Hướng nghiệp cho học sinh: Gia đình không thể đứng ngoài cuộc
Để có nghề nghiệp và một tương lai vững chắc, phụ thuộc vào quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn ngành nghề phù hợp với năng lực, sở trường của bản thân.
Nhu cầu cấp thiết
Bước vào ngưỡng cửa cuộc đời, đứng trước một thế giới nghề nghiệp vô cùng phong phú và đa dạng, HS thường lúng túng trong việc lựa chọn ngành nghề sao cho phù hợp. Phần lớn các em chọn nghề theo cảm tính, dựa vào thị hiếu, nhu cầu của gia đình và sự lôi kéo của bạn bè… mà chưa chú ý đến năng lực, sở trường của bản thân và nhu cầu của xã hội.
Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Thanh, Trường ĐHSP Hà Nội, một trong những nguyên nhân của tình trạng này là do bản thân HS chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về nghề nghiệp, thiếu thông tin về những yêu cầu của ngành nghề, do vậy các em thường chưa đánh giá đúng năng lực của mình khi chọn ngành nghề.
Với HS THPT, việc lựa chọn nghề nghiệp trở thành nhu cầu cấp thiết. Các em thường bận tâm với những câu hỏi: Học lên đại học hay đi học nghề? vào trường đại học nào? Học nghề gì? Việc quyết định một chọn một nghề nào đó đối với một số em dường như đã có căn cứ.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay đa số HS còn định hướng môt cách phiến diện vào việc tiếp tục học tập ở bậc đại học và hướng vào các nghề thiên về trí óc. Có rất nhiều nguyên nhân, song một trong số các nguyên nhân của thực trạng này là do các em chưa được chuẩn bị để bước vào cuộc sống thực tế. Các em không có kinh nghiệm về hoạt động lao động, không được cung cấp thông tin đầy đủ về các ngành nghề khác nhau trong xã hội. Điều này phụ thuộc vào rất nhiều quá trình GD hướng nghiệp cho HS của nhà trường và gia đình.
Gia đình đóng vai trò quan trọng
PGS.TS Nguyễn Xuân Thanh nhận định: Gia đình là thành tố có sức ảnh hưởng lớn đến việc lựa chọn ngành nghề và sự thành công trong tương lai của mỗi cá nhân. Do đó, việc nhận thức đúng đắn về vai trò của, trách nhiệm của gia đình trong công tác GD hướng nghiệp cho HS lứa tuổi THPT và việc tổ chức hướng nghiệp cho các em là một vấn đề cấp thiết, một nhiệm vụ không thể thiếu mà mỗi gia đình, mỗi bậc phụ huynh cần phải quan tâm trong giai đoạn hiện nay.
Cha mẹ với tư cách là nhà GD đầu tiên khởi nguồn cho sự hình thành và phát triển nhân cách, cũng như định hướng nghề nghiệp của trẻ phù hợp với thời đại. Cha mẹ là người gần gũi, hiểu được hứng thú, năng lực, sở thích, điểm yếu của các em nhất. Những tác động GD từ gia đình sẽ có tác dụng hữu hiệu đối với HS THPT.
Tuy nhiên để công tác GD hướng nghiệp hiệu quả, cha mẹ cần trò chuyện với con. Đây là biện pháp quan trọng, có tác dụng nâng cao nhận thức về các mối quan hệ trong gia đình và bổn phận trách nhiệm trong gia đình của con cái, bồi dưỡng tình cảm gia đình cho con.
Đồng thời khuyến khích, thúc đẩy con tích cực hành động trong việc góp phần xây dựng gia đình văn minh, hạnh phúc, cung cấp cho HS những vấn đề liên quan đến nghề nghiệp, thế giới nghề nghiệp, hệ thống trường chuyên nghiệp… từ đó cho con lời khuyên về sự lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với với các yếu tố như sở trường, nhu cầu, sở thích, điều kiện kinh tế gia đình với ngành nghề mà nhu cầu xã hội đang cần.
Giáo dục gia đình quan trọng là vậy nhưng theo PGS.TS Nguyễn Xuân Thanh, rất nhiều phụ huynh cho rằng, hoạt động GD hướng nghiệp do nhà trường thực hiện và lên cấp THPT rồi mới định hướng chọn nghề, chọn trường cho con. Những quan niệm như vậy là chưa đúng. GD hướng nghiệp là hoạt động chung của cả tập thể sư phạm và gia đình, xã hội. Gia đình cần nhận thức đúng đắn và tổ chức phối hợp với các lực lượng GD khác trong việc GD hướng nghiệp cho chính con em mình.
Minh Hằng
Theo Giáo dục Thời đại
Bài viết khác
Công bố bảng xếp hạng đại học Việt Nam 2025: Gương mặt mới lọt top 10
Ngày đăng: 15/01/2025 - Lượt xem: 50
Công bố bảng xếp hạng đại học Việt Nam 2025: Gương mặt mới lọt top 10
Xem thêm [+]Săn lao động dịp cuối năm, trả lương 20-30 triệu/tháng vẫn.. ế
Ngày đăng: 31/12/2024 - Lượt xem: 62
Những tháng cuối năm, một số công ty, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đưa ra mức lương khá cao để hút nhân công nhưng nhiều tuần liền vẫn không tuyển dụng được lao động theo nhu cầu.
Xem thêm [+]Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 216
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 197
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 158
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 203
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 325
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 468
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 269
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 348
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công