Đừng đi xin việc mà chỉ sử dụng hồ sơ LinkedIn
Xin việc bằng cách sử dụng tính năng “Easy Apply” của LinkedIn rất thuận tiện, thế nhưng bạn nên sử dụng nó một cách thận trọng.
Xin việc trong thị trường lao động ngày nay đôi khi có thể trở nên khá khó khăn và tốn nhiều thời gian. Bạn thường sẽ dành từ 15 phút đến hơn một giờ chỉ để điền vào một tờ đơn đăng ký.
Một số đơn xin việc sẽ phân tích thông tin từ hồ sơ của bạn, một phần là để cung cấp các thông tin còn thiếu, một số khác sẽ yêu cầu những thông tin sâu hơn để như địa chỉ cư trú, công việc và người giám sát của bạn trong 10 năm qua.
Điều này gây phiền hà cho nhiều ứng viên, vì vậy họ quyết định chuyển sang các phương pháp đơn giản hơn, như nút "Easy Apply" của LinkedIn. Nhưng đó có thực sự là cách tốt nhất để xin việc?
Nút "Easy Apply" là gì?
LinkedIn đã trở thành sự lựa chọn hàng đầu của nhiều ứng viên; tại sao bạn không sử dụng LinkedIn để tìm việc cơ chứ? Có hơn 20 triệu công việc trên trang web, và một số công ty chỉ sử dụng LinkedIn để tìm ứng viên. Để giúp người tìm việc ứng tuyển dễ dàng hơn, LinkedIn đã tạo nút “Easy Apply”.
Sử dụng tùy chọn này giúp bạn ứng tuyển một cách dễ dàng: Bạn chỉ cần ấn vào nút này và nhập địa chỉ email và số điện thoại, và thế là xong! Đôi khi bạn sẽ được yêu cầu tải hồ sơ của mình lên, nhưng đôi khi điều này không bắt buộc. Dù bằng cách nào đi chăng nữa, nó cũng giúp việc nộp đơn xin việc trở nên dễ dàng chỉ bằng sử dụng một vài nút bấm.
Có nên sử dụng tính năng “Easy Apply” của LinkedIn không?
Thật không may rằng việc sử dụng nút "Easy Apply" cũng tương tự như việc gửi hồ sơ của bạn qua email cho một loạt các nhà tuyển dụng và hy vọng ai đó sẽ mở ra xem. Và khi bạn chọn nộp đơn xin việc mà không tải lên hồ sơ của mình thì điều duy nhất mà nhà tuyển dụng nhận được là quyền truy cập vào hồ sơ LinkedIn của bạn.
Tất cả những gì các nhà tuyển dụng sẽ thấy là “[Tên ứng viên] được ứng tuyển vào [Chức danh]” cùng với ảnh hồ sơ, dòng tiêu đề và vị trí của bạn. Nếu bạn không dành thời gian để hoàn thiện hồ sơ LinkedIn của mình và viết một tiêu đề hấp dẫn, thì bạn sẽ không trở nên nổi bật hơn các ứng viên khác.
Điều này có nghĩa là nhà tuyển dụng không có động cơ để xem xét chi tiết hồ sơ của bạn. Nếu họ không đọc về những kinh nghiệm của bạn, thì bạn ứng tuyển để làm gì?
Trả lời câu hỏi: "Vậy thì sao … ?"
Tất cả mọi thông tin mà bạn gửi để ứng tuyển cho một vị trí phải trả lời cho câu hỏi "Vậy thì sao ...?". Như bạn có thể đã biết, các nhà tuyển dụng chỉ dành khoảng 6 giây để xem qua hồ sơ việc làm trước khi quyết định xem ứng viên có phù hợp hay không. Hãy tưởng tượng xem họ dành ít thời gian như thế nào để lọc qua một loạt email từ LinkedIn với tiêu đề hồ sơ và tên của ứng viên.
Bạn dành ra bao nhiêu thời gian xem email của chính mình để tìm kiếm các thư bạn sẽ mở? Cuối cùng thì bạn đọc những bức thư nào? Chắc hẳn thường là bức thư những người bạn biết hoặc có chủ đề hấp dẫn phải không?
Dòng tiêu đề trên hồ sơ LinkedIn là dòng chủ đề của bạn, vì vậy hãy đảm bảo nó bao gồm những điều sau:
- Hồ sơ LinkedIn của bạn có dòng tiêu đề trả lời cho câu hỏi "Vậy thì sao...?" hay không?
- Nó sẽ thu hút người nhà tuyển dụng mở đơn lá đơn của bạn không?
Nếu không có những điều trên, đơn xin việc của bạn sẽ bị “rơi vào hố đen”.
Tại sao LinkedIn không đáp ứng được các câu hỏi của nhà tuyển dụng
Thông tin có trong hồ sơ của bạn cung cấp một cái nhìn tổng quan về thành tích chuyên môn, kinh nghiệm, kỹ năng và học vấn của bạn. Đó là thương hiệu cá nhân của bạn và được sử dụng như một công cụ kết nối, với việc LinkedIn cung cấp nền tảng để bạn tiếp cận với những người trong ngành, những nhân viên tuyển dụng về ngành liên quan và thậm chí cả các nhà tuyển dụng.
Tất nhiên là hồ sơ LinkedIn của bạn có thể được tối ưu hóa để nó có thể xuất hiện trong các tìm kiếm của nhà tuyển dụng khi họ tìm kiếm ứng viên. Tuy nhiên, họ vẫn cần biết bạn có thể tạo ra những giá trị gì cho công ty của họ - và những nhà tuyển dụng có thể sẽ không thể quyết định rằng bạn có phù hợp hay không chỉ dựa vào hồ sơ LinkedIn.
Một hồ sơ xin việc có định hướng sẽ giúp bạn có giành được nhiều lợi thế
Trong khi đó, một hồ sơ việc làm có nhiều từ khóa sẽ làm nổi bật lên những thành tựu nghề nghiệp khi chúng liên quan đến một công việc cụ thể. Những người viết hồ sơ, các nhân viên nhân sự và nhà tuyển dụng điều đưa ra lời khuyên bạn nên chỉnh sửa hồ sơ theo từng công việc mà bạn ứng tuyển.
Tính cụ thể và khả năng tùy chỉnh là những yếu tố giúp các doanh nghiệp biết được cách mà bạn có thể tạo ra giá trị cho họ. Nếu họ cảm thấy bạn là một ứng viên phù hợp, thì bạn sẽ giành được một buổi phỏng vấn.
Có phải là tất cả những điều này có nghĩa là bạn không bao giờ nên sử dụng nút “Easy Apply” không?
Cũng không phải là bạn không bao giờ nên sử dụng nó; có hai thời điểm mà bạn có thể sử dụng hiệu quả nút “Easy Apply”:
1. Khi bạn định tải lên bản hồ sơ đã được định hướng và bao gồm nhiều từ khóa bằng ứng dụng này
Hãy lưu ý rằng ngay cả khi bạn định đính kèm một bản hồ sơ việc làm vào ứng dụng “Easy Apply”, các nhà tuyển dụng vẫn sẽ chỉ thấy trang LinkedIn của bạn trước tiên. Hồ sơ xin việc mà bạn tải lên sẽ được hiển thị đối với nhà tuyển dụng dưới dạng đường link liên kết.
Hồ sơ xin việc của bạn sẽ chỉ được xem đến nếu người quản lý tuyển dụng cảm thấy rằng họ không có đủ thông tin từ hồ sơ LinkedIn. Trong trường hợp mà các nhà tuyển dụng không hứng thú với hồ sơ LinkedIn của bạn, họ có thể sẽ không đọc hồ sơ xin việc của bạn luôn.
2. Khi bạn có ý muốn đăng ký theo dõi
Các doanh nghiệp hiểu rõ thực tế là ứng viên chỉ lướt qua mô tả công việc khi có nút “Easy Apply”. Đối với họ, tùy chọn "Easy Apply" cho biết rằng ứng viên vừa sử dụng tính năng này và có thể chưa hề có bất kỳ thông tin gì hoặc không có một thông tin đầy đủ về công việc.
Tuy nhiên, khi bạn đăng ký theo dõi họ, điều đó cho thấy rằng bạn thực sự quan tâm. Việc theo dõi như vậy cũng làm cho tên của bạn xuất hiện nhiều lần.
Trong một thế giới mà “không có bất kỳ đường tắt nào dẫn đến nơi đáng đến” (Beverly Sills), việc sử dụng tính năng “Easy Apply” cho công việc mơ ước của bạn là điều không nên làm. Bạn sẽ có thể “tiếp thị” đúng kỹ năng của mình cho một công việc với một bản lý lịch tốt. Hãy sử dụng hồ sơ LinkedIn của bạn cho đúng mục đích, đó là để kết nối.
Quang Vinh - Theo TopResume
Bài viết khác
Học hỏi từ những sai lầm
Ngày đăng: 22/01/2021 - Lượt xem: 26
Để giúp bạn hiểu ý tưởng tốt hơn, dưới đây là 5 lý do hàng đầu khiến cho những sai lầm có giá trị
Xem thêm [+]Bí quyết giúp bạn tống khứ cảm giác chán việc
Ngày đăng: 22/01/2021 - Lượt xem: 13
Kết bạn với nhiều đồng nghiệp, thay đổi không gian làm việc và tăng cường sức khỏe thể chất là những điều mà người chán việc nên làm để tìm lại niềm vui trong công việc.
Xem thêm [+]Viễn cảnh tồi tệ giáo dục trực tuyến
Ngày đăng: 22/01/2021 - Lượt xem: 21
Công nghệ đã thu hẹp phạm vi năng lực tưởng tượng của chúng ta và càng nhiều công nghệ thì con người càng nghèo nàn trong chính suy nghĩ của họ. Một cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng của cố tác giả người Scotland Iain M. Banks, video và âm thanh hoàn toàn rõ ràng có thể được truyền ngay lập tức qua các khoảng cách giữa các vì sao rộng lớn, nhưng...
Xem thêm [+]Công việc có đang "phá hủy" bạn?
Ngày đăng: 22/01/2021 - Lượt xem: 11
Amy Morin, tác giải cuốn 13 Things Mentally Strong People Don't Do (13 điều người có tinh thần thép sẽ không làm) cho rằng môi trường làm việc căng thẳng có thể gây mệt mỏi, thậm chí là trầm cảm. Cảm thấy chán nản về công việc của mình khiến bạn rơi vào vòng xoáy suy nghĩ và hành xử tiêu cực, và càng tiêu cực thì lại càng thấy tồi tệ.
Xem thêm [+]4 kỹ năng quan trọng giúp bạn thoát cảnh làm việc ngoài giờ
Ngày đăng: 22/01/2021 - Lượt xem: 7
Bạn đã quá chán nản vì phải liên tục làm việc suốt các kỳ lễ hay ngày nghỉ cuối tuần. Bạn ước mình không cần nghĩ ngợi quá nhiều đến giờ vào làm hay tan sở. Nhiều người không cảm thấy vấn đề gì khi đảm nhận công việc có giờ làm không cố định. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người ước được trở lại cuộc sống văn phòng truyền thống 5 ngày...
Xem thêm [+]4 kỹ năng đảm bảo không bị AI 'cướp' việc làm
Ngày đăng: 22/01/2021 - Lượt xem: 15
Giới công nghệ vừa truyền tai nhau về 6 ngành nghề mà Jack Ma dự đoán sẽ bị Trí tuệ nhân tạo (AI) làm bốc hơi. Vậy AI và robot đang tiếp quản dần nền kinh tế? Máy móc đang cướp tất cả việc làm? Trước khi hoang mang "Robot có thể lấy đi việc làm của tôi không?", hãy tập trung vào những việc robot không thể làm được.
Xem thêm [+]Bí quyết giúp bạn làm việc hiệu quả với sếp nước ngoài
Ngày đăng: 21/01/2021 - Lượt xem: 23
Trong thời buổi hội nhập kinh tế thế giới, làm việc trong các môi trường quốc tế là đích đến của nhiều bạn trẻ bởi sự đa dạng văn hóa, cách làm việc và chuyên nghiệp. Tuy nhiên, lại có rất nhiều người không dám gửi đơn xin việc đến các công ty này vì nỗi lo khi làm việc với các sếp nước ngoài.
Xem thêm [+]Ngành ngôn ngữ học chưa bao giờ ngừng hot với mức lương lên đến 15 triệu đồng
Ngày đăng: 21/01/2021 - Lượt xem: 43
Ngưỡng cửa chọn nghề khiến bao nhiêu bạn trẻ đắn đo có nên chọn nghề theo sở thích hay theo xu hướng> Thực tế, sinh viên hiện nay có quá nhiều lựa chọn để quyết đinh hướng đi tương lại cho mình
Xem thêm [+]Thành công trong ngành bảo hiểm với những kỹ năng tại nơi làm việc
Ngày đăng: 21/01/2021 - Lượt xem: 29
Nhắc đến ngành bảo hiểm là nhắc đến một môi trường liên tục thay đổi theo sự phát triển của công nghệ và xu hướng. Để thành công trong ngành này, bạn cần có sự linh hoạt để thích nghi với những sự thay đổi mới. Đã qua rồi cái thời chỉ cần kỹ thuật để khởi nghiệp. Điều cần thiết nhất giúp bạn nổi bật giữa đám đông và xây...
Xem thêm [+]Những thói quen xấu phá hỏng mối quan hệ của bạn
Ngày đăng: 21/01/2021 - Lượt xem: 27
Có nhiều nguyên nhân phá hỏng mối quan hệ, một trong số đó nằm ở thói quen suy nghĩ tiêu cực.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
TIN MỚI
- Học hỏi từ những sai lầm
- Bí quyết giúp bạn tống khứ cảm giác chán việc
- Viễn cảnh tồi tệ giáo dục trực tuyến
- Công việc có đang "phá hủy" bạn?
- 4 kỹ năng quan trọng giúp bạn thoát cảnh làm việc ngoài giờ
- 4 kỹ năng đảm bảo không bị AI 'cướp' việc làm
- Bí quyết giúp bạn làm việc hiệu quả với sếp nước ngoài
- Ngành ngôn ngữ học chưa bao giờ ngừng hot với mức lương lên đến 15 triệu đồng