Kiến trúc sư: Cơ hội song hành thách thức
Công việc nào cũng có hai mặt, thuận lợi và khó khăn. Với ngành Kiến trúc sư cũng vậy, bên cạnh những cơ hội, lợi thế mà chúng ta thấy rất rõ ràng thì cũng ẩn chứa những thách thức, khó khăn mà người Kiến trúc sư phải đương đầu. Vậy những lợi thế cùng với những khó khăn, thách thức trong ngành Kiến trúc sư như thế nào. Hãy cùng Career.gpo.vn theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Cơ hội việc làm cao và sự cạnh tranh gay gắt
Trong giai đoạn xã hội đã và đang phát triển như hiện nay, ngoài những nhu cầu thiết yếu thông thường thì những nhu cầu khác về tinh thần ngày càng trở nên tăng cao. Mở ra nhiều cơ hội việc làm cho Kiến trúc sư.
Tuy nhiên, cầu tăng thì dẫn đến một hệ quả tất yếu là cung cũng tăng theo, chính vì thế mà số lượng kiến trúc sư trên thị trường lớn và dẫn tới sự cạnh tranh cao giữa ngay chính các kiến trúc sư.
Không dừng lại ở đó, kiến trúc sư Việt Nam còn phải cạnh tranh với những kiến trúc sư nước ngoài đến từ các tập đoàn, doanh nghiệp kiến trúc gia nhập vào thị trường Việt Nam. Chính vì thế, các kiến trúc sư phải luôn gia tăng khả năng cạnh tranh của bản thân.
Thông thái và lạc hậu
Công việc của kiến trúc sư không chỉ là thiết kế thẩm mỹ đơn thuần. Mà còn liên quan đến nhiều vấn đề khác. Chẳng hạn như toán học, vật lý, kỹ thuật, vật liệu hay sinh học, văn hóa - xã hội, các công cụ đồ họa…
Chính vì thế mà người kiến trúc sư phải nghiên cứu và tìm hiểu về những vấn đề, khía cạnh trên. Điều này vô hình chung làm gia tăng vốn hiểu biết, tri thức của bạn. Hỗ trợ rất nhiều tới đời sống thường ngày.
Tuy nhiên, trong một thế giới không ngừng vận động, phát triển như hiện nay thì mọi thứ xung quanh chúng ta đang dần dần thay đổi một cách lặng lẽ. Và nếu Kiến trúc sư không liên tục cập nhật, trau dồi thì rất dễ dàng trở nên lỗi thời và lạc hậu.
Tương lai và thực tế
Không thể phủ nhận rằng, khi đạt được đến một trình độ, kinh nghiệm nhất định thì sẽ có rất nhiều cánh cửa mở ra phía trước với những thành tựu đáng mong ước, một mức lương hấp dẫn, một sự nghiệp trọng vọng…
Đó cũng chính là mục tiêu, đích đến, ước mơ của bất cứ Kiến trúc sư nào. Và để đạt được mục tiêu đó, kiến trúc sư phải trải qua những chặng đường đầu tiên - những chặng đường chứa nhiều chông gai, thử thách sắc nhọn nhất.
Đó là khoảng thời gian đầu tiên, khi chuyển từ môi trường giáo dục sang môi trường thực hành thực tế, khi mà bạn sẽ phải thực hiện những bản thiết kế dựa theo ý tưởng của người khác, khi mà bạn nhận ra sự quan trọng của tiền, quyền, quan hệ, khi mà bạn phải thực hiện một khối lượng công việc khổng lồ với một mức lương “còm cõi”...
Tạm kết
Thách thức, khó khăn là vậy nhưng khi vượt qua được hết những chông gai ấy, chúng ta sẽ được nhận lấy những phần thưởng, những thành tích xứng đáng với những công sức mình đã bỏ ra.
Career.gpo.vn hy vọng bài viết trên sẽ mang lại những thông tin hữu ích. Giúp bạn có một cái nhìn sâu sắc hơn về ngành nghề Kiến trúc sư.
Thùy Leah
Bài viết khác
Chọn nghề theo năng lực, sở thích hay ý cha mẹ?
Ngày đăng: 03/05/2023 - Lượt xem: 4807
Vào mùa tuyển sinh, chủ đề chọn nghề, chọn trường luôn khiến các học sinh băn khoăn, khó đưa ra quyết định.
Xem thêm [+]Thí sinh chuộng ngành việc nhẹ, lương cao
Ngày đăng: 28/03/2023 - Lượt xem: 1391
Với các ngành học đòi hỏi phải nghiên cứu - thí sinh thường không quan tâm, bởi khó tìm việc làm, mức lương thấp.
Xem thêm [+]Sức bật ngành sư phạm
Ngày đăng: 27/03/2023 - Lượt xem: 983
Nhiều năm nay, Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên nằm trong tốp những lĩnh vực có tỉ lệ thí sinh nhập học cao nhất.
Xem thêm [+]Tuyển sinh năm 2023, mức độ cạnh tranh ngành Ngôn ngữ Hàn ra sao?
Ngày đăng: 26/03/2023 - Lượt xem: 1042
Dự đoán, năm nay mức độ cạnh tranh vào ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc vẫn ở mức cao, tương đương năm ngoái.
Xem thêm [+]Ngành nghề nào sẽ 'lên ngôi' 5 năm tới?
Ngày đăng: 24/03/2023 - Lượt xem: 3027
Kinh doanh và quản lý, máy tính và công nghệ thông tin… là những lĩnh vực có tỉ lệ tuyển sinh cao nhất năm 2022...
Xem thêm [+]Phụ huynh, học sinh nên làm gì để hiểu ngành nghề dự định đăng ký?
Ngày đăng: 22/03/2023 - Lượt xem: 1018
Trước mỗi mùa tuyển sinh, bên cạnh lo lắng thi cử, nhiều phụ huynh, sĩ tử cũng băn khoăn về việc lựa chọn ngành học đúng sở thích, vừa năng lực.
Xem thêm [+]Những ngành nghề có triển vọng trong tương lai tại Việt Nam
Ngày đăng: 24/12/2022 - Lượt xem: 2022
Tác động của kỷ nguyên số và đại dịch khiến một loạt nghề sắp mất đi nhưng cũng sinh ra một loạt những ngành nghề có triển vọng trong tương lai. Bài viết sẽ điểm qua những khối ngành được xem là “miền đất hứa” với đa dạng việc làm cùng mức lương khủng? Tìm hiểu ngay!
Xem thêm [+]Có nên học ngành Truyền Thông Đa Phương Tiện?
Ngày đăng: 21/01/2022 - Lượt xem: 4167
Ngành học Truyền Thông Đa Phương Tiện (Multimedia) là ngành học phổ biến hiện nay và có rất nhiều trường đào tạo. Vì thế, để tìm cho mình một nơi học tập tốt, ngoài việc tìm hiểu thông tin, bạn nên chú ý đến cơ hội thực hành, cơ hội nghề nghiệp của trường mà bạn chọn theo học. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO cập nhật thông tin này...
Xem thêm [+]7 ngành nghề cho những ai giỏi tiếng Pháp
Ngày đăng: 19/01/2022 - Lượt xem: 2247
Bạn rất đam mê học tiếng Pháp rất nhiều nhưng các bài viết trên các trang báo thời nay kể cho bạn nghe một tương lại không sáng lạng gì cho ngôn ngữ này. Vậy thì dưới đây là 7 nghề cho những ai không dám theo đuổi con đường Pháp văn vì sợ thất nghiệp.
Xem thêm [+]Học nghề gì để ra trường có việc làm luôn?
Ngày đăng: 19/01/2022 - Lượt xem: 2873
Thị trường lao động, tuyển dụng việc làm đang có sự dịch chuyển nhanh chóng. Một ngành nghề đang “hot” ở thời điểm hiện có thể sẽ trở lên lỗi thời ở tương lai. Sự thay đổi này khiến nhiều bạn trẻ, đặc biệt là các em học sinh THPT “lúng túng” không biết nên lựa chọn ngành học nào phù hợp với sở thích, điều kiện kinh tế gia đình và...
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công