Định nghĩa và phân loại Đạo diễn
Nghề đạo diễn là một trong những nghề có sức hút rất lớn đối với giới trẻ hiện nay. Đây là công việc phù hợp với những người có niềm đam mê, yêu thích với công việc sáng tạo, khám phá và có duyên với Nghệ thuật.
Có rất nhiều định nghĩa, phân loại khác nhau về công việc Đạo diễn. Nhưng ở trong bài viết này, Career.gpo.vn sẽ mang lại cho bạn cái nhìn đơn giản và dễ hiểu nhất. Hãy tiếp tục theo dõi trong bài viết dưới đây nhé.
Định nghĩa đạo diễn
Đạo diễn được hiểu là những người chịu trách nhiệm dàn cảnh, chỉ đạo diễn xuất, chỉ đạo quá trình thực hiện những tác phẩm nghe nhìn. Từ từng thành phần riêng lẻ, kịch bản, diễn viên, các phương tiện kỹ thuật… qua bàn tay của người đạo diễn sẽ trở thành những tác phẩm hấp dẫn và lôi cuốn.
Người đạo diễn giữ một vai trò không nhỏ tới sự thành bại của các tác phẩm mà họ chịu trách nhiệm. Tác phẩm ở đây có thể là một bộ phim, một vở kịch hay một chương trình truyền hình… Nhưng tựu chung lại, dù cho kịch bản ban đầu có hay đến mấy thì nếu qua tay một người đạo diễn không có tay nghề thì tác phẩm ấy chẳng thể nào thành công được.
Phân loại đạo diễn
Có thể coi đạo diễn là một lĩnh vực khá đa dạng. Nghề đạo diễn được phân loại dựa trên những đối tượng tác phẩm: phim truyền hình, phim tài liệu, phim hoạt hình, TVC quảng cáo… Và những dạng Đạo diễn chủ yếu hiện nay bao gồm:
Đạo diễn phim truyền hình
Ngay ở tên gọi đã thể hiện rõ đối tượng là những bộ phim truyền hình. Những bộ phim truyền hình thường xoay quanh một hoặc một vài nhóm đối tượng cụ thế. Chính vì thế mà có phần nào giản lược trong việc trường quay, máy móc…
Tuy nhiên, chính vì những sự giản lược ấy mà để tạo ra một bộ phim truyền hình thu hút khán giả sẽ đòi hỏi ở người đạo diễn phải khai thác được chiều sâu tâm lý của các diễn viên…
Những bộ phim truyền hình Việt Nam khá hot trong thời gian qua đều có những đề tài gần gũi và thân thuộc với cuộc sống như: Sống chung với mẹ chồng, Về nhà đi con, Quỳnh búp bê hay Hoa hồng trên ngực trái…
Đạo diễn phim tài liệu
Bởi vì đối tượng là phim tài liệu, do đó đòi hỏi ở người đạo diễn một lỗi tư duy khách quan và khoa học. Nhiệm vụ của họ là ghi lại những khía cạnh, những cách nhìn khác nhau về cuộc sống và xã hội một cách chân thật nhất.
Chất liệu làm phim của đạo diễn phim tài liệu chính là thực tế. Chính vì thế, công việc của họ là một hành trình tư duy, khám phá để mang những thước phim độc đáo, chân thực đến với khán giả.
Đạo diễn phim hoạt hình
Thông thường, người họa sĩ phim hoạt hình thường đảm nhiệm luôn vai trò đạo diễn. Nghĩa là họ vừa là người tạo ra các nhân vật mà còn là người thổi hồn vào những nhân vật ấy, biến những nhân vật không hồn trở nên sinh động, có cái hồn riêng.
Hoạt hình khác với những thể loại phim khác ở chỗ mọi thứ trong phim đều là sản phẩm của các kỹ xảo đồ họa. Chính vì thế mà để tạo ra một tác phẩm hoạt hình hoàn thiện và đến được với khán giả thì người đạo diễn đã phải trải qua một quá trình kỳ công, phức tạp và dành rất nhiều thời gian cho chúng.
Đạo diễn sân khấu
Đây là loại hình đạo diễn có những đặc thù riêng về quy mô, thời gian so với những dạng đạo diễn khác. Họ thường làm việc ở các sân khấu trong sàn diễn, sàn múa, nhà hát… Và thường sẽ có khán giả đến xem trực tiếp.
Chính vì vậy mà trước khi biểu diễn chính thức đã trải qua nhiều quá trình tập dượt, tương tác dưới sự chỉ đạo của người đạo diễn. Bởi vì không để cản trở diễn viên trên sân khấu và tầm nhìn của khán giả nên thường chỉ có 1 vài góc quay cố định, do đó mà để tạo ra một chương trình hay và hấp dẫn sẽ phụ thuộc rất nhiều vào tư duy của người đạo diễn.
Đạo diễn chương trình truyền hình
Đạo diễn TVC, phim quảng cáo
Đạo diễn MV ca nhạc...
Career.gpo.vn hy vọng bài viết trên sẽ mang lại cho bạn những thông tin hữu ích về công việc Đạo diễn, hiểu được đạo diễn là gì và những loại hình đạo diễn phổ biến hiện nay.
Thùy Leah
Bài viết khác
Chọn nghề theo năng lực, sở thích hay ý cha mẹ?
Ngày đăng: 03/05/2023 - Lượt xem: 4574
Vào mùa tuyển sinh, chủ đề chọn nghề, chọn trường luôn khiến các học sinh băn khoăn, khó đưa ra quyết định.
Xem thêm [+]Thí sinh chuộng ngành việc nhẹ, lương cao
Ngày đăng: 28/03/2023 - Lượt xem: 1337
Với các ngành học đòi hỏi phải nghiên cứu - thí sinh thường không quan tâm, bởi khó tìm việc làm, mức lương thấp.
Xem thêm [+]Sức bật ngành sư phạm
Ngày đăng: 27/03/2023 - Lượt xem: 941
Nhiều năm nay, Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên nằm trong tốp những lĩnh vực có tỉ lệ thí sinh nhập học cao nhất.
Xem thêm [+]Tuyển sinh năm 2023, mức độ cạnh tranh ngành Ngôn ngữ Hàn ra sao?
Ngày đăng: 26/03/2023 - Lượt xem: 987
Dự đoán, năm nay mức độ cạnh tranh vào ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc vẫn ở mức cao, tương đương năm ngoái.
Xem thêm [+]Ngành nghề nào sẽ 'lên ngôi' 5 năm tới?
Ngày đăng: 24/03/2023 - Lượt xem: 2923
Kinh doanh và quản lý, máy tính và công nghệ thông tin… là những lĩnh vực có tỉ lệ tuyển sinh cao nhất năm 2022...
Xem thêm [+]Phụ huynh, học sinh nên làm gì để hiểu ngành nghề dự định đăng ký?
Ngày đăng: 22/03/2023 - Lượt xem: 954
Trước mỗi mùa tuyển sinh, bên cạnh lo lắng thi cử, nhiều phụ huynh, sĩ tử cũng băn khoăn về việc lựa chọn ngành học đúng sở thích, vừa năng lực.
Xem thêm [+]Những ngành nghề có triển vọng trong tương lai tại Việt Nam
Ngày đăng: 24/12/2022 - Lượt xem: 1882
Tác động của kỷ nguyên số và đại dịch khiến một loạt nghề sắp mất đi nhưng cũng sinh ra một loạt những ngành nghề có triển vọng trong tương lai. Bài viết sẽ điểm qua những khối ngành được xem là “miền đất hứa” với đa dạng việc làm cùng mức lương khủng? Tìm hiểu ngay!
Xem thêm [+]Có nên học ngành Truyền Thông Đa Phương Tiện?
Ngày đăng: 21/01/2022 - Lượt xem: 4083
Ngành học Truyền Thông Đa Phương Tiện (Multimedia) là ngành học phổ biến hiện nay và có rất nhiều trường đào tạo. Vì thế, để tìm cho mình một nơi học tập tốt, ngoài việc tìm hiểu thông tin, bạn nên chú ý đến cơ hội thực hành, cơ hội nghề nghiệp của trường mà bạn chọn theo học. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO cập nhật thông tin này...
Xem thêm [+]7 ngành nghề cho những ai giỏi tiếng Pháp
Ngày đăng: 19/01/2022 - Lượt xem: 2159
Bạn rất đam mê học tiếng Pháp rất nhiều nhưng các bài viết trên các trang báo thời nay kể cho bạn nghe một tương lại không sáng lạng gì cho ngôn ngữ này. Vậy thì dưới đây là 7 nghề cho những ai không dám theo đuổi con đường Pháp văn vì sợ thất nghiệp.
Xem thêm [+]Học nghề gì để ra trường có việc làm luôn?
Ngày đăng: 19/01/2022 - Lượt xem: 2793
Thị trường lao động, tuyển dụng việc làm đang có sự dịch chuyển nhanh chóng. Một ngành nghề đang “hot” ở thời điểm hiện có thể sẽ trở lên lỗi thời ở tương lai. Sự thay đổi này khiến nhiều bạn trẻ, đặc biệt là các em học sinh THPT “lúng túng” không biết nên lựa chọn ngành học nào phù hợp với sở thích, điều kiện kinh tế gia đình và...
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công