Giáo dục STEM - phương pháp giáo dục hiện đại trên toàn cầu
Giáo dục luôn là một trong đề tài nóng hổi trong những năm trở lại đây ở Việt Nam cũng như trên toàn cầu. Nhân tài luôn là ưu tiên hàng đầu để duy trì sự hoạt động và phát triển của toàn xã hội. Trong vài năm trở lại đây, Việt Nam đã và đang áp dụng rất nhiều phương pháp trong giáo dục. Thực tế, chúng ta có thể thấy hàng loạt các cải cách và thí điểm sách và các phương thức thi cử nhằm để chọn ra phương thức phù hợp nhất.
Sau đây, hướng nghiệp GPO chia sẻ một vài thông tin về phương thức giáo dục STEM đến với các bạn đọc
1. Lịch sử hình thành giáo dục STEM
Dưới góc nhìn lịch sử, khái niệm về giáo dục STEM thực ra đã tồn tại từ khá lâu trước khi nó phát triển rộng rãi như ngày nay. Biểu hiện đầu tiên là việc thành lập các trường Đại học kỹ thuật tại Châu u trong thế kỷ 19 như: Napoleon’s School; for Industry (1806-1815), Rensselaer Polytechnic Institute (1824), Vocational Education Act (1917), Land Grant Act (1862), đây có thể được coi là những trường đầu tiên trên thế giới được đào tạo STEM ở bậc cao.
Ngày nay, giáo dục STEM được áp dụng rộng rãi tại các quốc gia phát triển trên toàn thế giới như Mỹ, Úc, Phần Lan, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc… Như vậy, có thể thấy rằng giáo dục STEM trên thế giới đã trở thành xu hướng và đang phát triển mạnh mẽ tại nhiều nước trên thế giới. Thậm chí tại Canada người lao động nhập cư có các kỹ năng STEM được hưởng các phúc lợi xã hội tốt hơn so với người dân lao động bản xứ.
Một thống kê ở Mỹ cho thấy từ năm 2004 đến năm 2014, việc làm liên quan đến khoa học và kỹ thuật tăng 26%, gấp hai lần so với tốc độ tăng trưởng trung bình của các ngành nghề khác. Trong khi đó, việc làm STEM có tốc độ tăng trưởng gấp 4 lần so với tốc độ tăng trưởng trung bình của các ngành nghề khác nếu tính từ năm 1950 đến 2007.
STEM là một cách tiếp cận để học tập và phát triển tích hợp các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học.
Thông qua giáo dục băng phương pháp STEM, học sinh phát triển các kỹ năng chính bao gồm:
- Giải quyết vấn đề
- Sáng tạo
- Phân tích phê bình
- Tinh thần đồng đội
- Tư duy độc lập
- Sáng kiến
- Giao tiếp
- Trình độ kỹ thuật số.
2. Tại sao STEM lại quan trọng?
Nền kinh tế toàn cầu đang thay đổi. Các công việc hiện tại đang biến mất do tự động hóa và các công việc mới đang xuất hiện hàng ngày do tiến bộ công nghệ.
Những tiến bộ liên tục trong công nghệ đang thay đổi cách học sinh học tập, kết nối và tương tác hàng ngày. Các kỹ năng được phát triển bởi học sinh thông qua STEM cung cấp cho các em nền tảng để thành công ở trường và hơn thế nữa.
Nhu cầu của nhà tuyển dụng về trình độ và kỹ năng STEM là cao và sẽ tiếp tục tăng trong tương lai. Hiện nay, 75% công việc trong các ngành phát triển nhanh nhất yêu cầu người lao động có kỹ năng STEM. Để có thể cạnh tranh, lực lượng lao động Úc cần những người có thể thích nghi với môi trường làm việc luôn thay đổi.
STEM trao quyền cho các cá nhân các kỹ năng để thành công và thích ứng với thế giới đang thay đổi này.
3. Giáo dục STEM được áp dụng trên thế giới như thế nào?
3.1 Giáo dục STEM tại Mỹ
Học sinh Mỹ cũng được giới thiệu rất nhiều loại sách STEM tham khảo khác nhau. Đối với học sinh tiểu học, thường là các loại sách tranh ảnh, truyện kể với các hình ảnh minh họa sinh động, không chỉ giúp học sinh dễ hình dung về những khái niệm trừu tượng, những hiện tượng hay sự vật mà mắt thường không nhìn thấy được, mà còn giúp cho các em cơ hội tăng vốn từ vựng để diễn đạt và hình thành tư duy khoa học.
Đối với các học sinh ở trình độ trung học, các thể loại sách tham khảo cả phi hư cấu và hư cấu gắn liền với chủ đề bài học đều được khuyến khích đọc thêm, giúp học sinh mở rộng kiến thức chuyên ngành và phát triển kỹ năng đọc hiểu và kỹ năng viết về sau.
3.2 Các lớp học ở New Zealand đang áp dụng giáo dục STEM
Các lớp học ở New Zealand đang áp dụng phương pháp giáo dục STEM để khơi gợi thêm niềm đam mê học tập, giáo viên dạy theo kiểu kích thích tư duy logic và phản biện nhiều, luôn cố gắng tạo cơ hội để học sinh liên hệ những kiến thức mà các em đã có và ứng dụng nội dung mới học vào cuộc sống.
Học sinh sẽ tự tìm hiểu trước về vấn đề, nhìn nhận mọi việc theo nhiều hướng, đưa ra nhiều ý tưởng rồi trao đổi trên lớp, tự do phát biểu suy nghĩ, ý tưởng của mình, sau đó giáo viên mới đưa ra định hướng chung. Chính phương pháp này đã khơi gợi và thúc đẩy học sinh say mê tìm tòi, khám phá, phát triển tư duy phản biện và xây dựng lập trường cho mình.
Để chuẩn bị cho học sinh bước vào “thời đại số”, New Zealand đã đưa Công nghệ số – một trong bốn lĩnh vực cốt lõi của giáo dục STEM vào chương trình giảng dạy với sáu chủ đề: các thuật toán, lập trình, biểu diễn dữ liệu, các thiết bị số và cơ sở hạ tầng, các ứng dụng kỹ thuật số, con người và máy tính. Qua đó, trẻ em New Zealand sẽ hiểu được những khái niệm về công nghệ số như robot, trí tuệ nhân tạo… từ đó nắm bắt tư duy máy tính và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống thực nhờ kỹ năng thiết kế và phát triển các kết quả kỹ thuật số của mình.
New Zealand chú trọng đến yếu tố Art trong STEAM. Art giúp trẻ có được những kiến thức mới rất hữu ích, giúp học sinh tăng khả năng tư duy, được khuyến khích suy nghĩ sáng tạo và độc lập để phát triển tốt nhất cũng như hiểu và phát huy những tiềm năng của bản thân mình.
Trên các bảng xếp hạng quốc tế, học sinh New Zealand nằm trong top 10 về khả năng đọc, top 12 về kiến thức văn học, toán học và khoa học… các trường ở New Zealand đều đạt những tiêu chuẩn học thuật thuộc hành cao nhất thế giới.
4. Giáo dục STEM tại Việt Nam
4.1 Giáo dục STEM: Bùng nổ trên thị trường, chưa bùng nổ ở học đường
Giáo dục STEM được giới thiệu ở Việt Nam lần đầu cách đây khoảng 6 năm, ở thời điểm đó nó hướng đến thị trường cao cấp ở thành phố lớn và cũng chỉ tập trung vào mảng robot và lập trình. Đến thời điểm này, có thể nói nó đã tạo ra sự bùng nổ về thị trường khi nó trở thành một từ khóa trong lĩnh vực kinh doanh giáo dục. Nhiều trung tâm ngoài ngữ, trung tâm kỹ năng sống đều mở lớp dạy. Các trại hè chủ đề STEM cũng rất phổ biến. Có những công ty giáo dục mở liền một lúc vài trung tâm STEM.
Những phát triển ào ạt đó khiến người ta đôi lúc quên mất rằng, giáo dục STEM với nghĩa rộng nhất là một định hướng dạy học mang tính ứng dụng thực hành gắn liền với thực tiễn cuộc sống chứ không chỉ là việc dạy các em tiến hành những thí nghiệm vật lý, hóa học hay lắp ráp, lập trình cho một con robot cụ thể. Nó cũng giống việc làm một thí nghiệm thì dễ nhưng để giúp học sinh hiểu bản chất của thí nghiệm và liên kết được với các ứng dụng của cuộc sống thì cũng không hề đơn giản.
Để giáo dục STEM mang lại những tác động sâu sắc với tư cách một định hướng dạy và học, điều chúng ta chờ đợi chính là sự bùng nổ của nó trên học đường.
4.2 Chưa bùng nổ không phải vì quá cao siêu
Cũng không nên hiểu STEM chưa thể bùng nổ ở học đường bởi vì nó là cái gì đó quá cao siêu đối với cả học sinh cũng như chính phụ huynh cũng chưa thể thấy được tác dụng của phương pháp giáo dục này.
STEM có thể chia làm 3 cấp độ:
-
STEM 1.0 có thể hiệu là các giờ học theo định hướng STEM, học đi đôi với hành, có liên tưởng tới các vấn đề thực tế cuộc sống
-
STEM 2.0 là tiến hành một số chủ đề học liên môn
-
STEM 3.0 tích hợp các môn khoa học, kĩ thuật, công nghệ và toán để xây dựng những chủ đề giải quyết những vấn đề thực tế.
Ở các nước phát triển, STEM 2.0 và 3.0 đã hết sức phổ biến trong trường học. Tuy nhiên, với Việt Nam, nơi nền giáo dục chưa quen với lối học đi đôi với hành thì theo tôi nên đặt ra những tiêu chuẩn nên tìm cái phù hợp với thực tế. Chẳng hạn, triển khai STEM 1.0 trong các giờ học chính khóa đã có thể coi là thành công. Còn với các CLB, có thể triển khai STEM 2.0, 3.0.
4.3 Vẫn chưa có sự đồng đều trong giáo dục
Viêt Nam hiện nay vẫn còn quá nhiều chương trình học khác nhau ở mỗi tỉnh thành trong cả nước cũng như giữa các trường công lập và tư thục. Giáo dục STEM dường như mới chỉ có thể áp dụng trong các trường học quốc tế và dân lập, trong khi các trường học công lập thậm chí còn chưa các khái niệm về câu lạc bộ hoặc là có nhưng hoạt đông không thường xuyên và rời rạc. Việc nhận biết cũng như áp dụng phương pháp này còn khá là lỏng lẻo và yếu kém trong hệ thống giáo dục. "Học đi đôi với hành " vẫn là chủ trường trong thời điểmm hiện tại trước khi đạt được những cấp độ khác trong phương pháp STEM
4.4 Vấn đề của giáo dục STEM hiện nay là đã có STEM 3.0 ở CLB, các chương trình ngoại khóa, trong khi chưa có STEM 1.0 ở trường.
Nhưng ngay cả hoạt động STEM ở các câu lạc bộ hay chương trình ngoại khóa cũng có nhiều vấn đề đáng nói.
Các CLB STEM hiện giờ chủ yếu do giáo viên định hướng và tổ chức các hoạt động, học sinh chỉ thực hành theo hướng dẫn. Trong khi đó, một CLB STEM có nội lực đúng nghĩa phải là nơi học sinh tự vận hành được CLB, giáo viên chỉ đóng vai trò hỗ trợ khi cần, các em không chỉ tự vận hành CLB mà còn chủ động đi gọi tài trợ cho các hoạt động của mình. Có những CLB STEM nổi như cồn với những học sinh có thể lắp ráp, lập trình những robot tương đối phức tạp, nhưng nếu tìm hiểu kỹ thì dó là do nỗ lực của cá nhân học sinh và gia đình học sinh bởi vậy sự xuất sắc đó không thể hiện đúng mặt bằng trình độ STEM của cả câu lạc bộ.
Các ngày hội STEM lẽ ra phải là nơi trưng bày và trình diễn các sản phẩm thể hiện hoạt động trong suốt một năm của các CLB STEM ở trường nhưng thực tế nhiều đơn vị đến gần ngày tổ chức mới nháo nhào lên chương trình, các sản phẩm của thầy cô làm là chủ yếu.
Bên cạnh đó, một số trung tâm ngoại ngữ sẵn sàng huy động giáo viên tiếng Anh sang dạy STEM với quan điểm chỉ cần lên mạng, tải tài liệu hướng dẫn về là có thể đứng lớp STEM.
Tuy nhiên tôi tin rằng, phong trào bề nổi cũng có tác dụng của nó. Khi trưởng thành ở mức độ nhất định, nó sẽ thúc đẩy chính sách bằng những đòi hỏi phải có sự chuẩn hóa về nội dung, giáo viên, và công tác đánh giá; và nó cũng trở nên hấp dẫn hơn với các nhà đầu tư.
4.5 Đã làm từ dưới lên và đang chờ từ trên xuống
Đã rõ ràng là việc áp dụng phương pháp dạy học này đang phát triển ở khía cạnh thương mại hơn là giáo dục cộng đồng, nói cách khác là ra thị trường trước khi đi vào trường học. Điều này khá ngược so với kinh nghiệm của các nước phát triển.
Chẳng hạn ở Mỹ, Quốc hội, Tổng thống, Bộ Lao động cùng chung quan điểm thúc đẩy, khuyến khích giáo dục STEM xuất phát từ bài toán liên quan đến chất lượng lực lượng lao động trong tương lai. Sự kiện Science Fair hằng năm ở Nhà Trắng cho thấy Chính phủ Mỹ quan tâm truyền hứng thú đối với khoa học cho học sinh như thế nào. Trong khi đó, ở Việt Nam, mới thấy giáo dục STEM ở cấp độ trường (CLB) và phòng/sở (Ngày hội) mà chưa thấy những hoạt động do cấp Bộ (GD&ĐT) chủ trì, khởi xướng.
Và mặc dù bài toán nhân lực cũng đặt ra cho Việt Nam như ở bất kỳ quốc gia nào khác nhưng chúng ta chưa thấy những nỗ lực tổng thể nhằm giải quyết bài toán này. Những năm gần đây việc tuyển sinh vào các trường khoa học – kỹ thuật đều khó khăn, tuyển không đủ số lượng và chất lượng cũng không như kỳ vọng, là cảnh báo cho chất lượng nghiên cứu khoa học trong thời gian tới.
Theo Nam Bui - steam
>>Xem thêm:
Bài viết khác
Công bố bảng xếp hạng đại học Việt Nam 2025: Gương mặt mới lọt top 10
Ngày đăng: 15/01/2025 - Lượt xem: 53
Công bố bảng xếp hạng đại học Việt Nam 2025: Gương mặt mới lọt top 10
Xem thêm [+]Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Ngày đăng: 13/01/2025 - Lượt xem: 49
Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Xem thêm [+]“Chạy đua” IELTS từ tiểu học, học sinh vất vả, phụ huynh tốn kém ra sao?
Ngày đăng: 07/01/2025 - Lượt xem: 73
Nhiều phụ huynh cho con học IELTS sớm để vào trường tốt, nhưng việc này có thể gây căng thẳng, vì học sinh ở độ tuổi này chưa đủ kiến thức và sức bền.
Xem thêm [+]Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Ngày đăng: 06/01/2025 - Lượt xem: 84
Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Xem thêm [+]Nhiều trường đại học top đầu ở Tp.HCM "chốt" phương án tuyển sinh 2025
Ngày đăng: 04/01/2025 - Lượt xem: 203
Các trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM, Đại học Khoa học Tự nhiên Tp.HCM và nhiều trường đại học khác đã công bố phương án tuyển sinh 2025.
Xem thêm [+]Thi tốt nghiệp THPT 2025: Đề thi phải hạn chế khả năng "đoán mò" của thí sinh
Ngày đăng: 14/12/2024 - Lượt xem: 182
Liên quan đến Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, lần đầu tiên được tổ chức theo chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tăng thời gian làm bài thi của các môn lựa chọn và có giải pháp hạn chế khả năng "đoán mò" trong dạng thức câu hỏi đúng, sai.
Xem thêm [+]Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Ngày đăng: 02/12/2024 - Lượt xem: 179
Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Xem thêm [+]Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 216
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 197
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 158
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công