Software Engineer - Kỹ thuật phần mềm, công việc dành cho những bộ óc tư duy trừu tượng
Chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm là một ngành có tiếng trong ngành Công nghệ thông tin tại Việt Nam. Với tên gọi được cho là khá khô khan nhưng nó lại mang trong mình những sự phát triển của tương lai.
Chân dung nghề nghiệp Kỹ thuật phần mềm
Hệ điều hành Microsoft Window cũng được tạo ra bởi các kỹ sư phần mềm
Khi lập trình xong, thường ta sẽ tạo ra một sản phẩm gọi là “phần mềm”, “chương trình” hoặc “ứng dụng”. Những người trong ngành này có kiến thức, kỹ năng về kỹ thuật phần mềm để xây dựng mô hình và áp dụng các nguyên tắc của công nghệ phần mềm vào thực tiễn, thích ứng các yêu cầu về nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin của xã hội, có khả năng thiết kế giao diện của một website, có kiến thức về lập trình hướng đối tượng và giao tiếp với ngôn ngữ Java, cách giao tiếp với hệ cơ sở dữ liệu, thiết kế Database, nắm vững các công nghệ lập trình chuyên nghiệp trên nền tảng Microsoft .NET, nắm vững các kỹ thuật trong kiểm thử phần mềm: UnitTest, BlackBox, WhiteBox, Equivalent, Boundary.
Chắc hẳn bạn cũng biết hệ điều hành Microsoft Windows cũng là phần mềm và rằng mình đang sử dụng phần mềm khắp mọi nơi như: Microsoft Word, Excel, các chương trình chỉnh sửa thiết kế như Photoshop, Premiere, Illustrator; thậm chí cả Facebook, Google,… cũng là một dạng ứng dụng.
Đây là một ngành học chú trọng đào tạo ngoại ngữ, kỹ năng mềm cùng định hướng đầu ra để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp hiện nay. Với một chương trình đào tạo chuẩn của các Hiệp hội quốc tế và Việt Nam đồng thời tích hợp các chuẩn kiến thức của giới công nghiệp thì SE chắc chắn là một vị trí sẽ được các nhà tuyển dụng săn đón.
Nghề nghiệp phù hợp với những người học Kỹ thuật phần mềm
Ngành Kỹ thuật phần mềm có thể làm được nhiều vị trí
Khi bạn là một Kỹ sư Kỹ thuật phần mềm, bạn sẽ biết các môn khoa học cơ bản của nhóm ngành CNTT, chuyên sâu về quy trình, phương pháp, kỹ thuật, công nghệ trong phân tích, thiết kế, phát triển, kiểm thử, bảo trì phần mềm và quản lý dự án phần mềm cũng như trong lĩnh vực ứng dụng CNTT.
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành phần mềm có thể lựa chọn cho mình những nghề nghiệp phù hợp như:
- Lập trình viên phát triển ứng dụng
- Kỹ sư cầu nối
- Chuyên viên phân tích nghiệp vụ
- Kỹ sư đảm bảo chất lượng phần mềm
- Kỹ sư quy trình sản xuất phần mềm
- Quản trị viên dự án phần mềm và CNTT
- Giám đốc kỹ thuật
- Chuyên viên phát triển ứng dụng AI về xử lý hình ảnh, âm thanh
- Cán bộ nghiên cứu và ứng dụng CNTT ở các viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực CNTT và các trường học.
- Giảng viên CNTT ở trường đại học, cao đẳng, trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.
Nghề nghiệp phù hợp với những người có khả năng tư duy trừu tượng

Software Engineer dành cho những bộ óc tư duy trừu tượng
Thay vì sôi nổi, di chuyển liên tục, hoạt náo như các nghề liên quan đến việc sáng tạo, truyền thông, tiếp thị… thì những Kỹ sư phần mềm lại là những người khá trầm lắng. Để lập trình phần mềm tốt thì luôn đòi hỏi sự tâm trung cao độ, chi tiết và tỷ mỉ đến từng dấu chấm, dấu phẩy mới có thể tạo ra được sản phẩm. Những người có tư duy trừu tượng mạch lạc tốt thì rất phù hợp để làm kỹ sư phần mềm.
Trong ngành này, con người và tư duy rất quan trọng. Đối với các dự án đòi hỏi phải hợp tác chặt chẽ với đồng nghiệp đối tác thì khả năng làm việc nhóm, kỷ luật trong quá trình làm việc rất quan trọng, đặc biệt là các vấn đề xảy ra trong qua trình làm việc đó. Để giỏi trong việc giải quyết vấn đề, chúng ta sẽ cần rất nhiều thời gian để luyện tập và tích luỹ kinh nghiệm. Một kỹ sư phần mềm, trước hết, là một người giải quyết vấn đề, và sau đó, mới là một thợ code. Những thứ như ngôn ngữ lập trình, giải thuật là các công cụ mà họ có thể nắm được thông qua việc học tập. Còn giải quyết vấn đề, thì phức tạp hơn, khó học hơn, khi điều họ cần là phải luyện tập trong thời gian dài và cần cả người hướng dẫn.
Điều quan trọng đó là muốn thành công trong bất kì lĩnh vực nào cũng cần phải có sự khổ luyện. Nhưng để có được kiến thức bài bản và phương pháp tư duy, phương pháp giải quyết công việc hiệu quả thì cần phải được người có kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn giỏi truyền đạt hướng dẫn. Nếu không được hướng dẫn đúng thì rất khó và sẽ phải mất rất nhiều thời gian để mày mò thử nghiệm thay vì được hướng dẫn cách làm đúng và tập trung làm ra sản phẩm một cách hiệu quả nhất.
Trở thành xu hướng nghề nghiệp trong thời đại 4.0

Kỹ thuật phần mềm không thể thiếu trong thời đại công nghệ này
“Hãy cho tôi 6 tiếng để đốn hạ một cái cây, tôi sẽ dành 4 tiếng đầu tiên để mài rìu.” - Abraham Lincoln. Đây thực sự là một câu nói dành cho những người trong ngành Kỹ thuật phần mềm, bởi lẽ, CNTT chưa bao giờ là đơn giản. Công việc của Kỹ sư phần mềm sẽ là mô tả và viết hướng dẫn (lập trình) để máy tính có thể từng bước thay thế con người điều khiển các thiết bị phần cứng, tự động hóa các quy trình, thao tác của con người trong công việc, hoạt động, giải trí. Để trở thành một kỹ sư phần mềm, bạn phải mài dũa bản thân, nỗ lực và cố gắng luôn phải đặt lên trên.
Kỹ thuật phần mềm không khó tìm việc và thậm chí mức lương cũng thuộc hàng top cao hiện nay nhưng đi kèm với đó là các kiến thức, kĩ năng của bạn. Dĩ nhiên muốn phát triển trong nghề, bạn cần phải giỏi ngoại ngữ của các quốc gia phát triển về CNTT như tiếng Nhật, tiếng Anh, tiếng Hàn. Biết được nhiều thứ tiếng cũng đồng nghĩa với việc được hợp tác với các doanh nghiệp thuộc quốc gia đó, giúp mang lại rất nhiều cơ hội để phát triển cũng như tiếp cận với các xu hướng phát triển.
Với thời đại số phát triển vượt bậc, có lẽ việc Kỹ thuật phần mềm trở thành nghề nghiệp đang hot hiện nay quả thật không sai. Rất nhiều các công ty nước ngoài đang đầu tư mạnh vào Việt Nam và Việt Nam cũng đang dần phát triển với phần mềm nên vấn đề việc làm trong thời đại này được cho là khá thuận lợi với sinh viên thuộc ngành CNTT nói chung.
Trên đây là các thông tin cơ bản về ngành Kỹ thuật phần mềm, nếu bạn muốn tham khảo thêm các thông tin hướng nghiệp bản thân hãy truy cập hướng nghiệp career.gpo.com.vn để tìm hiểu thêm.
Trang Nguyễn
Bài viết khác
Ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô
Ngày đăng: 21/01/2021 - Lượt xem: 69
Tại Việt Nam, Công nghệ kỹ thuật ô tô được đánh giá là ngành công nghiệp đang trong giai đoạn phát triển. Với những thành quả bước đầu, đây là ngành học đầy tiềm năng trong tương lai. Vậy, nếu bạn đang có ý định theo đuổi ngành học này, hãy cùng Hướng nghiệp GPO tham khảo những thông tin dưới đây nhé.
Xem thêm [+]Ngành Kỹ thuật Xét nghiệm Y học
Ngày đăng: 20/11/2020 - Lượt xem: 308
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia phân tích việc làm ngành trong Y Dược cho biết, Xét nghiệm Y học là ngành học mang tính ứng dụng cao, có nhiều cơ hội việc làm và tiềm năng phát triển. Vậy Xét nghiệm Y học là gì? Hãy tìm hiểu cùng Hướng nghiệp GPO nhé!
Xem thêm [+]Lập trình viên Blockchain
Ngày đăng: 29/10/2020 - Lượt xem: 625
Theo Tạp chí Forbes, Việt Nam có thể trở thành trung tâm ứng dụng công nghệ Blockchain mới của khu vực và trên thế giới. Chính điều đó đã khẳng định sự phát triển mạnh mẽ cũng như cơ hội việc làm hấp dẫn dành cho các Blockchain Developer. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu về ngành này nhé.
Xem thêm [+]Ngành robot học
Ngày đăng: 22/10/2020 - Lượt xem: 146
Ngành robot học là một nhánh của kỹ thuật liên quan đến việc chế tạo robot. Robot là những cỗ máy được lập trình có thể thực hiện các nhiệm vụ một cách tự động hoặc bán tự động để tạo ra hiệu quả làm việc tốt hơn ở công ty. Ngành này liên quan đến việc thiết kế, xây dựng và lập trình robot, khắc phục sự cố trong các lĩnh vực hoạt...
Xem thêm [+]Những điều cần biết về nghề y tá ở Mỹ
Ngày đăng: 25/09/2020 - Lượt xem: 181
Mặc dù trong các bệnh viện, chúng ta chỉ hướng sự tập trung đến các vị bác sĩ trong những bộ đồ màu trắng, nhưng thực ra những nhân viên y tá mới là những người dành nhiều thời gian cho bệnh nhân nhất và họ luôn đảm bảo rằng bệnh nhân nhận được sự chăm sóc cần thiết.
Xem thêm [+]Mobile Developer – nghề dành cho bạn trẻ đam mê công nghệ
Ngày đăng: 17/09/2020 - Lượt xem: 1131
Theo báo cáo Thị trường quảng cáo Việt Nam, số liệu mới nhấtđược Adsota phát hành, thị trường Việt Nam hiện có đến 43,7 triệu người đang sử dụng các thiết bị smartphone trên tổng số dân 97,4 triệu dân, đạt tỉ lệ 44.9%, lọt top 15 thị trường có số lượng người dùng smartphone cao nhất thế giới. Chính điều đó đã kéo theo sự phát triển...
Xem thêm [+]Top 5 nghề lương cao dành cho dân Công nghệ thông tin năm 2020
Ngày đăng: 17/09/2020 - Lượt xem: 1241
Theo TopDev, năm 2019 Việt Nam thiếu đến 90.000 nhân sự ngành Công nghệ thông tin, trong năm 2020 con số này đã tăng đến hơn 400.000 nhân sự và ước tính là 500.000 vào năm 2021. Chính điều đó đã khẳng định, Công nghệ thông tin là một trong những ngành khát nhân lực nhất Việt Nam. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO điểm tên “top 5” nghề lương cao dành cho các bạn...
Xem thêm [+]Gõ cửa ngành Công nghiệp sáng tạo
Ngày đăng: 07/09/2020 - Lượt xem: 660
Thuật ngữ “công nghiệp sáng tạo” (creative industries) đã xuất hiện ở Anh vào giữa những năm 90 của thế kỷ XX. Được xem là một lĩnh vực tăng trưởng chính của nền kinh tế toàn cầu, nhiều nước trên thế giới đã coi công nghiệp sáng tạo, công nghiệp văn hóa như “con bài” trong chiến lược xây dựng thương hiệu quốc gia. Hãy cùng hướng nghiệp GPO...
Xem thêm [+]5 kỹ năng không thể thiếu của Data Analyst
Ngày đăng: 27/08/2020 - Lượt xem: 1224
Nghiên cứu của QuinStreet cho thấy thực tế rằng ngành Data Analytics là nhu cầu khẩn thiết, trong đó 77% số người được hỏi coi ngành Data Analytics là ưu tiên hàng đầu.
Xem thêm [+]Tổng quan nghề Thẩm định giá
Ngày đăng: 13/08/2020 - Lượt xem: 1276
Theo ông Phạm Văn Bình – Trưởng phòng quản lý thẩm định giá, Cục quản lý giá, Bộ Tài chính cho biết: “Qua số liệu thống kê những năm gần đây ngành nghề Thẩm định giá đạt mức tăng trưởng đột biến, vượt cả các doanh nghiệp Kiểm toán mặc dù Thẩm định giá là nghề phát triển sau”. Chính điều đó đã khẳng định sự phát triển mạnh mẽ...
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
TIN MỚI
- Học hỏi từ những sai lầm
- Bí quyết giúp bạn tống khứ cảm giác chán việc
- Viễn cảnh tồi tệ giáo dục trực tuyến
- Công việc có đang "phá hủy" bạn?
- 4 kỹ năng quan trọng giúp bạn thoát cảnh làm việc ngoài giờ
- 4 kỹ năng đảm bảo không bị AI 'cướp' việc làm
- Bí quyết giúp bạn làm việc hiệu quả với sếp nước ngoài
- Ngành ngôn ngữ học chưa bao giờ ngừng hot với mức lương lên đến 15 triệu đồng