Gần nửa triệu thí sinh đã đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học
491.510 trong tổng gần 940.000 thí sinh đã nhập nguyện vọng lên hệ thống chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tính đến 12h ngày 11/8.
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đến 12h ngày 11/8, khoảng 52,3% trong tổng số thí sinh đăng ký xét tuyển đã nhập nguyện vọng lên hệ thống của Bộ. Tổng số nguyện vọng là hơn 2,1 triệu. Số lượng nguyện vọng trung bình một thí sinh là 4,3. Con số này còn tiếp tục thay đổi bởi hạn cuối đăng ký và điều chỉnh nguyện vọng là 17h ngày 20/8.
Nguyễn Hà Uyên, cựu học sinh lớp 12 trường THPT Lê Quý Đôn - Đống Đa (Hà Nội), đã hoàn thành đăng ký nguyện vọng vào đại học một cách "thuận lợi, dễ dàng" do chỉ đặt một nguyện vọng vào ngành Quản trị chất lượng và đổi mới của trường Đại học Kinh tế quốc dân.
Xét tuyển bằng phương thức kết hợp chứng chỉ IELTS với điểm thi THPT môn Toán và Ngữ văn, Uyên đã biết mình đủ điều kiện trúng tuyển sau khi nhập nguyện vọng xét tuyển trên website của trường. Đã đăng ký xong nguyện vọng ngành này trên hệ thống tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Uyên chỉ còn bước xác nhận và nộp lệ phí (từ 21 đến 28/8) là chắc chắn đỗ.
Xác định 11 nguyện vọng bằng nhiều phương thức xét tuyển, Châu Anh, trú quận Đống Đa (Hà Nội) cũng hoàn thành nhập lên hệ thống ngành Báo chí của tất cả trường ở Hà Nội như Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Văn hóa.
Được thầy cô gửi hướng dẫn, sắp xếp và lưu nguyện vọng, Châu Anh chỉ gặp chút trục trặc khi thực hiện bước lưu các nguyện vọng. "Tuy nhiên, mọi việc được giải quyết ngay sau đó khi em gọi đến đường dây nóng trên hệ thống và nhận được tư vấn", Châu Anh nói.
Từ trưa 10/8 Hồng Hạnh, thí sinh ở Phú Thọ, đăng ký xong ba nguyện vọng lần lượt là ngành Khúc xạ nhãn khoa của Đại học Y Hà Nội, Hóa Dược của Bách khoa Hà Nội và Sư phạm Hóa học của Sư phạm Hà Nội. Trong đó, Hạnh đã đủ điều kiện trúng tuyển theo phương thức xét tuyển tài năng vào Bách khoa Hà Nội. Với hai ngành còn lại, Hạnh xét bằng điểm thi tốt nghiệp THPT, với 26,85 tổ hợp B00 (Toán, Hóa, Sinh).
Nhưng Hạnh vẫn muốn tìm hiểu thêm về các ngành. Em gọi cho bộ phận tư vấn tuyển sinh của các trường để hỏi về chương trình học, cơ hội học lên cao hơn và cơ hội việc làm sau khi ra trường. Nữ sinh Phú Thọ theo dõi các dự báo liên quan đến điểm chuẩn cũng như hỏi anh chị đi trước về các ngành học dự định để thay đổi thứ tự hoặc bổ sung thêm nguyện vọng.
"Em không đặt quá nhiều nguyện vọng mà chỉ cân nhắc chọn những ngành phù hợp với khả năng, tính cách và có cơ hội việc làm ổn khi ra trường. Nhưng đặt thứ tự nguyện vọng ra sao vẫn là chuyện rất đau đầu", Hạnh nói.
Về quá trình đăng ký, Hạnh cho biết hệ thống hoạt động tốt, chỉ cần làm theo đúng các hướng dẫn là ổn. Thắc mắc phần nào, em có thể hỏi thầy cô là được giải đáp ngay.
Trong các buổi tư vấn tuyển sinh cả trực tiếp và trực tuyến, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) nhiều lần khuyên thí sinh tìm hiểu kỹ trước khi đăng ký nguyện vọng để tránh sai sót và cũng không nên để quá sát nút thời gian hệ thống đóng cửa. Thí sinh cũng phải rà soát việc khai báo đầy đủ và bảo đảm tính chính xác của tất cả thông tin, đặc biệt là thông tin về khu vực và đối tượng ưu tiên (nếu có).
Bà Thuỷ nhấn mạnh thí sinh phải đăng ký tất cả nguyện vọng trên hệ thống xét tuyển của Bộ Giáo dục và Đào tạo, theo thứ tự ưu tiên. Hiện, nhiều em đã biết đủ điều kiện trúng tuyển bằng các phương thức xét tuyển sớm như xét học bạ, thi đánh giá năng lực... nhưng nếu không xác nhận bằng cách đăng ký lại nguyện vọng trên hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung, thí sinh đó bị coi là từ chối trúng tuyển. Sau khi hệ thống lọc ảo, thí sinh sẽ chỉ trúng tuyển một nguyện vọng cao nhất trong số các nguyện vọng đủ điều kiện trúng tuyển.
Theo vnexpress
Bài viết khác
Tuyển sinh đại học 2025: Nhiều trường đại học phía Nam mở ngành mới
Ngày đăng: 21/02/2025 - Lượt xem: 42
Tuyển sinh đại học 2025: Nhiều trường đại học phía Nam mở ngành mới
Xem thêm [+]Những điểm mới trong kiểm định chương trình đào tạo đại học
Ngày đăng: 21/02/2025 - Lượt xem: 32
Những điểm mới trong kiểm định chương trình đào tạo đại học
Xem thêm [+]Điểm xét tuyển IELTS vào các trường đại học top đầu
Ngày đăng: 12/02/2025 - Lượt xem: 119
Điểm xét tuyển IELTS vào các trường đại học top đầu
Xem thêm [+]Nhiều trường đại học "nói không" với xét tuyển học bạ
Ngày đăng: 12/02/2025 - Lượt xem: 196
Nhiều trường đại học "nói không" với xét tuyển học bạ
Xem thêm [+]Những trường đại học đầu tiên chốt giảm chỉ tiêu xét điểm thi tốt nghiệp THPT
Ngày đăng: 07/02/2025 - Lượt xem: 104
Những trường đại học đầu tiên chốt giảm chỉ tiêu xét điểm thi tốt nghiệp THPT
Xem thêm [+]Gần 30 trường đại học công bố xét học bạ 2025
Ngày đăng: 07/02/2025 - Lượt xem: 159
Gần 30 trường đại học công bố xét học bạ 2025
Xem thêm [+]Cần đưa giáo dục nghề nghiệp về Bộ GDĐT quản lý để đảm bảo xuyên suốt, liên tục
Ngày đăng: 05/02/2025 - Lượt xem: 77
Cần đưa giáo dục nghề nghiệp về Bộ GDĐT quản lý để đảm bảo xuyên suốt, liên tục
Xem thêm [+]Đi tìm lời giải "bài toán" hướng nghiệp cho học sinh phổ thông
Ngày đăng: 05/02/2025 - Lượt xem: 177
Đi tìm lời giải "bài toán" hướng nghiệp cho học sinh phổ thông
Xem thêm [+]Tại sao nhiều người phải giấu bằng đại học đi làm công nhân?
Ngày đăng: 04/02/2025 - Lượt xem: 138
Dù mang trong mình tấm bằng đại học, những người trẻ này lại lựa chọn làm công nhân, con đường tưởng chừng như trái ngược với những gì họ đã được đào tạo.
Xem thêm [+]Công bố bảng xếp hạng đại học Việt Nam 2025: Gương mặt mới lọt top 10
Ngày đăng: 15/01/2025 - Lượt xem: 214
Công bố bảng xếp hạng đại học Việt Nam 2025: Gương mặt mới lọt top 10
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công