Không Bao Giờ Là Quá Muộn Để Chuyển Nghề
Trong thời điểm hiện tại, chuyển nghề hay thay đổi công việc là một điều gì đó khiến cho nhiều người phải suy nghĩ. Không biết công việc nào phù hợp với mình, có đáp ứng được mong muốn của mình hay không. Vậy thì câu chuyện tôi kể dưới đây sẽ giúp cho bạn hiểu được phần nào vấn đề mà tôi cũng đang mắc phải. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu nhé!
Nền tảng ban đầu (trước khi chuyển nghề)
Tôi lớn lên trong gia đình trung lưu, ở một vùng ngoại ô Argentina. Suốt thời thanh niên tôi lùng bùng trong một mớ hỗn độn:
- Tôi thích Punk Rock nên muốn để đầu Mohawk lởm chởm, cạo 2 bên trong khi trường thì luôn yêu cầu bạn phải mặc sơ mi, thắt cà vạt & đi giày nghiêm chỉnh.
- Tôi gây lộn với bố suốt ngày
- Tôi học hành làng nhàng, chủ yếu trốn học để chơi bời linh tinh, tụ tập hoặc chơi game
Sang tuổi 18, tôi chẳng biết nên làm công việc gì, hay đi theo con đường nào. Tôi chỉ biết là phải vào đại học vì đấy là những gì mọi người đều cho là nên làm.
Trường trung học của tôi vốn có định hướng kinh doanh nên tôi đăng ký nguyện vào vào chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh và Kế Toán tại Đại học Buenos Aires, trường đại học lớn nhất nước.
5 năm sau, vào năm 2013, khi tôi 23 tuổi, tôi vẫn sống với bố mẹ, ngày làm công việc 8 tiếng ở ngân hàng với tư cách một giao dịch viên, chiều hoặc tối thì đến trường.
Một cuộc sống có vẻ êm đềm đúng không? Hình như mọi người tôi biết đều cho rằng đó đúng là một con đường đời đúng đắn, thuận lợi cho một người bình thường.
Với tôi, nó chẳng khác gì địa ngục.
Tôi chẳng vui vẻ gì dù tôi cũng có tiến bộ trong việc học ở trường. Tôi chẳng thích thú gì mấy thứ mình học được, có điều tôi biết mình muốn có một cuộc sống tốt và lúc đó tôi nghĩ, con đường mình đang đi sẽ đưa mình tới cuộc sống mình muốn.
Điểm bứt phá (dẫn tới chuyển nghề nghiệp)
Hài hước là tôi luôn quanh quẩn với công nghệ nhưng lại không hề nhận ra nó là con đường đúng đắn cho mình. Bố tôi là kỹ sư phần mềm nhưng mối quan hệ phức tạp của chúng tôi khiến mối quan tâm của tôi tới lĩnh vực này bị giảm đi nhiều. Bạn bè tôi toàn dân IT hoặc làm về phần mềm.
Trong số những người bạn đó có Gaston. Cậu ta có lẽ hiểu tôi hơn cả tôi hiểu mình. Cậu ta nói với tôi nhiều lần rằng tôi sẽ thích viết phần mềm. Tôi thì nghĩ có khi mình còn chẳng hiểu nổi cái công việc đó như thế nào. Tuy vậy, tôi vẫn quyết định thử một lần xem sao.
Cậu ta chỉ tôi vài thứ căn bản, Tôi tìm được một cuốn sách dành cho năm nhất chuyên ngành kỹ thuật công nghệ ở trường đại học. Và rồi, tôi bắt đầu học về các thuật toán (algorithms), cấu trúc dữ liệu (data structure) và C/C++.
Tôi lập tức bị cuốn hút vào công việc này.
Tôi cảm thấy hết sức thích thú vì đã khám phá ra một thế giới mới
Tôi thấy như thể mình luyện được sức mạnh ma thuật
Nó thực sự là cái gì đó hết sức đặc biệt.
Tôi dành nhiều ngày, nhiều đêm liền để suy nghĩ về cuộc đời mình và những gì tôi muốn làm cho nó. Tôi nhận ra rằng công việc lập trình khiến tôi thích thú hơn bất cứ thứ gì. Không ai phải bắt ép tôi tìm hiểu, đọc hay thực hành gì cả. Tôi làm nó bằng chính sự thích thú, trí tò mò của mình về một thế giới hoàn toàn mới. Vì thế, tôi quyết định chuyển nghề và trở thành lập trình viên phần mềm.
Sau khi đọc xong cuốn sách, vẫn là Gaston, một lập trình viên .NET, đã bảo tôi đọc thêm cuốn C# in Depth (tạm dịch: C# chuyên sâu) của John Skeet. Tôi nghiền ngẫm nó rồi bắt đầu làm C# với Windows Forms.
Cách một sự kiện kích hoạt nhiều thứ khác thật thú vị. Từ giây phút đó, tôi vận dụng những gì mình biết để dựng các video game tôi đã từng chơi nhiều năm trước.
Bắt đầu từ những thứ nhỏ chỉ vài macro, cho ra thao tác với vài cái nhấn phím nhất định,sau đó tới đọc viết bộ nhớ và tạo các file DLL cho ra các tính năng Hook trong window để đọc chỉ số lưu lượng client-server.
Cùng lúc đó, tôi đăng ký tham gia một Bootcamp về C# của Accenture. Đây là chương trình miễn phí nhưng lại bắt tham gia 8 tiếng/ngày suốt 1 tháng liền. Điều này đồng nghĩa với việc tôi phải bỏ việc ở ngân hàng. Tôi quyết định liều một lần, bỏ việc và tham gia Bootcamp.
Tôi đoán là Gaston vẫn thấy tiềm năng ở tôi từ lâu vì ngay khi tôi hoàn thành xong Bootcamp, cậu ta giới thiệu tôi với chỗ làm. Hai tháng sau, tôi làm việc ở đó với tư cách một lập trình viên .NET, phụ trách C#, Webform và ASP.net MVC.
Mọi thứ thay đổi như thế nào khi chuyển nghề nghiệp?
Vào năm 2020, tôi làm việc với tư cách là lập trình viên .NET/Angular. Tôi làm nhiều việc cùng lúc, với các loại ngôn ngữ như C#, F#, JavaScript và TypeScript.
- Tôi vẫn làm việc 8 tiếng/ngày, code đến ê cả mông.
- Khi vào việc, tôi có một danh sách dài ngoằng những podcast phát triển phần mềm
- Trước khi đi ngủ, tôi đọc các loại sách liên quan tới phát triển phần mềm
- Tôi làm cố vấn cho lập trình viên mới ra nghề vào cuối tuần
- Tôi làm thêm cho một số dự án open source, trong đó có dự án Visual Studio Code của tôi
- Tôi viết blog ít nhất 1 tuần/lần
- Thời gian rảnh, tôi làm mấy thứ bằng JavaScript mặc dù gần đây, tôi đi sâu vào Lập trình chức năng (Functional Programming) và Haskell.
Công việc này giúp tôi gặp nhiều người thú vị và còn mở ra cơ hội đi nhiều nơi, trải nghiệm nhiều kiểu sống khác nhau. Sau 6 năm, tôi vẫn nghĩ đây là những gì tôi muốn làm với phần đời còn lại của mình. Tôi thấy may mắn vì đã nghe được tiếng gọi của cuộc đời và may mắn vì đã có những người bạn đẩy mình vào đời đúng lúc.
Bạn vẫn còn hoài nghi có nên chuyển nghề hay không?
Trường hợp của bạn có thể khác tôi. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy câu chuyện của tôi với nghề phát triển phần mềm (software development) có chút gì đó liên quan đến mình thì lời khuyên là hãy làm bất cứ điều gì trong khả năng của mình để tiếp tục con đường bạn đang đi. Rất đáng để làm thế! Tôi chỉ ước gì mình đã làm thế sớm hơn.
Giờ, tôi có thể nhìn lại và nhận thấy là mọi lựa chọn tôi đưa ra dù có đáng sợ nhưng cũng đều bắt nguồn từ một sức mạnh khi tôi nhận ra rằng đó là con đường đúng cho mình.
Cũng từ đó tôi đã suy nghĩ lại về quyết định chuyển nghề của mình. Tôi đã nhận ra rằng, mình thích công việc nào đó thì hãy tìm hiểu về nó, tham khảo những người đã và đang làm trong nghề xem họ cảm thấy như nào, công việc có ổn hay không, họ có yêu thích việc đó như mình hay không.
Tôi không thể khuyên mọi thứ cho bạn như tôi đã làm với con đường sự nghiệp của mình nhưng tôi có thể kể cho bạn nghe câu chuyện của mình để chứng minh rằng mọi thứ đều có thể. Tôi sẽ ở đó, đẩy bạn lên phía trước khi bạn cần, tôi có thể cho bạn lời khuyên, hướng dẫn bạn trong cuộc phiêu lưu của mình.
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn đổi việc - chuyển nghề, vui lòng đăng ký thông tin tại đây hoặc để lại bình luận ở dưới bài viết này nhé!
Phan Ngọc
Theo nordiccoder.com
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
4 lý do khiến bạn trẻ liên tục nhảy việc
Nhảy việc nhiều và những điều "đắt giá" bạn sẽ bỏ lỡ
Bạn muốn chuyển nghề? Những điều cần chú ý để chuyển nghề thành công
Chuyển đổi nghề nghiệp thời Covid-19: Lấy ngắn nuôi dài?
7 lời khuyên để viết một CV xuất sắc cho người muốn thay đổi nghề nghiệp
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 38
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 61
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 62
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 87
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 162
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Ngày đăng: 21/10/2024 - Lượt xem: 110
Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 228
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 288
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 205
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 256
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công