ thông tin… là những lĩnh vực có tỉ lệ tuyển sinh cao nhất năm 2022...
Xem thêm [+]Phụ huynh, học sinh nên làm gì để hiểu ngành nghề dự định đăng ký?
Ngày đăng: 22/03/2023 - Lượt xem: 1023
Trước mỗi mùa tuyển sinh, bên cạnh lo lắng thi cử, nhiều phụ huynh, sĩ tử cũng băn khoăn về việc lựa chọn ngành học đúng sở thích, vừa năng lực.
Xem thêm [+]Có nên học ngành Truyền Thông Đa Phương Tiện?
Ngày đăng: 21/01/2022 - Lượt xem: 4175
Ngành học Truyền Thông Đa Phương Tiện (Multimedia) là ngành học phổ biến hiện nay và có rất nhiều trường đào tạo. Vì thế, để tìm cho mình một nơi học tập tốt, ngoài việc tìm hiểu thông tin, bạn nên chú ý đến cơ hội thực hành, cơ hội nghề nghiệp của trường mà bạn chọn theo học. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO cập nhật thông tin này...
Xem thêm [+]7 ngành nghề cho những ai giỏi tiếng Pháp
Ngày đăng: 19/01/2022 - Lượt xem: 2257
Bạn rất đam mê học tiếng Pháp rất nhiều nhưng các bài viết trên các trang báo thời nay kể cho bạn nghe một tương lại không sáng lạng gì cho ngôn ngữ này. Vậy thì dưới đây là 7 nghề cho những ai không dám theo đuổi con đường Pháp văn vì sợ thất nghiệp.
Xem thêm [+]Học nghề gì để ra trường có việc làm luôn?
Ngày đăng: 19/01/2022 - Lượt xem: 2879
Thị trường lao động, tuyển dụng việc làm đang có sự dịch chuyển nhanh chóng. Một ngành nghề đang “hot” ở thời điểm hiện có thể sẽ trở lên lỗi thời ở tương lai. Sự thay đổi này khiến nhiều bạn trẻ, đặc biệt là các em học sinh THPT “lúng túng” không biết nên lựa chọn ngành học nào phù hợp với sở thích, điều kiện kinh tế gia đình và...
Xem thêm [+]Học tiếng Hàn làm nghề gì kiếm nhiều tiền nhất ?
Ngày đăng: 19/01/2022 - Lượt xem: 2025
Việc lựa chọn một nghề nghiệp phù hợp với bản thân không chỉ mang lại cho bạn một cuộc sống có mục tiêu, có định hướng hơn mà còn mang lại cho bạn một tâm trạng thoải mái, vui tươi khi làm bất kì công việc nào trong lĩnh vực mà bản thân mình đam mê, yêu thích. Chính vì lý do đó mà bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn khách quan hơn, liệu nghề...
Xem thêm [+]Top 5 ngành “Hái ra tiền” cho dân học tiếng Đức
Ngày đăng: 18/01/2022 - Lượt xem: 4199
Học tiếng Đức, cơ hội làm việc ra sao? Đó là câu hỏi của rất nhiều bạn khi bắt đầu chọn ngoại ngữ thứ hai để theo học. Tiếng Đức kén người học nhưng tiềm năng “gặt hái ra tiền” không thua kém các ngôn ngữ khác. Thậm chí, các nhà tuyển dụng sẵn sàng mở hầu bao nhiều hơn, cao hơn đối với các “những gà cưng” vừa biết tiếng Anh và...
Xem thêm [+]7 Nghề nghiệp liên quan đến Tiếng Anh có mức lương hấp dẫn
Ngày đăng: 18/01/2022 - Lượt xem: 1990
Đối với những người có năng lực Tiếng Anh xuất sắc, bạn sẽ rất có lợi thế khi tìm kiếm các cơ hội việc làm với mức lương hấp dẫn. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu 7 nghề nghiệp liên quan đến Tiếng Anh sau và biết đâu bạn có thể tìm thấy ngành nghề mơ ước trong tương lai.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công