Học lực yếu nên học gì để thành công?
Lựa chọn ngành học nào mà ra trường ngành đó vẫn “hot”, học lực yếu thì chọn học ngành nào để thành công… Tất cả những băn khoăn đó của học sinh đã được giải đáp trong chương trình hướng nghiệp “Cùng bạn chọn nghề cho tương lai” lần thứ 11 năm học 2018-2019 tổ chức tại Trường THPT Lương Thế Vinh (Q.1) vừa qua. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO cập nhật thông tin này nhé!
TS. Nguyễn Thanh Tùng (Viện trưởng Viện Quản trị tri thức, Sở KH-CN TP.HCM) tư vấn riêng cho phụ huynh và học sinh Trường THPT Lương Thế Vinh
Chương trình do Báo Giáo dục TP.HCM phối hợp cùng Sở GD-ĐT TP và ĐHQG TP.HCM tổ chức, với sự đồng hành của ĐH Công nghệ TP.HCM (HUTECH) và ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM (UEF).
Học thế nào để không thất nghiệp?
Học ngành nghề nào, học như thế nào để ra trường không thất nghiệp luôn là mối quan tâm lớn nhất của các em học sinh. Trước mối quan tâm này, ThS. Đức Trí (đại diện UEF) cho hay trong trường ĐH, sinh viên được học rất nhiều kiến thức, bao gồm kiến thức chuyên ngành và những kiến thức liên quan. Thế nhưng khi đi làm, không phải kiến thức nào được học ở trường ĐH cũng cần thiết và áp dụng trong công việc. “Cái mà doanh nghiệp cần nhất ở người lao động ngoài năng lực chuyên môn chính là tư duy để giải quyết tốt các vấn đề của công việc. Câu chuyện học một ngành nhưng ra trường làm được nhiều nghề khác là có và thậm chí có rất nhiều trong thời đại ngày nay. Nhưng điều quan trọng là tư duy trong công việc có được phát huy để làm tốt công việc đó hay không”, ThS. Đức Trí nói.
ThS. Đức Trí cũng chia sẻ rằng, việc lựa chọn ngành nghề nên được bắt đầu từ những việc đơn giản nhất. Đó là xem bản thân có những năng lực nào, khả năng đến đâu chứ không nên nhìn xung quanh để “ước lượng” nghề nghiệp của mình. Có rất nhiều cách để người học phát triển công việc sau này. Nhưng cơ bản là phải trang bị được cho mình các tư duy mà doanh nghiệp cần. “Không có trường ĐH nào đào tạo ra những trưởng phòng hay giám đốc mà chỉ trang bị cho người học các kiến thức để chính người học tự hoàn chỉnh lấy tư duy và kỹ năng cho mình”, ThS. Đức Trí cho biết.
Bổ sung thêm, ThS. Nguyễn Quang Anh Chương (Giám đốc Phân hiệu ĐH Broward Hoa Kỳ tại Việt Nam) cho rằng mỗi ngành nghề đều đòi hỏi những tố chất riêng của người học. Để học tốt, trước hết các em phải hiểu được chính bản thân mình có những tố chất nào phù hợp với ngành nghề. Ngay cả khi đi du học cũng thế, chỉ khi nào sẵn sàng thì hãy lên đường còn nếu chưa sẵn sàng thì một là rèn luyện thêm cho thật tốt, hai là chuẩn bị cho mình một phương án khác.
Về vấn đề này, lời khuyên được ông Trần Anh Tuấn (Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM) đưa ra là “đã học thì đừng sợ thất nghiệp, còn nếu sợ thất nghiệp thì đừng học”. “Ngành nghề nào cũng có chỗ đứng trong xã hội. Chỉ cần các em biết phát huy năng lực bản thân, học thật tốt và chủ động tìm kiếm các cơ hội thì cơ hội không bao giờ hết”, ông Tuấn nhắn nhủ.
Học lực yếu thì chọn lựa thế nào?
TS. Nguyễn Thanh Tùng (Viện trưởng Viện Quản trị tri thức, Sở KH-CN TP.HCM) cho biết câu hỏi “nếu học yếu đều các môn thì nên chọn gì để học” ông nhận được rất nhiều từ các em học sinh chứ không riêng gì học sinh trường Lương Thế Vinh. “Học tại trường phổ thông chỉ là những kiến thức phổ thông và ít có liên quan đến bậc ĐH. Năng lực học ở bậc này chỉ là một trong những tiêu chí trong rất nhiều tiêu chí để quyết định yếu tố lựa chọn nghề nghiệp. Học giỏi hay học yếu cũng phải bắt đầu khi bước vào ĐH. Tuy nhiên, học lực giỏi thì sẽ có những thuận lợi hơn khi lựa chọn ngành nghề. Dù lực học có yếu đều các môn, các em cũng đừng tự ti về bản thân. Vì có rất nhiều trường hợp, như bạn bè tôi chẳng hạn, ngày trước học đâu có tốt nhưng sau này lại trở thành những người rất giỏi kinh doanh hay thành công ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhưng điều cốt lõi là các em phải biết mình yêu thích ngành nghề gì để dốc hết lòng, hết sức mà theo đuổi”, TS. Tùng nhắn nhủ.
Trước hoài nghi của học sinh về việc liệu lựa chọn một ngành nghề theo học nhưng sau 4 năm ra trường ngành nghề đó không còn “hot”, không còn chỗ đứng trong xã hội thì phải làm sao? Ông Trần Anh Tuấn thông tin rằng thực tế những ngành nghề hiện nay trong xã hội không có ngành nghề nào “hot” mà chỉ có những con người làm nên sự “hot” của công việc đó mà thôi. Xu hướng phát triển của mỗi ngành nghề kéo dài đến cả trăm năm. Khi tiến tới công nghệ 4.0, một số ngành nghề sẽ mất đi thay thế vào đó là những ngành nghề mới nhưng cũng dựa trên nền tảng của những ngành nghề cũ. “Robot chỉ thay thế được những công việc giản đơn, lặp đi lặp lại. Còn những công việc tư duy, sáng tạo, biểu cảm thì không robot nào có thể thay thế được. Trong xu hướng toàn cầu hóa, để không bao giờ lỗi thời, làm một nghề luôn phải tích hợp với nhiều ngành...”, ông Tuấn nhấn mạnh.
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây hoặc để lại bình luận ở dưới bài viết này nhé!
Thanh Phương
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Con trai nên học nghề gì khi không học đại học?
Không có bằng cấp 3 thì học nghề gì? Lựa chọn phù hợp cho nam và nữ?
Bài viết khác
Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Ngày đăng: 13/01/2025 - Lượt xem: 59
Thêm một trường sư phạm bỏ xét học bạ
Xem thêm [+]“Chạy đua” IELTS từ tiểu học, học sinh vất vả, phụ huynh tốn kém ra sao?
Ngày đăng: 07/01/2025 - Lượt xem: 76
Nhiều phụ huynh cho con học IELTS sớm để vào trường tốt, nhưng việc này có thể gây căng thẳng, vì học sinh ở độ tuổi này chưa đủ kiến thức và sức bền.
Xem thêm [+]Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Ngày đăng: 06/01/2025 - Lượt xem: 91
Đại học Kinh tế quốc dân dừng tuyển sinh nhiều tổ hợp trong năm 2025
Xem thêm [+]Nhiều trường đại học top đầu ở Tp.HCM "chốt" phương án tuyển sinh 2025
Ngày đăng: 04/01/2025 - Lượt xem: 207
Các trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM, Đại học Khoa học Tự nhiên Tp.HCM và nhiều trường đại học khác đã công bố phương án tuyển sinh 2025.
Xem thêm [+]Thi tốt nghiệp THPT 2025: Đề thi phải hạn chế khả năng "đoán mò" của thí sinh
Ngày đăng: 14/12/2024 - Lượt xem: 184
Liên quan đến Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, lần đầu tiên được tổ chức theo chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tăng thời gian làm bài thi của các môn lựa chọn và có giải pháp hạn chế khả năng "đoán mò" trong dạng thức câu hỏi đúng, sai.
Xem thêm [+]Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Ngày đăng: 02/12/2024 - Lượt xem: 182
Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Xem thêm [+]Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 219
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 199
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 160
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 208
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công