Học Luật ra làm gì ngoài luật sư? Top 7 công việc ngành Luật
Ngành Luật là một ngành học có tỉ lệ cạnh tranh khá cao, số lượng tuyển sinh hàng năm luôn ở mức cao. Tuy nhiên, nhiều người vẫn không biết học Luật ra làm gì ngoài luật sư. Trên thực tế, với tấm bằng cử nhân Luật, bạn sẽ có rất nhiều lựa chọn công việc khác ngoài luật sư. Cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu top những công việc ngành luật có mức thu nhập hấp dẫn dưới đây nhé!
Ngành Luật là gì?
Ngành Luật là ngành học về hệ thống pháp luật, bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh một loại quan hệ xã hội. 12 ngành luật chính bao gồm:
- Hiến pháp hay còn gọi là Luật Nhà nước (Constitutional Law)
- Luật Hành chính (Administrative Law)
- Luật Tài chính (Finance Law)
- Luật Đất đai (Land Law)
- Luật Dân sự (Civil Law)
- Luật Lao động (Labour Law)
- Luật Hôn nhân và Gia đình (Marriage and Family Law)
- Luật Hình sự (Criminal Law)
- Luật Tố tụng hình sự (Criminal Procedure Law)
- Luật Tố tụng dân sự (Civil Procedure Law)
- Luật Kinh tế (Economic Law)
- Luật Quốc tế (International Law)
Học Luật ra làm gì?
Để giải đáp thắc mắc cho những bạn muốn tìm hiểu học Luật ra làm gì ngoài luật sư, dưới đây là một số công việc tuyển dụng cho vị trí người học luật. Mỗi công việc trong ngành Luật lại đòi hỏi kiến thức chuyên môn khác nhau. Do đó ngoài tấm bằng cử nhân Luật, người làm việc trong ngành cần học thêm các khóa đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu khác nhau, thực hiện tập sự trong ít nhất 12 tháng cũng như liên tục trau dồi, cập nhật kiến thức mới. Một số nghề nghiệp thịnh hành nhất trong ngành Luật phải kể đến là:
Công chứng viên
Công chứng viên là người chịu trách nhiệm xác thực tính hợp pháp của các loại văn bản, chứng thực giấy tờ, bản sao giấy tờ được lập từ bản chính, chứng thực công văn, chữ ký,… Nếu bạn muốn biết học Luật ra làm gì thì mới có thể thành một công chứng viên thì dưới đây là lộ trình tiêu chuẩn cho bạn.
Lộ trình học tập để trở thành công chứng viên
Để trở thành một nhân viên công chứng, ngoài tấm bằng cử nhân luật cần tham gia khóa đào tạo cho công chứng viên tại Học viện Tư pháp. Khóa học kéo dài 12 tháng, và sau khi kết thúc, học viên sẽ có giấy chứng nhận tốt nghiệp. Với những cá nhân được miễn đào tạo hành nghề công chứng thì chỉ cần tham gia khóa bồi dưỡng 3 tháng tại Học viện Tư pháp về kỹ năng hành nghề công chứng và quy tắc đạo đức hành nghề.
Sau khi hoàn thành khóa học 12 tháng, học viên cần đăng ký tập sự hành nghề 12 tháng với Sở Tư pháp địa phương hoặc Văn phòng công chứng. Cuối khóa tập sự cần vượt qua bài kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng do Bộ Tư pháp tổ chức 2 lần một năm. Cuối cùng, khi đã đạt đủ tiêu chuẩn hành nghề, công dân sẽ được bổ nhiệm vào vị trí công chứng viên. Nếu cân nhắc các cơ hội sự nghiệp trước băn khoăn học luật ra làm gì thì công chứng viên là một trong những gợi ý dành cho bạn.
Mức lương công chứng viên
Mức lương của vị trí công chứng viên tại cơ quan nhà nước hay các văn phòng công chứng tư nhân, khung lương của vị trí nhân viên công chứng sẽ dao động từ 8.000.000 đồng cho tới 10.000.000 đồng.
Chuyên viên pháp chế
Một vị trí có mức thu nhập hấp dẫn trong ngành luật đó chính là trở thành chuyên viên pháp chế tại các công ty, doanh nghiệp.
Các tập đoàn lớn thuộc những ngành nghề có nhiều nghiệp vụ phức tạp đều cần tới một ban pháp chế am hiểu các văn bản pháp luật của ngành đó để tham mưu, tư vấn cho ban lãnh đạo, kiểm soát và hạn chế các rủi ro về pháp lý như tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ, tranh chấp về hợp đồng lao động, hợp đồng có lỗ hổng gây thiệt hại kinh tế, phụ trách pháp lý cho các thương vụ mua bán – sáp nhập,… Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp lớn đều đã có ý thức xây dựng đội ngũ pháp chế như các ngân hàng, công ty công nghệ, bất động sản, kế toán – kiểm toán,… Nhân viên pháp chế vừa phải nắm chắc kiến thức luật lại vừa phải am hiểu nghiệp vụ kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường làm việc của nhân viên pháp chế khá năng động, do đó với những bạn sinh viên chưa biết học luật ra làm gì hoặc phân vân trước các ngành kinh tế – luật thì vị trí pháp chế cho doanh nghiệp có thể là một lựa chọn phù hợp với các bạn
Mô tả công việc của nhân viên pháp chế
Bộ phận pháp chế chịu trách nhiệm cố vấn, xây dựng quy trình và hoàn thiện khung pháp lý của doanh nghiệp. Ngoài ra, nhân viên pháp chế là người soạn thảo và hoàn thiện toàn bộ văn bản, hồ sơ, hợp đồng, thủ tục hành chính, giấy tờ pháp lý, làm việc với các cơ quan Nhà nước. Khi doanh nghiệp xảy ra tranh chấp pháp lý, bộ phận pháp chế có nhiệm vụ tư vấn, chuẩn bị tài liệu và trực tiếp tham gia xử lý các vấn đề phát sinh này.
Mức lương của chuyên viên pháp chế
Với khối lượng công việc lớn và nhiều nghiệp vụ chuyên môn đặc thù, mức lương của một chuyên viên pháp chế tại doanh nghiệp khá cao, dao động từ 15 triệu cho tới 25 triệu đồng/tháng. Khi tích lũy nhiều kinh nghiệm, mức lương có thể tăng đến hàng chục triệu đồng/tháng.
Nếu bạn còn lo lắng về việc học ngành luật có dễ xin việc không thì nhân viên pháp chế là một trong những công việc được tuyển dụng rất nhiều trong những năm tới, bạn chỉ cần trau dồi kỹ năng ngoại ngữ và kiến thức chuyên môn là có thể tự tin ứng tuyển.
Kiểm sát viên/Công tố viên
Kiểm sát viên (hay công tố viên) là một chức danh tại Viện Kiểm sát Nhân dân, được bổ nhiệm với nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Cụ thể những trách nhiệm của một kiểm sát viên:
- Kiểm sát thụ lý, giải quyết hoặc trả lại đơn yêu cầu cho các vụ việc dân sự
- Nghiên cứu hồ sơ vụ án, điều tra, thu thập chứng cứ, tài liệu cho vụ án
- Tham gia các phiên tòa xét xử, các phiên họp của Viện Kiểm sát Nhân dân
- Yêu cầu Tòa án thực hiện đúng các hoạt động tố tụng, kiểm sát hoạt động tố tụng của người tham gia tố tụng
- Kiểm sát bản án, tiến hành truy tố, kiến nghị kháng án, lật lại vụ án và yêu cầu điều tra lại.
Chỉ học luật là chưa đủ, để có thể trở thành Kiểm sát viên bạn cần trang bị những kiến thức về các nhiệm vụ của cơ quan điều tra, nắm được nghiệp vụ điều tra tội phạm, xử lý thông tin, giải quyết vấn đề. Mức lương của Kiểm sát viên hay công tố viên dao động từ 8.000.000 tới 10.000.000 đồng/tháng.
Thư ký Tòa án
Thư ký Tòa án là một trong những người tiến hành tố tụng, thực hiện hỗ trợ điều hành phiên tòa xét xử và hỗ trợ các hoạt động tố tụng. Nhiệm vụ và quyền hạn của một Thư ký Tòa án bao gồm
- Kiểm tra sự hiện diện của những người được Tòa án triệu tập, báo cáo Hội đồng xét xử những người có mặt/không có mặt tại phiên tòa (kèm lý do vắng mặt, nếu có)
- Phổ biến nội quy của phiên tòa cho những người tham dự buổi xét xử
- Ghi chép biên bản phiên tòa
- Tiến hành các hoạt động tố tụng khác do Chánh án Tòa án phân công
Mức thu nhập của vị trí Thư ký Tòa án phụ thuộc vào hệ số lương theo quy định của Nhà nước. Với mức lương cơ sở hiện tại là 1,49 triệu/tháng thì lương của thư ký tòa án sẽ dao động từ 3,5 triệu đến 12 triệu/tháng.
Thẩm phán
Chức danh Thẩm phán Tòa án Nhân dân tại nước CHXHCN Việt Nam gồm: Thẩm phán Tòa án Nhân dân cấp Quận/ huyện; Thẩm phán Tòa án Nhân dân cấp Tỉnh/Thành phố và cuối cùng là Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao. Với Tòa án Quân sự các cấp sẽ gồm có Thẩm phán Tòa án Quân sự khu vực; Thẩm phán Tòa án Quân sự cấp Quân khu và cuối cùng là Thẩm phán Tòa án Quân sự Trung ương (đồng thời là Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao)
Nhiệm vụ của một Thẩm phán là gì?
- Tiếp nhận, xử lý thông tin và lập hồ sơ vụ án
- Thu thập thông tin, lời khai nhân chứng, tổng hợp vật chứng liên quan tới vụ án dân sự
- Đưa ra giải pháp cho các bên đương sự (tiếp tục kiện tụng hay hòa giải), giải quyết các vấn đề pháp lý cho các bên đương sự
- Làm chủ tọa và tham gia xét xử trong các vụ án dân sự
Mức lương Thẩm phán
Thẩm phán là chức danh xét xử chuyên nghiệp, là chuyên gia có trình độ chuyên môn cao nằm trong Hội đồng xét xử và xuất hiện trong tất cả các Hội đồng xét xử. Ngoài ra, muốn trở thành Thẩm phán sơ cấp bạn cần ít nhất 05 năm liên tục công tác pháp luật, thi đỗ kỳ thi tuyển chọn, có năng lực xét xử,…
Mức lương và bậc lương của Thẩm phán tương đương với vị trí Thư ký tòa án với lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng.
Luật sư
Khi nhắc tới các công việc trong ngành luật, luật sư là công việc phổ biến nhất mà hầu hết mọi người đều nhớ đến đầu tiên. Tuy nhiên, không phải cứ học luật ra là có thể trở thành luật sư ngay mà cần ít nhất 3 năm sau tốt nghiệp, công dân mới có thể trở thành người được hành nghề luật sư.
Cụ thể, sau khi có bằng cử nhân Luật, học viên cần phải tham gia lớp đào tạo Luật sư tại Học viện Tư pháp trong vòng 1 năm, sau đó có ít nhất 1 năm tập sự tại các văn phòng luật (law firm). Sau khi đỗ các bài thi cho kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề, được cấp thẻ luật sư (do Liên đoàn Luật sư Việt Nam cấp), giấy chứng nhận hành nghề luật sư (do Bộ Tư pháp cấp) và cuối cùng là gia nhập một đoàn luật sư tại Việt Nam (hoặc đăng ký hành nghề với tư cách cá nhân với Sở Tư pháp địa phương), công dân mới có đủ điều kiện được hành nghề luật sư.
Mức lương khởi điểm của luật sư từ 15.000.000 đồng cho tới 25.000.000 đồng/tháng, khi tích lũy được kinh nghiệm, có ngoại ngữ,… mức lương này có thể tăng lên hàng chục triệu đồng cùng các khoản thưởng, bonus khác.
Giảng viên Luật
Giảng viên ngành Luật là người dạy các bộ môn về Luật trong các khoa Luật thuộc trường Đại học. Công việc Giảng viên rất phù hợp với những người đam mê việc giảng dạy, truyền thụ kiến thức
Để trở thành giảng viên luật bạn cần đạt trình độ Thạc sĩ Luật trở lên, nắm vững kiến thức chuyên môn, học tập và trau dồi kỹ năng sư phạm. Mức lương của giảng viên Luật dao động từ 7 đến 8 triệu đồng, bậc lương sẽ tăng theo quy định Nhà nước hoặc theo quy định của trường Đại học nơi giảng viên công tác.
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thô ng tin tại đây.
Hà Anh
Theo blog.topcv.vn
Xem thêm bài viết cùng chủ đề
Muốn làm luật sư thì phải học giỏi môn gì? Tìm hiểu về ngành luật sư
10 Cuốn sách hay về nghề luật sư hữu ích cho bạn đọc
Người trẻ chọn nghề: Nên hiểu rõ mình là ai? Biết mình muốn gì? Phải làm như thế nào?
Bài viết khác
HƯỚNG NGHIỆP TẠI TRƯỜNG THPT VÂN NỘI, ĐÔNG ANH, HÀ NỘI
Ngày đăng: 03/10/2023 - Lượt xem: 1933
HƯỚNG NGHIỆP với chủ đề “Thiết kế cuộc đời”.
Xem thêm [+]Chọn nghề theo năng lực, sở thích hay ý cha mẹ?
Ngày đăng: 03/05/2023 - Lượt xem: 4829
Vào mùa tuyển sinh, chủ đề chọn nghề, chọn trường luôn khiến các học sinh băn khoăn, khó đưa ra quyết định.
Xem thêm [+]Tuyển sinh năm 2023, mức độ cạnh tranh ngành Ngôn ngữ Hàn ra sao?
Ngày đăng: 26/03/2023 - Lượt xem: 1046
Dự đoán, năm nay mức độ cạnh tranh vào ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc vẫn ở mức cao, tương đương năm ngoái.
Xem thêm [+]Ngành nghề nào sẽ 'lên ngôi' 5 năm tới?
Ngày đăng: 24/03/2023 - Lượt xem: 3039
Kinh doanh và quản lý, máy tính và công nghệ thông tin… là những lĩnh vực có tỉ lệ tuyển sinh cao nhất năm 2022...
Xem thêm [+]Phụ huynh, học sinh nên làm gì để hiểu ngành nghề dự định đăng ký?
Ngày đăng: 22/03/2023 - Lượt xem: 1025
Trước mỗi mùa tuyển sinh, bên cạnh lo lắng thi cử, nhiều phụ huynh, sĩ tử cũng băn khoăn về việc lựa chọn ngành học đúng sở thích, vừa năng lực.
Xem thêm [+]HỘI THẢO: HƯỚNG NGHIỆP CHUYÊN SÂU, KHỞI ĐẦU VỮNG CHẮC
Ngày đăng: 22/10/2022 - Lượt xem: 1414
Ngày 22.10.2022, Hướng nghiệp & ICCA đã tổ chức buổi webminar trên toàn quốc cho các Hướng nghiệp viên chuyên nghiệp được đào tạo bởi Hướng nghiệp GPO chủ đề HƯỚNG NGHIỆP CHUYÊN SÂU, KHỞI ĐẦU VỮNG CHẮC.
Xem thêm [+]'Hướng nghiệp không phải nói chuyện nghề nào lương cao'
Ngày đăng: 15/08/2022 - Lượt xem: 1566
'Hướng nghiệp không phải nói chuyện nghề nào lương cao'
Xem thêm [+]Chuyện nghề cùng con với Chuyên gia YẾN ĐỖ tại THPT VINSCHOOL OCEAN PARK
Ngày đăng: 21/04/2022 - Lượt xem: 2971
Ngày 17/4/2022, chuyên gia Yến Đỗ đã có buổi talk show tại trường Trung học Phổ thông Vinschool Ocean Park, Gia Lâm Hà Nội với các phụ huynh học sinh để chia sẻ về phương pháp đồng hành với con trong việc định hướng nghề nghiệp tương lai.
Xem thêm [+]Chuyên gia YẾN ĐỖ tâm huyết với thế hệ trẻ trong NGÀY HỘI HƯỚNG NGHIỆP cho học sinh THPT Từ Sơn, Bắc Ninh
Ngày đăng: 20/04/2022 - Lượt xem: 2105
Ngày 8/4/2022, bằng sự quan tâm sâu sắc và niềm tin to lớn vào thế hệ trẻ, chuyên gia Yến Đỗ đã có bài chia sẻ đầy nhiệt huyết tại trường THPT Từ Sơn, Bắc Ninh trong sự kiện NGÀY HỘI HƯỚNG NGHIỆP với chủ đề “CHỌN ĐÚNG HƯỚNG NGHỀ, LÀM CHỦ TƯƠNG LAI”.
Xem thêm [+]Chuyên gia YẾN ĐỖ truyền lửa cho học sinh VINSCHOOL trong sự kiện “BE BRAVE TO BREAK THROUGH”
Ngày đăng: 31/03/2022 - Lượt xem: 2215
Ngày 25/3/2022, chuyên gia Yến Đỗ đã có bài chia sẻ đầy nhiệt huyết tại trường Trung học Vinschool Times City tại sự kiện GEAR UP mang tên “BE BRAVE TO BREAK THROUGH” - “DŨNG CẢM ĐỂ BỨT PHÁ”.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công