Hậu Covid-19 có nên thay đổi công việc tốt hơn?
Sau covid-19, anh Nguyễn Xuân An (Hưng Yên) quyết định học trực tuyến để chuyển nghề lập trình sau hơn 10 năm gắn bó với công việc tài xế xe tải. Vậy thì đây có phải là quyết định đúng đắn hay không? Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu về thông tin này nhé!
Anh cho biết, trong hơn 10 năm làm việc, anh chưa từng nghĩ tới bỏ nghề. Tuy nhiên, sau nhiều tháng công việc đình trệ vì dịch kéo dài, không xác định ngày trở lại bình thường, thu nhập gia đình giảm sút, con còn nhỏ, người đàn ông 36 tuổi mất ngủ nhiều đêm.
Vô tình đọc câu chuyện về nam công nhân chuyển nghề lập trình thành công trên Facebook, anh chợt thấy một hướng đi mới cho mình. Nam tài xế chia sẻ anh cảm thấy hoàn cảnh của mình và bạn học viên có nhiều điểm tương đồng nên chợt nghĩ, chẳng lẽ bạn ấy làm được, còn mình thì không. Hơn nữa, anh cũng rất tò mò về ngành công nghệ thông tin tiềm năng này. "Tôi bàn với vợ hay là học IT để chuyển nghề lập trình viên. Được vợ ủng hộ nhiệt tình, tôi đăng ký học luôn sau vài tuần", anh kể lại.
Vợ anh An vốn là một tester (nhân viên kiểm thử phần mềm), hiểu về tiềm năng của ngành công nghệ thông tin nên sẵn sàng làm hậu phương cho chồng yên tâm đi học. Chị động viên anh "không phải lo nghĩ gì" và sẵn sàng hỗ trợ chồng cả về mặt kiến thức nếu có thể.
Sau khi hai vợ chồng thống nhất, anh An bán xe, toàn tâm toàn ý tập trung vào học lập trình trực tuyến. Lúc đó, anh vẫn sợ khó, không học được, không có người hướng dẫn trực tiếp vì học online hoàn toàn, bản thân lại chưa từng tiếp xúc IT. Thế nhưng, cuối cùng, anh vẫn quyết tâm đăng ký khóa học và bắt đầu hành trình học công nghệ.
Đã quen với việc cầm vô lăng, đến nay, anh bắt đầu tập dùng laptop. Thay vì những cung đường, anh bắt nhịp với những dòng code. Nam học viên cho biết, nỗi lo lớn nhất chỉ là sợ mình không làm được. Anh trải qua rất nhiều bỡ ngỡ: Từ việc "mổ cò" tập làm quen với bàn phím máy tính, làm quen với hệ thống học tập FUNiX cho đến Google dịch từng thuật ngữ chuyên môn bằng tiếng Anh, hay mò mẫm các trang web chuyên về lập trình để nghiên cứu kiến thức cần thiết.
Mỗi ngày, anh dành 10 - 12 tiếng, thậm chí hơn thế để học code. Ban đầu việc học tiến triển chậm, nhiều bài tập mày mò mãi không ra, có lúc anh An sốt ruột nhưng vẫn tự khích lệ bản thân cố gắng gấp nhiều lần để theo kịp các bạn học, thực hiện ước mơ chuyển nghề.
Anh học như cách một người lái xe chưa biết đường: đọc tài liệu trước, tra Google hoặc hỏi mentor (chuyên gia công nghệ trực tiếp hướng dẫn kiến thức cho người học) những phần chưa hiểu. Tiếp đó, nam học viên làm bài tập, lab. Sau các bài thực hành, kiến thức mở rộng hơn, anh dựa vào khung đó để tìm hiểu thêm những kiến thức quan trọng từ nguồn bên ngoài.
Anh cho biết bản thân hay hỏi các mentor, nghe gợi ý hướng giải quyết hoặc tìm kiếm thêm trên mạng. "Cũng không phải lúc nào câu trả lời cũng thỏa đáng, mình phải kết hợp nhiều kênh như tự tìm trên mạng, hỏi mentor, các học viên khác rồi bản thân tự suy luận, tổng kết", anh nói thêm.
Theo học từ nửa cuối tháng 8, tới nay, anh An đã chinh phục hai môn học đầu tiên và tiếp tục học môn thứ ba, đi được gần một nửa hành trình học online chuyển nghề lập trình.
"Qua được môn đầu tiên còn bỡ ngỡ, đến môn thứ hai kiến thức khó học cũng xong, sang môn thứ ba, tôi bắt đầu cảm thấy dễ dàng hơn. Việc học code trở nên thân thuộc, quan trọng nhất là mình phải tỉ mỉ, chịu khó" - anh nhận xét.
Anh chia sẻ: "Sau những buổi trò chuyện 1 - 1 với mentor, tôi nhận được nhiều lời khuyên chân thành, gợi ý hướng đi cho mình. Hiện, tôi quyết định sẽ theo hướng trở thành lập trình viên Java, cố gắng hoàn thành chương trình để có thể tìm được một công việc ưng ý".
Hiện nay không chỉ có anh Nguyễn Xuân An (Hưng Yên) quyết tâm chuyển nghề để có cuộc sống tốt hơn mà cả những bạn trẻ cũng bắt đầu có định hướng mới cho bản thân. Nhưng liệu rằng có dễ dàng khi bạn đã gắn bó với công việc này nhiều năm và sẽ có cơ hội thăng tiến nếu như dịch Covid-19 không xảy ra?
Vậy thì, nếu muốn đổi việc, bạn hãy đặt ra cho bản thân câu hỏi rằng mục đích của mình là gì? Đây có phải quyết định đúng đắn hay không? Bạn có tự tin với bản thân mình hay không? Trước khi đi theo trào lưu đổi việc thì cân nhắc là hành động cần thiết để bạn xác định lại hướng đi cho bản thân, điều này quyết định đến sự thành công trong công nghiệp của bạn đấy!
Hướng nghiệp GPO hy vọng rằng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn đổi việc - chuyển nghề, vui lòng đăng kí thông tin tại đây hoặc để lại bình luận dưới bài viết này nhé!
Kim Xuân
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Có nên nghỉ việc khi chưa có việc mới?
Bài viết khác
Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Ngày đăng: 13/01/2025 - Lượt xem: 143
Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Xem thêm [+]“Chạy đua” IELTS từ tiểu học, học sinh vất vả, phụ huynh tốn kém ra sao?
Ngày đăng: 07/01/2025 - Lượt xem: 89
Nhiều phụ huynh cho con học IELTS sớm để vào trường tốt, nhưng việc này có thể gây căng thẳng, vì học sinh ở độ tuổi này chưa đủ kiến thức và sức bền.
Xem thêm [+]Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Ngày đăng: 06/01/2025 - Lượt xem: 117
Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Xem thêm [+]Nhiều trường đại học top đầu ở Tp.HCM "chốt" phương án tuyển sinh 2025
Ngày đăng: 04/01/2025 - Lượt xem: 229
Các trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM, Đại học Khoa học Tự nhiên Tp.HCM và nhiều trường đại học khác đã công bố phương án tuyển sinh 2025.
Xem thêm [+]Săn lao động dịp cuối năm, trả lương 20-30 triệu/tháng vẫn.. ế
Ngày đăng: 31/12/2024 - Lượt xem: 95
Những tháng cuối năm, một số công ty, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đưa ra mức lương khá cao để hút nhân công nhưng nhiều tuần liền vẫn không tuyển dụng được lao động theo nhu cầu.
Xem thêm [+]Thi tốt nghiệp THPT 2025: Đề thi phải hạn chế khả năng "đoán mò" của thí sinh
Ngày đăng: 14/12/2024 - Lượt xem: 198
Liên quan đến Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, lần đầu tiên được tổ chức theo chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tăng thời gian làm bài thi của các môn lựa chọn và có giải pháp hạn chế khả năng "đoán mò" trong dạng thức câu hỏi đúng, sai.
Xem thêm [+]Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Ngày đăng: 02/12/2024 - Lượt xem: 191
Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Xem thêm [+]Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 223
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 210
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 163
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công