Học Kinh tế ra làm gì? Các việc làm ngành kinh tế phổ biến nhất
Bạn đang có dự định học kinh tế những vẫn còn đang thắc mắc học kinh tế ra làm gì? Nghề này có tiềm năng hay không? Trong bài viết này, hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu những công việc dành cho sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế cũng như tiềm năng của từng công việc nhé.
Học kinh tế sẽ mang đến cơ hội làm việc trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng, nhu cầu tuyển dụng Cử nhân ngành kinh tế luôn luôn cao. Chính bởi vì những kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề trong ngành kinh tế có thể dễ dàng chuyển đổi sang lĩnh vực khác mà người tốt nghiệp Đại học chuyên ngành này cũng có rất nhiều lựa chọn khác nhau sau khi ra trường.
Những việc làm phù hợp cho cử nhân kinh tế sau khi tốt nghiệp - Hướng nghiệp GPO
I. Học Kinh tế ra làm gì?
Kinh tế học là một khối ngành khá rộng và phụ trách đào tạo nguồn nhân lực cho rất nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế ra trường có thể làm việc ở nhiều lĩnh vực, nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau và với đa dạng các vị trí công việc như:
o Nhân viên kinh doanh, nghiên cứu thị trường.
o Chuyên viên phân tích rủi ro tài chính.
o Chuyên viên phân tích dữ liệu.
o Nhà hoạch định tài chính.
o Kế toán.
o Nhà nghiên cứu kinh tế.
o Cố vấn tài chính.
o Nhà đầu tư.
o Nhân viên bảo hiểm.
o Làm việc trong các cơ quan Nhà nước.
Nhiều người sau khi tốt nghiệp Đại học quyết định tiếp tục con đường học vấn của mình, theo học các cấp bậc cao hơn như Thạc sĩ kinh tế, Tiến sĩ kinh tế,... Tuy nhiên, đây không phải là cách duy nhất để có được một công việc tốt lương cao trong ngành này. Mức lương khởi điểm danh cho sinh viên ngành Kinh tế mới ra trường cũng khoảng 8 triệu đồng/tháng và sẽ tăng dần theo năng lực và kinh nghiệm làm việc. Mức lương cao nhất có thể lên đến hàng trăm triệu đồng mỗi tháng với các vị trí như Giám đốc Điều hành (khoảng 700 triệu đồng/tháng), Giám đốc Tài chính (khoảng 50 - 100 triệu đồng/tháng),...
Không chỉ mức lương cao mà cơ hội việc làm cho những người theo học ngành Kinh tế cũng rất rộng mở. Theo thống kê, ở giai đoạn hiện tại, nước ta vẫn còn thiếu khoảng trên 800,000 lao động lĩnh vực kinh tế, chỉ sau ngành công nghệ thông tin - kỹ thuật. Với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế như hiện nay thì số lượng việc làm ngành Kinh tế được dự báo sẽ còn tăng cao hơn nữa. Những người có vốn tiếng Anh tốt và am hiểu công nghệ sẽ có thể dễ dàng tìm được rất nhiều cơ hội việc làm tốt, lương cao.
Cơ hội việc làm ngành kinh tế đa dạng - Hướng nghiệp GPO
II. Các vị trí việc làm ngành kinh tế phổ biến nhất
1. Kinh doanh, nghiên cứu thị trường
Nhân viên kinh doanh là một trong những sự lựa chọn phổ biến nhất của sinh viên khối ngành kinh tế khi ra trường. Đảm nhiệm vai trò này, bạn sẽ trở thành một bộ phận quan trọng của doanh nghiệp với các nhiệm vụ chính như xây dựng chiến lược các chiến lược kinh doanh, thúc đẩy doanh số của công ty, xây dựng mối quan hệ với khách hàng tiềm năng,...
Nhân viên nghiên cứu thị trường cũng là một phần quan trọng của bộ phận kinh doanh, đặc biệt là trong điều kiện mọi hoạt động diễn ra đều dựa trên nguồn tài nguyên dữ liệu như hiện nay. Họ là những người thu thập thông tin từ thị trường, đối thủ, khách hàng,... để làm cơ sở cho những quyết định quan trọng trong kinh doanh. Dữ liệu thu thập được càng chính xác thì chiến lược kinh doanh lại càng hiệu quả và cơ hội thành công lại càng cao.
2. Làm việc trong ngân hàng
Làm việc cho các ngân hàng là lựa chọn phổ biến của rất nhiều sinh viên ngành kinh tế học ứng dụng ra trường bởi lĩnh vực này thường có mức lương cao và chế độ đãi ngộ tốt. Họ sẽ thường đảm nhiệm những công việc như:
o Kiểm soát tài chính.
o Hoạch định tài chính.
o Phân tích rủi ro.
o Phân tích dữ liệu và cố vấn.
o Quảng cáo và cung cấp các dịch vụ kinh tế - tài chính cho khách hàng.
3. Kế toán, kiểm toán
Để trở thành một kế toán viên chuyên nghiệp, bạn sẽ cần bảo được đào tạo sâu hơn và chuyên nghiệp hơn. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều kế toán viên xuất thân là những sinh nghiên ngành kinh tế. Với vai trò là một kế toán, bạn sẽ chủ yếu tập trung vào việc giám sát tình hình tài chính của một tổ chức, công ty, đơn vị hay thậm chí là một cá nhân. Công việc của kế toán viên về cơ bản sẽ bao gồm ghi phép, phân loại, diễn giải và trình bày thông tin tài chính.
Các công việc liên quan đến kế toán/kiểm toán đòi hỏi phải có kỹ năng phân tích tốt, khả năng tính toán chuyên nghiệp, kiến thức về tin học kinh tế, hiểu biết các yếu tố liên quan đến tài chính công ty và khả năng cụ thể hóa những dữ liệu thu thập được. Sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế thường mang trong mình khả năng phân tích những khối dữ liệu phức tạp cũng như tìm ra nguyên nhân cốt lõi của vấn đề. Chính điều này đã tạo điều kiện để họ đảm nhiệm tốt vai trò của các kế toán/kiểm toán viên.
Bên cạnh đó, là một kế toán/kiểm toán viên chuyên nghiệp thì việc sở hữu chứng chỉ kế toán như CPA, CMA,... là điều cần thiết. Đây là chứng chỉ kiểm tra năng lực chuyên môn mà nếu bạn có sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá cao và gia tăng cơ hội nghề nghiệp, thăng tiến lớn.
4. Tư vấn tài chính, kinh tế
Các nhà kinh tế học và chuyên gia kinh tế luôn đóng vai trò chủ chốt trong môi trường kinh doanh và tư vấn tài chính. Họ có thể đảm nhiệm nhiều vị trí khác nhau trong các doanh nghiệp có quy mô lớn nhỏ khác nhau, miễn là có nhu cầu về nghiên cứu kinh tế.
Những người làm công việc tư vấn kinh tế - tài chính hay nghiên cứu kinh tế cần phải có kiến thức chuyên môn về các học thuyết cũng như mô hình kinh tế trên thế giới. Cùng với đó là kỹ năng phân tích, sự quyết đoán và khả năng tính toán tốt.
Các tư vấn tài chính trong lĩnh vực kinh tế còn có thể làm tư vấn cho nhiều cá nhân khác nhau thay vì một tổ chức, đưa ra lời khuyên để giúp họ phát triển kinh tế. Trong trường hợp này, việc cập nhật kiến thức mới về tình hình tài chính của doanh nghiệp nói riêng và của toàn bộ nền kinh tế nói chung là vô cùng cần thiết.
5. Phân tích dữ liệu, thẩm định rủi ro
Chuyên viên thẩm định rủi ro tài chính là người chịu trách nhiệm đánh giá và đưa ra lời khuyên về tác động của những rủi ro tài chính có thể xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh. Với vốn kiến thức sâu rộng về cả kinh doanh và kinh tế, các chuyên gia thẩm định rủi ro có thể lập báo cáo và hình thành kế hoạch chiến lược để giảm thiểu những rủi ro này.
6. Làm việc trong cơ quan nhà nước
Những người có chuyên môn về kinh tế cũng được đánh giá rất cao trong các lĩnh vực chi tiêu công và tư. Họ có thể đảm nhiệm vai trò phân tích rủi ro, phân tích giá cả, cố vấn tài chính và hoạch định kinh tế. Trong lĩnh vực công, các nhà kinh tế học có thể đảm nhiệm những công việc liên quan đến thuế, giao thông, thương mại, môi trường, năng lượng và rất nhiều ngành nghề khác có liên quan đến chi tiêu công.
Do những tác động tiêu cực từ dịch bệnh Covid-19 và sự suy thoái kinh tế toàn cầu, Chính phủ các nước ngày càng thắt chặt chi tiêu. Điều này đã khiến cho nhu cầu tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp các chuyên ngành kinh tế trong lĩnh vực công ngày càng cao.
Chuyên viên phân tích tài chính cũng khá phù hợp ứng tuyển khi học ngành kinh tế - Hướng nghiệp GPO
Hầu hết những người mới vào nghề sẽ làm việc trong lĩnh vực bảo hiểm trước để tích lũy kinh nghiệm. Sau đó, họ sẽ có cơ hội được chuyển sang những lĩnh vực khác như ngân hàng, đầu tư hay chăm sóc sức khỏe. Các chuyên viên phân tích dữ liệu và thẩm định rủi ro tài chính đều là những người giỏi tính toán và có khả năng phân tích cũng như truyền đạt những dữ liệu phức tạp tới những người chưa có chuyên môn.
7. Nghiên cứu, giảng dạy
Với vai trò là nhà kinh tế học, bạn sẽ được tham gia vào công tác nghiên cứu, giảng dạy và phân tích dữ liệu, thực trạng, xu hướng phát triển kinh tế. Những người đảm nhiệm vai trò này thường có trình độ sau Đại học. Họ cũng cần phải có đủ kiến thức chuyên môn và rèn luyện sự tự tin trong việc đưa ra các dự báo và báo cáo kinh tế. Khách hàng của các nhà kinh tế học thường là các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức tài chính hoặc cơ quan công quyền cần tìm lời khuyên về xây dựng chính sách hay phát triển chiến lược kinh doanh. Ngoài ra, giảng dạy tại các trường Đại học, Cao đẳng về lĩnh vực tài chính, kinh tế cũng là việc làm nhiều người lựa chọn.
Và nếu như tất cả những công việc này đều không làm cho bạn cảm thấy hứng thú thì có thể nghĩ tới những sự lựa chọn rộng hơn như kinh doanh thông minh, phát triển quốc tế, quản trị nguồn nhân lực, công nghệ thông tin, báo chí, quản lý, nghiên cứu thị trường, chính trị, PR, nghiên cứu xã hội và thuế. Bạn thậm chí cũng có thể trở thành một start-up, mở công ty và tự làm chủ chính mình.
III. Học Kinh tế có làm trái ngành được không?
Câu trả lời là có. Không chỉ có cơ hội việc làm đa dạng mà sinh viên ngành Kinh tế học ra trường còn có thể làm việc trái ngành với mức lương đáng ngưỡng mộ. Đặc điểm của sinh viên kinh tế thường là những người linh hoạt, nhanh nhẹn, kỹ năng giao tiếp tốt, am hiểu công nghệ và đặc biệt là có vốn ngoại ngữ tốt, ít nhất là tiếng Anh. Đây đều là những kỹ năng có thể chuyển đổi được, giúp họ dễ dàng thích nghi và làm quen với một ngành nghề ít nhiều không thuộc về chuyên môn của mình như:
o Xuất nhập khẩu, logistics.
o Marketing.
o Đối ngoại.
o Đầu tư.
o Quản trị nhân lực.
o Quản trị du lịch và lữ hành.
o Luật kinh tế.
o ....
Hướng nghiệp GPO hy vọng sẽ là những kiến thức hữu ích cho các bạn trẻ khi tìm hiểu ngành nghề phát triển bản thân. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây.
Bảo Hân
Theo Joboko
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Học điện tử viễn thông ra làm gì? Học ở đâu tốt?
Học Luật kinh tế ra làm gì? Các trường đào tạo tốt
Học điện công nghiệp ra làm gì? Trường nào đào tạo tốt?
Bài viết khác
Chọn nghề theo năng lực, sở thích hay ý cha mẹ?
Ngày đăng: 03/05/2023 - Lượt xem: 4590
Vào mùa tuyển sinh, chủ đề chọn nghề, chọn trường luôn khiến các học sinh băn khoăn, khó đưa ra quyết định.
Xem thêm [+]Tuyển sinh năm 2023, mức độ cạnh tranh ngành Ngôn ngữ Hàn ra sao?
Ngày đăng: 26/03/2023 - Lượt xem: 992
Dự đoán, năm nay mức độ cạnh tranh vào ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc vẫn ở mức cao, tương đương năm ngoái.
Xem thêm [+]Ngành nghề nào sẽ 'lên ngôi' 5 năm tới?
Ngày đăng: 24/03/2023 - Lượt xem: 2929
Kinh doanh và quản lý, máy tính và công nghệ thông tin… là những lĩnh vực có tỉ lệ tuyển sinh cao nhất năm 2022...
Xem thêm [+]Phụ huynh, học sinh nên làm gì để hiểu ngành nghề dự định đăng ký?
Ngày đăng: 22/03/2023 - Lượt xem: 959
Trước mỗi mùa tuyển sinh, bên cạnh lo lắng thi cử, nhiều phụ huynh, sĩ tử cũng băn khoăn về việc lựa chọn ngành học đúng sở thích, vừa năng lực.
Xem thêm [+]Có nên học ngành Truyền Thông Đa Phương Tiện?
Ngày đăng: 21/01/2022 - Lượt xem: 4089
Ngành học Truyền Thông Đa Phương Tiện (Multimedia) là ngành học phổ biến hiện nay và có rất nhiều trường đào tạo. Vì thế, để tìm cho mình một nơi học tập tốt, ngoài việc tìm hiểu thông tin, bạn nên chú ý đến cơ hội thực hành, cơ hội nghề nghiệp của trường mà bạn chọn theo học. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO cập nhật thông tin này...
Xem thêm [+]7 ngành nghề cho những ai giỏi tiếng Pháp
Ngày đăng: 19/01/2022 - Lượt xem: 2161
Bạn rất đam mê học tiếng Pháp rất nhiều nhưng các bài viết trên các trang báo thời nay kể cho bạn nghe một tương lại không sáng lạng gì cho ngôn ngữ này. Vậy thì dưới đây là 7 nghề cho những ai không dám theo đuổi con đường Pháp văn vì sợ thất nghiệp.
Xem thêm [+]Học nghề gì để ra trường có việc làm luôn?
Ngày đăng: 19/01/2022 - Lượt xem: 2795
Thị trường lao động, tuyển dụng việc làm đang có sự dịch chuyển nhanh chóng. Một ngành nghề đang “hot” ở thời điểm hiện có thể sẽ trở lên lỗi thời ở tương lai. Sự thay đổi này khiến nhiều bạn trẻ, đặc biệt là các em học sinh THPT “lúng túng” không biết nên lựa chọn ngành học nào phù hợp với sở thích, điều kiện kinh tế gia đình và...
Xem thêm [+]Học tiếng Hàn làm nghề gì kiếm nhiều tiền nhất ?
Ngày đăng: 19/01/2022 - Lượt xem: 1950
Việc lựa chọn một nghề nghiệp phù hợp với bản thân không chỉ mang lại cho bạn một cuộc sống có mục tiêu, có định hướng hơn mà còn mang lại cho bạn một tâm trạng thoải mái, vui tươi khi làm bất kì công việc nào trong lĩnh vực mà bản thân mình đam mê, yêu thích. Chính vì lý do đó mà bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn khách quan hơn, liệu nghề...
Xem thêm [+]Top 5 ngành “Hái ra tiền” cho dân học tiếng Đức
Ngày đăng: 18/01/2022 - Lượt xem: 3873
Học tiếng Đức, cơ hội làm việc ra sao? Đó là câu hỏi của rất nhiều bạn khi bắt đầu chọn ngoại ngữ thứ hai để theo học. Tiếng Đức kén người học nhưng tiềm năng “gặt hái ra tiền” không thua kém các ngôn ngữ khác. Thậm chí, các nhà tuyển dụng sẵn sàng mở hầu bao nhiều hơn, cao hơn đối với các “những gà cưng” vừa biết tiếng Anh và...
Xem thêm [+]7 Nghề nghiệp liên quan đến Tiếng Anh có mức lương hấp dẫn
Ngày đăng: 18/01/2022 - Lượt xem: 1884
Đối với những người có năng lực Tiếng Anh xuất sắc, bạn sẽ rất có lợi thế khi tìm kiếm các cơ hội việc làm với mức lương hấp dẫn. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu 7 nghề nghiệp liên quan đến Tiếng Anh sau và biết đâu bạn có thể tìm thấy ngành nghề mơ ước trong tương lai.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công