Học gì để trở thành một Business Analyst
Nhận thức được tầm quan trọng và vai trò của nghề Business Analyst nên rất nhiều bạn trẻ và chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau quan tâm đến nghề này. Rất nhiều câu hỏi liên quan đến nghề Business Analyst được đặt ra như là Business Analyst là gì? Hay phải học gì để trở thành một Business Analyst? Và rất nhiều những câu hỏi khác nữa. Vậy thì ngay bây giờ hãy theo dõi bài viết sau đây của Hướng nghiệp GPO để tìm hiểu một số thông tin về nghề Business Analyst đang rất phát triển này nhé!
1- Tổng quan về nghề Business Analyst
Vị trí Business Analyst (BA) hay còn được biết đến với tên gọi Chuyên viên phân tích nghiệp vụ là vị trí chịu trách nhiệm tiếp nhận và phân tích nhu cầu của khách hàng. Từ đó họ sẽ tìm ra những phương pháp phù hợp để đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của khách hàng và xử lý hiệu quả những vấn đề phát sinh. Đồng thời Business Analyst cũng giúp doanh nghiệp cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh, góp phần làm giảm chi phí hoạt động, vận dụng hiệu quả nguồn lực sẵn có và nâng cao công tác hỗ trợ khách hàng.
Thông thường Business Analyst giữ vai trò là cầu nối giữa hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với bộ phận IT. Họ là thành viên quan trọng trong các dự án, đồng thời cũng là người cung cấp những thông tin giá trị cho team dự án và đưa ra những ý kiến hữu ích giúp dự án hoàn thành với kết quả tốt nhất. Business Analyst cũng làm việc với các nhà quản lý, nhà tư vấn và chịu trách nhiệm phát triển các mô hình nghiệp vụ cũng như thực hiện công việc nghiên cứu và phân tích.
Để trở thành một Business Analyst, bạn cần am hiểu về kỹ thuật và có khả năng phân tích nghiệp vụ tốt. Bên cạnh đó, bạn còn phải có kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề tốt đồng thời phải là người chín chắn, có tư duy linh hoạt và luôn suy nghĩ mới mẻ.
2- Học gì để trở thành một Business Analyst?
Bên cạnh tìm hiểu về nghề Business Analyst là gì thì có một điều khác rất được những người yêu thích nghề Business Analyst quan tâm, đó là phải học gì để trở thành một Business Analyst. Theo HRchannels thì phụ thuộc vào xuất phát điểm của bạn mà bạn cần có lộ trình học tập cho phù hợp.
Cụ thể có ba trường hợp điển hình sau đây:
2.1- Người có chuyên môn trong lĩnh vực IT
Nhóm người này bao gồm sinh viên chuyên ngành IT mới ra trường và những người đang làm việc trong lĩnh vực IT như là lập trình viên, tester,…có ít kinh nghiệm. Để trở thành một Business Analyst những người này cần chủ động học tập thêm những kiến thức cơ bản về kế toán, tài chính, kinh tế, nhân sự,…
Thông thường nhóm người này rất dễ trở thành một Business Analyst. Bởi vì họ đã có kiến thức vững chắc về IT rồi nên họ chỉ cần bổ sung thêm những kiến thức có liên quan đến dự án sẽ thực hiện.
Tuy nhiên, nhóm người này có điểm hạn chế mà phần lớn dân kỹ thuật mắc phải đó là họ không giỏi giao tiếp, đồng thời kỹ năng đàm phán của họ cũng rất tệ. Do đó, để trở thành một một Business Analyst chuyên nghiệp, những người có chuyên môn kỹ thuật này cần chú trọng rèn luyện kỹ năng giao tiếp và khả năng đàm phán, thuyết phục. Nếu rèn luyện tốt những kỹ năng này thì việc họ trở thành những Business Analyst giỏi là trong tầm tay.
2.2- Người không có chuyên môn kỹ thuật
Người không có chuyên môn kỹ thuật bao gồm sinh viên mới ra trường và người đang làm việc có chuyên môn về kinh doanh, marketing,… Ưu điểm lớn nhất của những người này là kỹ năng giao tiếp và đàm phán của họ rất tốt. Hơn nữa họ cũng là những người rất năng động, linh hoạt và kỹ năng làm việc nhóm, trao đổi công việc cũng rất tốt.
Thế nhưng khó khăn lớn nhất của nhóm người này chính là họ không có kiến thức chuyên môn về kỹ thuật. Khi đó, để trở thành một Business Analyst, họ cần bổ sung thêm những kiến thức về hệ thống và quy trình kỹ thuật. Có những kiến thức này họ có thể đàm phán và tư vấn cho khách hàng hiệu quả hơn.
Những Business Analyst không xuất thân từ kỹ thuật thường làm việc tại các công ty chuyên về một lĩnh vực nhất định. Mặc dù họ vẫn giữ vai trò là cầu nối nhưng sản phẩm do họ và nhóm dự án tạo ra sẽ được sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp. Vì vậy điều quan trọng nhất mà những Business Analyst cần phải có đó là kiến thức chuyên sâu về nghiệp vụ.
2.3- Người vừa có kiến thức IT vừa có kiến thức thuộc lĩnh vực khác
Nhóm người này thường là những quản lý dự án, lập trình viên đã có nhiều năm kinh nghiệm và đã thực hiện nhiều dự án thuộc các lĩnh vực khác nhau. Những người này dễ trở thành Business Analyst nhất, bởi vì họ có kiến thức toàn diện cả về IT và kinh doanh.
Tuy nhiên, nhóm người này cũng có mặt hạn chế. Đó là tâm lý trì trệ, chậm thay đổi. Vì vậy điểm duy nhất họ cần thực hiện là thường xuyên cập nhật công nghệ mới và tư duy linh hoạt hơn.
Nhìn chung để trở thành một Business Analyst giỏi không phải quá khó nếu như bạn biết phải học những gì và biết rõ bạn đang ở giai đoạn nào trên lộ trình trở thành một Business Analyst. Hướng nghiệp GPO hy vọng rằng những thông tin trong bài viết này đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về Business Analyst. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây.
Lại Hằng
Theo hrchannels
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Tư vấn hướng nghiệp: 08 bước đơn giản để chọn đúng ngành nghề
Tư Vấn Hướng Nghiệp: Chọn Ngành Học Phù Hợp Có Thật Sự Khó?
TƯ VẤN: Ðịnh hướng nghề nghiệp tương lai như thế nào cho đúng?
Bài viết khác
Chọn nghề theo năng lực, sở thích hay ý cha mẹ?
Ngày đăng: 03/05/2023 - Lượt xem: 4810
Vào mùa tuyển sinh, chủ đề chọn nghề, chọn trường luôn khiến các học sinh băn khoăn, khó đưa ra quyết định.
Xem thêm [+]Thí sinh chuộng ngành việc nhẹ, lương cao
Ngày đăng: 28/03/2023 - Lượt xem: 1392
Với các ngành học đòi hỏi phải nghiên cứu - thí sinh thường không quan tâm, bởi khó tìm việc làm, mức lương thấp.
Xem thêm [+]Sức bật ngành sư phạm
Ngày đăng: 27/03/2023 - Lượt xem: 984
Nhiều năm nay, Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên nằm trong tốp những lĩnh vực có tỉ lệ thí sinh nhập học cao nhất.
Xem thêm [+]Tuyển sinh năm 2023, mức độ cạnh tranh ngành Ngôn ngữ Hàn ra sao?
Ngày đăng: 26/03/2023 - Lượt xem: 1043
Dự đoán, năm nay mức độ cạnh tranh vào ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc vẫn ở mức cao, tương đương năm ngoái.
Xem thêm [+]Ngành nghề nào sẽ 'lên ngôi' 5 năm tới?
Ngày đăng: 24/03/2023 - Lượt xem: 3029
Kinh doanh và quản lý, máy tính và công nghệ thông tin… là những lĩnh vực có tỉ lệ tuyển sinh cao nhất năm 2022...
Xem thêm [+]Phụ huynh, học sinh nên làm gì để hiểu ngành nghề dự định đăng ký?
Ngày đăng: 22/03/2023 - Lượt xem: 1019
Trước mỗi mùa tuyển sinh, bên cạnh lo lắng thi cử, nhiều phụ huynh, sĩ tử cũng băn khoăn về việc lựa chọn ngành học đúng sở thích, vừa năng lực.
Xem thêm [+]Những ngành nghề có triển vọng trong tương lai tại Việt Nam
Ngày đăng: 24/12/2022 - Lượt xem: 2023
Tác động của kỷ nguyên số và đại dịch khiến một loạt nghề sắp mất đi nhưng cũng sinh ra một loạt những ngành nghề có triển vọng trong tương lai. Bài viết sẽ điểm qua những khối ngành được xem là “miền đất hứa” với đa dạng việc làm cùng mức lương khủng? Tìm hiểu ngay!
Xem thêm [+]Có nên học ngành Truyền Thông Đa Phương Tiện?
Ngày đăng: 21/01/2022 - Lượt xem: 4168
Ngành học Truyền Thông Đa Phương Tiện (Multimedia) là ngành học phổ biến hiện nay và có rất nhiều trường đào tạo. Vì thế, để tìm cho mình một nơi học tập tốt, ngoài việc tìm hiểu thông tin, bạn nên chú ý đến cơ hội thực hành, cơ hội nghề nghiệp của trường mà bạn chọn theo học. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO cập nhật thông tin này...
Xem thêm [+]7 ngành nghề cho những ai giỏi tiếng Pháp
Ngày đăng: 19/01/2022 - Lượt xem: 2251
Bạn rất đam mê học tiếng Pháp rất nhiều nhưng các bài viết trên các trang báo thời nay kể cho bạn nghe một tương lại không sáng lạng gì cho ngôn ngữ này. Vậy thì dưới đây là 7 nghề cho những ai không dám theo đuổi con đường Pháp văn vì sợ thất nghiệp.
Xem thêm [+]Học nghề gì để ra trường có việc làm luôn?
Ngày đăng: 19/01/2022 - Lượt xem: 2874
Thị trường lao động, tuyển dụng việc làm đang có sự dịch chuyển nhanh chóng. Một ngành nghề đang “hot” ở thời điểm hiện có thể sẽ trở lên lỗi thời ở tương lai. Sự thay đổi này khiến nhiều bạn trẻ, đặc biệt là các em học sinh THPT “lúng túng” không biết nên lựa chọn ngành học nào phù hợp với sở thích, điều kiện kinh tế gia đình và...
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công