Học ăn, học nói, học gói, học mở: Nhờ vả là cả một nghệ thuật, người hỏi xin sự giúp đỡ nên là một nghệ sĩ!
Đối với bất cứ ai, hỏi xin sự trợ giúp của người khác chưa bao giờ là một việc dễ dàng. Bạn không chỉ mong muốn sự đồng ý, mà còn phải đảm bảo người giúp cảm thấy thoải mái, vui vẻ khi hỗ trợ bạn. Tuy vậy, kết quả phụ thuộc rất nhiều vào cách bạn ngỏ lời đề nghị. Đôi khi một lời đề nghị không thuyết phục chính là lý do khiến bạn bị từ chối, dù chẳng phải việc gì to tát. Vì thế, học cách nhờ vả sao cho đúng là một kỹ năng sống mà ai cũng cần học.
Tuy vậy, không có một phương pháp chung nào để đưa ra một lời đề nghị hiệu quả. Bạn có thể dùng nhiều cách khác nhau để bày tỏ mong muốn của mình, nhưng bạn phải luôn tránh 4 lỗi phổ biến sau.
Lỗi số 1: Cố tình nhấn mạnh việc giúp đỡ bạn là một việc rất vui vẻ, tốt đẹp!
Khi một người đưa ra đề nghị xin được giúp đỡ, họ có xu hướng ám chỉ những ích lợi mà người kia nhận được nếu giúp họ. Tuy nhiên, không phải lúc nào cách làm này cũng hiệu quả, đặc biệt là khi bạn dùng nó không đúng cách.
Trong một nghiên cứu tâm lý, các cựu sinh viên của một trường đại học được mời đóng góp cho quỹ từ thiện của trường. Các sinh viên được gửi các lời đề nghị với nội dung khác nhau: một nhóm được đề nghị rằng nếu họ đóng góp, họ sẽ cảm thấy rất vui vẻ. Nhóm thứ hai được thuyết phục rằng sự đóng góp của họ sẽ giúp thay đổi cuộc đời của những hoàn cảnh kém may mắn. Nhóm thứ ba nhận được cả hai lời đề nghị trên.
Kết quả, nhóm thứ nhất và thứ hai có số người quyên góp với gần như nhau, trong khi nhóm thứ ba chỉ thuyết phục được một nửa.
Lý do rất đơn giản: việc cố gắng thuyết phục một người rằng họ sẽ “thấy rất thích thú” khi giúp bạn là gây phản tác dụng. Người được đề nghị sẽ cảm thấy đang bị bạn điều khiển. Làm sao bạn có thể khẳng định rằng họ “chắc chắn sẽ vui” khi làm một việc gì đó cho bạn? Cách nói này gây phản cảm và dễ khiến người được nhờ kiếm cớ từ chối bạn.
Do đó, cách tốt nhất là chỉ gợi ý họ về ích lợi, và đừng tùy tiện áp đặt cảm xúc hay suy nghĩ của họ khi giúp đỡ bạn.
Lỗi số 2: Cố gắng chứng minh cho họ thấy việc bạn cần nhờ không đáng là bao
Có bao giờ bạn được nhờ chuyển hộ đồ đạc chỉ vì tiện đường? Nhờ làm hộ thứ này thứ kia vì chỉ là việc vặt không tốn thời gian? Với những lời nhờ vả như vậy, dù người nhận có thể nể nang làm giúp, nhưng chắc chắn trong lòng họ không thấy thoải mái.
Thứ nhất, việc bạn cố gắng mô tả lời đề nghị của mình như một việc nhỏ nhặt, không đáng chú ý sẽ vô hình trung làm người được nhờ cảm thấy khó xử. Nếu họ không làm, họ sẽ trở thành một người nhỏ mọn. Nhưng nếu họ làm, họ cảm thấy đang làm không công và sự giúp đỡ của họ không được bạn trân trọng.
Thứ hai, có những khi bạn không đánh giá được việc mình nhờ thật sự sẽ tốn bao nhiêu thời gian và công sức, nhưng bạn cố tình nói giảm đi để mong người ta nhận giúp. Trong trường hợp này, chắc chắn người nhận sẽ rất bực mình khi bạn làm lỡ dở các kế hoạch khác của họ, đồng thời có cảm giác bị lợi dụng và sẽ không muốn giúp bạn lần sau.
Do đó, nếu bạn hoàn toàn không chắc chắn được việc bạn nhờ sẽ tốn của người khác bao nhiêu công sức, tuyệt đối đừng dùng cách này để nhờ vả họ.
Lỗi số 3: Nhắc lại cho người khác nhớ rằng họ từng nợ ơn bạn
Con người có xu hướng không thoải mái khi phải nhờ vả ai đó, do đó, chúng ta thường thích nhắc lại những món nợ cũ để tìm cảm giác thoải mái trong lòng. Suy cho cùng, có qua có lại mới toại lòng nhau, nghe rất hợp lý đúng không? Khi dùng cách này, người được hỏi đa phần sẽ chấp nhận giúp bạn.
Thế nhưng, đòi hỏi sự trả ơn đồng nghĩa với việc bạn làm mất đi sự vui vẻ của người mà bạn đang nhờ vả. Đặc biệt là khi việc bạn đỏi hỏi lớn hơn so với những gì bạn đã cho đi - đây là trường hợp rất dễ xảy ra vì chúng ta có xu hướng thích đề cao cống hiến của bản thân. Cuối cùng, bạn có thể đạt được sự giúp đỡ, nhưng lại đánh mất mối quan hệ tốt đối với người đang giúp đỡ mình.
Lỗi số 4: Nói quá nhiều về những ích lợi bạn thu được nếu được giúp đỡ
Một trong những điều cơ bản nhất khi ngỏ lời đề nghị ai đó giúp đỡ là luôn bảy tỏ sự trân trọng, biết ơn đối với công sức họ bỏ ra. Nhưng lời cảm ơn này thường phản tác dụng khi người nói cố gắng nhấn mạnh vào cảm xúc của bản thân mình: chúng ta hạnh phúc ra sao, được lợi như thế nào khi nhận được sự giúp đỡ - thay vì hướng đến người được cảm ơn.
Điều này xảy ra hoàn toàn tự nhiên: con người có xu hướng nói về bản thân mình và những trải nghiệm cá nhân hơn là nói về người khác. Khi nhận được sự giúp đỡ, chúng ta vô tình đánh đồng rằng người khác sẽ thấy vui khi họ biết chúng ta cảm thấy như thế nào đối với sự hỗ trợ của họ.
Tuy nhiên, nhận định này hoàn toàn sai lầm. Khi một người giúp đỡ người khác, động lực của họ đến từ việc họ mong muốn được làm điều tốt. Do đó, khi nhận lời cảm ơn, họ cũng sẽ muốn được nghe lời khen ngợi cho hành động của mình. Lần tới khi bạn muốn bảy tỏ lòng biết ơn với một người đã giúp đỡ mình, hãy nhớ tập trung vào họ thay vì nói về bản thân bạn.
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 15
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 49
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 55
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 80
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 213
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 271
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 196
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 247
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Hơn 50% doanh nghiệp tuyển dụng nhân sự yêu cầu trình độ đại học trở lên
Ngày đăng: 05/10/2024 - Lượt xem: 160
Hiện 51,6 triệu người đã có việc làm, tăng 127.000 người so với quý II và ba ngành đã tăng mạnh nhu cầu tuyển dụng là chế biến gỗ, sản xuất hóa chất và cơ khí.
Xem thêm [+]Ngành học cực quan trọng trong đời sống, nhưng thiếu 1,5 triệu nhân lực: Sinh viên ra trường dễ có việc ngay, thu nhập từ 20-30 triệu đồng/tháng
Ngày đăng: 05/10/2024 - Lượt xem: 262
Đây là ngành nghề “thực sự cần thiết" trong cuộc sống và đang thiếu rất nhiều lao động lành nghề.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công