Là học sinh giỏi môn xã hội nên chọn ngành nào để thi tuyển?
Nhiều bạn học sinh vẫn luôn tự thắc mắc về khả năng học tập và năng lực của mình sẽ phù hợp với ngành nghề gì và có dễ xin việc không. Nhiều bạn rất giỏi về lĩnh vực tự nhiên, nghiên cứu và tính toán, cũng sẽ có bạn thuộc nhóm môn xã hội. Vậy nếu là học sinh giỏi môn xã hội nên chọn ngành nào để thi tuyển? Hướng nghiệp GPO sẽ cùng bạn tìm hiểu xem nhóm ngành phù hợp với thế mạnh bạn đang có nhé.
Nhóm môn xã hội bao gồm những môn học nào?
Là học sinh giỏi môn xã hội chắc chắn bạn sẽ điểm mặt được các môn học thuộc nhóm này, như: Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý,... Đây được xem là những môn học thiên về học thuật, khoa học xã hội. Nó cũng được xếp vào các môn của khối C và D của kỳ thi tuyển sinh đại học – cao đẳng Quốc gia.
Giỏi môn xã hội nên chọn ngành nào để theo đuổi?
Có nhận định cho rằng đối với những bạn theo môn xã hội sẽ không có nhiều sự lựa chọn như khối tự nhiên. Điều này hoàn toàn không đúng vì thị trường lao động cạnh tranh và cơ hội nghề nghiệp giữa các khối ngành tự nhiên và xã hội là như nhau. Nhu cầu nhân lực cho các ngành khối C có thể lên đến hơn 5.500 người mỗi năm.
Sau đây là danh sách một số ngành tiêu biểu giúp các bạn giải quyết những bâng khuâng về việc giỏi môn xã hội nên chọn ngành nào nhé:
Ngành Luật
Ngành luật được đánh giá là một trong những lựa chọn ưu tú cho các bạn học sinh giỏi môn xã hội. Đây là một lĩnh vực gắn liền với cuộc sống hằng ngày của con người, liên quan mật thiết đến cả các khía cạnh kinh tế, xã hội. Sinh viên tốt nghiệp các chuyên ngành Luật luôn có triển vọng nghề nghiệp cao với nền tảng kiến thức nghiên cứu sâu rộng, khả năng giao tiếp và đàm phán được mài giũa từ trên giảng đường đại học.
Ngành Luật thuộc ngành xã hội có triển vọng nghề nghiệp cao
Các chuyên ngành cơ bản của khoa Luật như: Luật dân sự, Luật hình sự, Luật thương mại quốc tế, Luật tài chính – ngân hàng, Luật kinh tế, Luật kinh doanh…
Báo chí & truyền thông
Báo chí & truyền thông luôn thuộc top đầu những ngành học thuộc khối C được các bạn giỏi môn xã hội yêu thích và lựa chọn làm nguyện vọng I để thi tuyển. Sinh viên thuộc ngành báo chí & truyền thông sẽ được đào tạo các kiến thức lý luận và ngôn ngữ báo chí. Song song đó, được rèn luyện và trau dồi các kỹ năng nghiệp vụ về biên tập và xử lý thông tin, xử lý khủng hoảng truyền thông, tổ chức & sản xuất sự kiện,...
Báo chí & truyền thông giúp bạn thành thạo khả năng giao tiếp và thuyết trình
Cử nhân của ngành báo chí & truyền thông có thể lựa chọn làm việc ở các cơ quan báo chí, đài truyền hình với vai trò là biên tập viên truyền hình, phóng viên, sản xuất nội dung,… Hoặc các vị trí chuyên viên truyền thông, quan hệ công chúng, bộ phận ngoại giao hay phát triển thương hiệu tại các doanh nghiệp, agency quảng cáo,…
Điều đặc biệt của ngành học này là các cử nhân tốt nghiệp khoa báo chí ngoài bằng cấp chứng chỉ, bạn còn được cấp thẻ ngành – thẻ nhà báo nếu hoạt động tại các tòa soạn báo chí chính thống.
Quản trị dịch vụ du lịch & lữ hành
Nếu bạn là người đam mê khám phá, thích di chuyển và khám phá nhiều nơi, nhiều nền văn hóa khác nhau thì quản trị dịch vụ du lịch & lữ hành chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng. Ngành học bao gồm đa dạng các chuyên ngành để sinh viên lựa chọn khi được đào tạo chuyên sâu: hướng dẫn viên du lịch, quản trị nhà hàng – khách sạn, quản trị lữ hành, quản trị kinh doanh du lịch.
Sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành này có thể làm việc tại các công ty về dịch vụ du lịch, hệ thống nhà hàng khách sạn – resort của các thương hiệu bất động sản nổi tiếng,... Bạn cũng có thể chọn trở thành một hướng dẫn viên tự do theo tour, chủ động được thời gian bản thân, có cơ hội trải nghiệm và khám phá những vùng đất mới.
Văn hóa học
Ngành học cực kỳ phù hợp với các bạn học giỏi môn xã hội, đặc biệt là lịch sử văn học. Đối với ngành học này, bạn sẽ có cơ hội nghiên cứu chuyên sâu hơn về văn hóa, con người hay tín ngưỡng của chính đất nước Việt Nam, văn hóa phương Tây và phương Đông. Bên cạnh đó, bạn còn được trải nghiệm khám phá phong tục vùng miền với những môn học thực tập kéo dài.
Văn hóa học là chuyên ngành học phù hợp với các bạn học giỏi môn xã hội
Là cử nhân văn hóa, bạn có thể làm việc trong một số lĩnh vực: giảng viên văn hóa tại các trường đại học – cao đẳng, các trường nghiệp vụ về văn hóa thông tin, công tác xã hội, hướng dẫn viên du lịch, báo chí, biên tập viên, nhà xuất bản,…
Tâm lý học
Nếu bạn có khả năng lắng nghe người khác và yêu thích nghiên cứu về tâm lý con người thì ngành Tâm lý học đặc biệt phù hợp với bạn. Sinh viên của ngành Tâm lý học sẽ được đào tạo các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về khoa học tâm lý, tâm lý trị liệu, kỹ năng khai thác và phân tích tình huống liên quan đến hành vi và suy nghĩ của con người.
Sau khi tốt nghiệp, các cử nhân Tâm lý học có cơ hội làm việc tại các trường học, các trung tâm tư vấn tâm lý – vật lý trị liệu, viện nghiên cứu, bệnh viện tâm thần, bệnh viện nhi đồng, trung tâm nuôi dưỡng giáo dục trẻ em, trợ lý ban lãnh đạo, tư vấn nhân sự cho doanh nghiệp,…
Thực tế hiện nay cho thấy, khối xã hội rất đa dạng về ngành học cũng như các trường chuyên đào tạo, tạo ra được nhiều cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp cho người đi làm. Bên cạnh đó, điểm chuẩn của các ngành khối xã hội thường không quá cao là một lợi thế để các bạn học giỏi môn xã hội có thể tự tin làm hồ sơ thi tuyển.
Tạm kết
Nếu bạn cần tư vấn hỗ trợ thông tin nghề nghiệp, hãy liên hệ trao đổi ngay với Hướng nghiệp GPO nhé. Chúc các bạn chọn được ngành học phù hợp với thế mạnh và đam mê của bản thân!
Bạn có thể tham khảo thêm những bài viết cùng chủ đề sau nhé:
>> Cơ hội việc làm khi học ngành xã hội
>> Tố chất cần thiết cho người học Tâm lý học
Anna Tran
Bài viết khác
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2025 kèm đáp án
Ngày đăng: 05/05/2025 - Lượt xem: 19
Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2025 kèm đáp án
Xem thêm [+]Trẻ 'không nói chuyện được với cha mẹ', phải làm sao?
Ngày đăng: 05/05/2025 - Lượt xem: 22
Trẻ 'không nói chuyện được với cha mẹ', phải làm sao?
Xem thêm [+]Tuyển sinh 2025: Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường rà soát tổ hợp xét tuyển lạ
Ngày đăng: 03/05/2025 - Lượt xem: 21
Tuyển sinh 2025: Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường rà soát tổ hợp xét tuyển lạ
Xem thêm [+]Trường nghề nâng cao giá trị thực hành nghề nghiệp cho người học
Ngày đăng: 02/05/2025 - Lượt xem: 31
Trường nghề nâng cao giá trị thực hành nghề nghiệp cho người học
Xem thêm [+]AI thay đổi cuộc chơi, sinh viên như "ngồi trên lửa"
Ngày đăng: 02/05/2025 - Lượt xem: 29
AI thay đổi cuộc chơi, sinh viên như "ngồi trên lửa"
Xem thêm [+]Một người trẻ hỏi DeepSeek: "Sao tôi luôn thấy mình vô dụng dù làm việc không ngừng?" - AI vẽ ra biểu đồ lạnh lùng khiến cô ôm mặt khóc
Ngày đăng: 26/04/2025 - Lượt xem: 81
Một người trẻ hỏi DeepSeek: "Sao tôi luôn thấy mình vô dụng dù làm việc không ngừng?" - AI vẽ ra biểu đồ lạnh lùng khiến cô ôm mặt khóc
Xem thêm [+]5 điều nhân viên mới không nên nói nơi công sở: Điều đầu tiên rất ‘‘tối kỵ’’, người EQ cao tuyệt đối tránh xa
Ngày đăng: 26/04/2025 - Lượt xem: 87
5 điều nhân viên mới không nên nói nơi công sở: Điều đầu tiên rất ‘‘tối kỵ’’, người EQ cao tuyệt đối tránh xa
Xem thêm [+]Xu hướng giảm xét tuyển học bạ
Ngày đăng: 23/04/2025 - Lượt xem: 204
Xu hướng giảm xét tuyển học bạ
Xem thêm [+]Lương sinh viên ngân hàng mới ra trường phổ biến 7-12 triệu đồng
Ngày đăng: 23/04/2025 - Lượt xem: 177
Lương sinh viên ngân hàng mới ra trường phổ biến 7-12 triệu đồng
Xem thêm [+]Thêm trường bỏ xét tuyển đại học bằng điểm thi đánh giá năng lực, tư duy
Ngày đăng: 21/04/2025 - Lượt xem: 145
Mùa tuyển sinh đại học năm nay, Trường đại học Hà Nội chính thức bỏ phương thức xét tuyển kết hợp bài thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy do các đại học tổ chức.
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công