Giám đốc điều hành - CEO
“CEO” là một khái niệm mà hầu hết chúng ta đều đã từng nghe tới và trên vài tờ báo cũng xuất hiện đâu đó 3 chữ này. Tuy nhiên, liệu chúng ta có thực sự hiểu về CEO, công việc của CEO hay những yêu cầu đối với CEO như thế nào. Vậy, để đi tìm hiểu về những điều này. Hãy cùng Career.gpo.vn theo dõi trong bài viết dưới đây.
Định nghĩa CEO
CEO là viết tắt của Chief Executive Officer - Giám đốc điều hành, chức vụ điều hành cao nhất trong một doanh nghiệp, tập đoàn. Là người chịu trách nhiệm đối với việc tổng điều hành trong một doanh nghiệp hay tập đoàn nào đó.
Ngoài Giám đốc điều hành, CEO còn được gọi là Tổng giám đốc
Mặc dù CEO là chức vụ quản lý, điều hành cao nhất nhưng các quyết định của CEO trước khi thực hiện phải được chấp thuận và thông quan bởi Hội đồng quản trị. Tuy nhiên, ở nhiều công ty, doanh nghiệp, CEO chính là chủ tịch Hội đồng quản trị.
Công việc của CEO
Với cương vị là giám đốc điều hành, tổng giám đốc, CEO phải phụ trách một khối lượng công việc vô cùng lớn, phải mang trên vai nhiều trọng trách. Có thể ví CEO như là vị thuyền trưởng gồng gánh, dẫn dắt cả con thuyền, cả doanh nghiệp theo sau.
CEO - Người “thuyền trưởng” dẫn dắt cả doanh nghiệp
CEO giữ một vai trò đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp. Tùy theo quy mô, đặc điểm của doanh nghiệp, CEO sẽ đảm nhiệm những công việc, trách nhiệm khác nhau. Quy mô công ty càng nhỏ thì CEO càng có nhiều công việc cần phải tận tay thực hiện.
Những công việc mà CEO thường phải phụ trách bao gồm:
- Xác định, xây dựng về tầm nhìn, sức mệnh của doanh nghiệp.
- Định hướng đường lối phát triển.
- Hoạch định nguồn tài nguyên, nhân lực của doanh nghiệp.
- Quản lý, điều hành tất cả các bộ phận dưới quyền.
- Phê duyệt các chính sách, dự án của công ty...
CEO cũng là người chịu trách nhiệm đối với toàn bộ quyết định của mình trước Hội đồng quản trị, về lợi nhuận cũng như sự tăng trưởng của doanh nghiệp, về kết quả hoạt động đối với những mục tiêu đã đề ra trong ngắn, trung và dài hạn.
Yêu cầu đối với CEO
Như trình bày ở phần trên, có thể coi CEO như một vị thuyền trưởng, là người đồng hành và chịu trách nhiệm đối với doanh nghiệp. Chính vì thế mà những yêu cầu đối với vị trí này là rất khắt khe, đòi hỏi nhiều kiến thức, kỹ năng khác năng.
- Kiến thức. CEO phải có kiến thức về quản trị doanh nghiệp, quản trị con người, quản lý công việc. Kiến thức kinh tế, tài chính, xã hội...
- Kỹ năng. Bên cạnh kiến thức, kỹ năng là một yếu tố không thể thiếu. Những kỹ năng quan trọng bao gồm kỹ năng lập chiến lược, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng thuyết trình, giao tiếp...
- Thái độ. Thái độ là yếu tố giúp bạn trở nên chuyên nghiệp, tạo dựng được lòng tin và nhận được sự tôn trọng từ nhân viên, đối tác, khách hàng...
- Kinh nghiệm. Sự trải nghiệm từ thực tế và những thành công, thất bại trước đó sẽ mang lại những bài học, những kinh nghiệm quý báu trong sự nghiệp sau này.
Cả 4 yếu tố trên đều đặc biệt quan trọng, chúng như những chiếc răng cưa giúp CEO có thể “vận hành”. Và phải chăng nếu thiếu sót một cái thì sẽ không có sự kết nối và CEO không thể “hoạt động” được.
Tạm kết
Đối với nhiều người trong lĩnh vực kinh tế, có thể coi CEO như là một vị trí đáng ngưỡng mộ và khao khát được trở thành. Đó là một đích đến, cũng là một hành trình đầy những chông gai và thách thức. Career.gpo.vn hy vọng bài viết trên sẽ mang lại những thông tin hữu ích. Giúp bạn hiểu thêm về một khái niệm đã quá quen thuộc với chúng ta - CEO.
Thùy Leah
Bài viết khác
Chọn nghề theo năng lực, sở thích hay ý cha mẹ?
Ngày đăng: 03/05/2023 - Lượt xem: 4639
Vào mùa tuyển sinh, chủ đề chọn nghề, chọn trường luôn khiến các học sinh băn khoăn, khó đưa ra quyết định.
Xem thêm [+]Thí sinh chuộng ngành việc nhẹ, lương cao
Ngày đăng: 28/03/2023 - Lượt xem: 1357
Với các ngành học đòi hỏi phải nghiên cứu - thí sinh thường không quan tâm, bởi khó tìm việc làm, mức lương thấp.
Xem thêm [+]Sức bật ngành sư phạm
Ngày đăng: 27/03/2023 - Lượt xem: 956
Nhiều năm nay, Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên nằm trong tốp những lĩnh vực có tỉ lệ thí sinh nhập học cao nhất.
Xem thêm [+]Tuyển sinh năm 2023, mức độ cạnh tranh ngành Ngôn ngữ Hàn ra sao?
Ngày đăng: 26/03/2023 - Lượt xem: 1007
Dự đoán, năm nay mức độ cạnh tranh vào ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc vẫn ở mức cao, tương đương năm ngoái.
Xem thêm [+]Ngành nghề nào sẽ 'lên ngôi' 5 năm tới?
Ngày đăng: 24/03/2023 - Lượt xem: 2956
Kinh doanh và quản lý, máy tính và công nghệ thông tin… là những lĩnh vực có tỉ lệ tuyển sinh cao nhất năm 2022...
Xem thêm [+]Phụ huynh, học sinh nên làm gì để hiểu ngành nghề dự định đăng ký?
Ngày đăng: 22/03/2023 - Lượt xem: 974
Trước mỗi mùa tuyển sinh, bên cạnh lo lắng thi cử, nhiều phụ huynh, sĩ tử cũng băn khoăn về việc lựa chọn ngành học đúng sở thích, vừa năng lực.
Xem thêm [+]Những ngành nghề có triển vọng trong tương lai tại Việt Nam
Ngày đăng: 24/12/2022 - Lượt xem: 1912
Tác động của kỷ nguyên số và đại dịch khiến một loạt nghề sắp mất đi nhưng cũng sinh ra một loạt những ngành nghề có triển vọng trong tương lai. Bài viết sẽ điểm qua những khối ngành được xem là “miền đất hứa” với đa dạng việc làm cùng mức lương khủng? Tìm hiểu ngay!
Xem thêm [+]Có nên học ngành Truyền Thông Đa Phương Tiện?
Ngày đăng: 21/01/2022 - Lượt xem: 4111
Ngành học Truyền Thông Đa Phương Tiện (Multimedia) là ngành học phổ biến hiện nay và có rất nhiều trường đào tạo. Vì thế, để tìm cho mình một nơi học tập tốt, ngoài việc tìm hiểu thông tin, bạn nên chú ý đến cơ hội thực hành, cơ hội nghề nghiệp của trường mà bạn chọn theo học. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO cập nhật thông tin này...
Xem thêm [+]7 ngành nghề cho những ai giỏi tiếng Pháp
Ngày đăng: 19/01/2022 - Lượt xem: 2177
Bạn rất đam mê học tiếng Pháp rất nhiều nhưng các bài viết trên các trang báo thời nay kể cho bạn nghe một tương lại không sáng lạng gì cho ngôn ngữ này. Vậy thì dưới đây là 7 nghề cho những ai không dám theo đuổi con đường Pháp văn vì sợ thất nghiệp.
Xem thêm [+]Học nghề gì để ra trường có việc làm luôn?
Ngày đăng: 19/01/2022 - Lượt xem: 2814
Thị trường lao động, tuyển dụng việc làm đang có sự dịch chuyển nhanh chóng. Một ngành nghề đang “hot” ở thời điểm hiện có thể sẽ trở lên lỗi thời ở tương lai. Sự thay đổi này khiến nhiều bạn trẻ, đặc biệt là các em học sinh THPT “lúng túng” không biết nên lựa chọn ngành học nào phù hợp với sở thích, điều kiện kinh tế gia đình và...
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công