Dù là bất cứ việc gì, nếu đã làm thì phải yêu!
Có bao giờ bạn cảm thấy không muốn bước đến công ty hay không? Hầu hết mọi người đều không thực sự yêu thích công việc mà họ đang làm. Nếu không có cái mình thích thì nên thích cái mình có.
- Chán quá, sáng nay lại đi làm!
- Ủa không thích làm thì nghỉ đi, ngày nào cũng than thở vậy?
- Nhưng mà thiếu tiền…
Đoạn hội thoại trên có lẽ không mấy lạ lẫm với chúng ta, đặc biệt là các bạn sinh viên. Để kiếm thêm thu nhập, các bạn có thể chọn đi làm gia sư, trợ giảng – việc nhẹ lương cao, đi phục vụ, chạy bàn hay làm thêm ở một công ty nào đấy – nếu muốn phát triển bản thân và thật sự có năng lực. Rất, rất nhiều việc để làm!
Tuy nhiên khi được hỏi tại sao lại làm thì câu trả lời phần lớn đều là vì tiền, một số ít nói muốn tích lũy kinh nghiệm. Rất hiếm ai trả lời “Vì tao yêu nó!”. Để hiểu rõ hơn thế nào là yêu công việc, mời bạn theo dõi câu chuyện sau đây
Tối nọ trong một quán cafe ở Quận 1, tôi chứng kiến cảnh một ông chủ cho một nhân viên lâu năm nghỉ việc. Ông chủ nói rất nhẹ nhàng “Anh theo dõi và không thấy em thay đổi, khách vô em bấm điện thoại không thèm chào, khách về em cũng không mở cửa mà bấm điện thoại. Anh đã nhắc em nhiều lần nhưng mọi chuyện vẫn như vậy. Em tính lương rồi anh gửi em, em không cần đi làm nữa”. Nhân viên đó phản ứng như thế nào? Giận dữ và cảm thấy bị đối xử bất công, đó là tâm lý bình thường và dễ nhận thấy. Lúc đầu tôi cũng thấy thương, cho đến khi tôi nghe hai nhân viên nói chuyện với nhau:
- Tức quá mà không làm gì được mày ạ! Làm cho đã vào rồi đùng một cái bị đuổi!
- Mà mày có muốn nghỉ không?
- Muốn, nhưng tao chỉ thiếu tiền thôi!
Nếu thật sự không yêu thích công việc mình đang làm, tại sao không từ bỏ và tìm một công việc khác? Vì tiền? Đánh đổi bằng cảm xúc, bằng niềm yêu thích của bản thân liệu có đáng? Và liệu rằng cứ với tâm lý đó bạn sẽ trụ lại được bao lâu ở công việc hiện tại, khi nó không đơn giản chỉ là một việc làm partime nữa mà ở một vị trí cao hơn? Trong một công ty hàng đầu chẳng hạn?
Liên tiếp những khó khăn và thất bại có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, chán nản với công việc. Tuy nhiên, hãy giữ vững tình yêu và niềm đam mê với nó bởi chỉ có yêu công việc bạn mới có thể thành công. Nếu đã không thích, hãy sớm tìm một việc khác thay thế. Còn nếu bạn thực sự có tình cảm với nó nhưng gặp vấn đề với trục trặc thì dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn “hâm nóng” và phát triển tình yêu với công việc hiện tại:
Lạc quan
Thay vì để ý tới những điểm yếu của công ty như cơ sở vật chất thiếu thốn, văn phòng làm việc quá chật chội… hãy tập trung vào những điểm “sáng”. Chẳng hạn, bạn có một công việc đầy thách thức và hấp dẫn với khả năng thăng tiến tốt hay có thể làm việc ăn ý với đồng nghiệp. Lạc quan sẽ giúp bạn duy trì nguồn năng lượng dồi dào cho công việc.
Giải quyết mâu thuẫn
Nếu công việc của bạn trở nên kém “hoàn hảo” bởi một chút bất đồng với đồng nghiệp hay thậm chí với ông chủ, hãy nhanh chóng giải quyết dứt điểm mâu thuẫn. Bạn nên nói chuyện trực tiếp với người có liên quan, giải thích mâu thuẫn tác động tới bạn ra sao và cùng nhau tìm ra tiếng nói chung.
Tin vào cảm nhận của chính mình
Nhiều người thường che giấu cảm nhận thật sự của mình bằng cách đáng thương hóa, trầm trọng hóa mọi chuyện lên. Có thể vấn đề không là gì hết nhưng với bạn lúc đó nó như cả bàu trời sụp xuống. Và rồi khi xả ra, bạn chỉ lôi những cái xấu xa ra nói, tiếc là sau đó dù bạn còn tình cảm với việc đấy, nhưng lỡ chửi bới rồi, lỡ nâng mình lên rồi thì không hạ xuống được nữa. Tự trọng hão huyền khiến bạn đánh mất cái mình yêu thích. Vì vậy, hãy nhìn vào chính mình, mình thật sự cảm thấy như thế nào, không phải mình muốn người khác nghĩ rằng mình đang cảm thấy như thế nào!
“Sống”
Công việc chỉ là một phần của cuộc sống. Bạn đừng dại dành toàn bộ thời gian của mình cho công việc mà quên đi gia đình, bạn bè, sở thích cá nhân. Hãy tận hưởng cuộc sống ngoài công sở của bạn với những kỷ niệm bên những người thân yêu, thỏa mãn các niềm đam mê khác như thể thao, đọc sách, tình nguyện… Hãy nhớ, yêu và tận hưởng cuộc sống cũng chính là cách nuôi dưỡng tình yêu công việc.
Nguồn Internet
Bài viết khác
5 ngành dễ bị AI thay thế nhất trong 10 năm tới
Ngày đăng: 17/07/2025 - Lượt xem: 34
5 ngành dễ bị AI thay thế nhất trong 10 năm tới
Xem thêm [+]Loay hoay xin việc sau tốt nghiệp - Kỳ 1: 'Tôi tốt nghiệp loại giỏi nhưng sao khó xin việc vậy?'
Ngày đăng: 17/07/2025 - Lượt xem: 11
Loay hoay xin việc sau tốt nghiệp - Kỳ 1: 'Tôi tốt nghiệp loại giỏi nhưng sao khó xin việc vậy?'
Xem thêm [+]Những ngành học có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất
Ngày đăng: 17/07/2025 - Lượt xem: 47
Những ngành học có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất
Xem thêm [+]Chọn ngành thế nào để 'ổn định' trong thời AI?
Ngày đăng: 17/07/2025 - Lượt xem: 17
Chọn ngành thế nào để 'ổn định' trong thời AI?
Xem thêm [+]Nhiều người trình độ ĐH trở lên thất nghiệp, lao động trẻ cần làm gì ?
Ngày đăng: 17/07/2025 - Lượt xem: 9
Nhiều người trình độ ĐH trở lên thất nghiệp, lao động trẻ cần làm gì ?
Xem thêm [+]Ngành học là 'vua của mọi ngành' 2025 luôn khát nhân lực, lương lên tới 100 triệu/tháng
Ngày đăng: 15/07/2025 - Lượt xem: 216
Ngành học là 'vua của mọi ngành' 2025 luôn khát nhân lực, lương lên tới 100 triệu/tháng
Xem thêm [+]Ngành học từng mang định kiến chỉ dành cho nam, nay con gái vẫn học tốt lại được trọng dụng: Hợp thời đại, ra trường đi làm lương 30 triệu/tháng
Ngày đăng: 14/07/2025 - Lượt xem: 203
Ngành học từng mang định kiến chỉ dành cho nam, nay con gái vẫn học tốt lại được trọng dụng: Hợp thời đại, ra trường đi làm lương 30 triệu/tháng
Xem thêm [+]Cảnh báo 5 ngành học dễ "ế việc" trong 5 năm tới
Ngày đăng: 14/07/2025 - Lượt xem: 250
Cảnh báo 5 ngành học dễ "ế việc" trong 5 năm tới
Xem thêm [+]Ngành học trước bị gắn mác ‘tiền ít’, nay tốt nghiệp đi làm 40 triệu/tháng: Có tới hơn 70 trường đào tạo, điểm chuẩn chỉ từ 15 điểm
Ngày đăng: 14/07/2025 - Lượt xem: 248
Ngành học trước bị gắn mác ‘tiền ít’, nay tốt nghiệp đi làm 40 triệu/tháng: Có tới hơn 70 trường đào tạo, điểm chuẩn chỉ từ 15 điểm
Xem thêm [+]Tin vui: Những ngành học chiến lược sẽ được nhà nước cấp học phí và sinh hoạt phí
Ngày đăng: 14/07/2025 - Lượt xem: 249
Tin vui: Những ngành học chiến lược sẽ được nhà nước cấp học phí và sinh hoạt phí
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công