Những tố chất cần thiết để làm việc trong ngành Tâm lý học
Hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới, chúng ta đều dễ dàng bắt gặp được những người có vấn đề về tâm lý như stress, rối loạn cảm xúc… Và không chính ai khác, những chuyên gia tâm lý học là người giúp họ vượt qua nỗi sợ hãi và lo lắng trong cuộc sống. Vậy có bao giờ bạn thắc mắc “Tâm lý học là gì?”, “Những tố chất nào nhất định phải có để làm việc trong ngành Tâm lý học?”. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu để giúp bạn giải đáp những thắc mắc này nhé.
Tâm lý học là gì?
Tâm lý học là ngành khoa học nghiên cứu hành vi, tinh thần và tư tưởng của con người cụ thể là cảm xúc, hành động và ý chí của mỗi người. Ngoài ra, tâm lý học cũng chú tâm đến sự ảnh hưởng của trạng thái tâm lý, các yếu tố tác động lên hành vi và tinh thần của con người.
Triển vọng của nghề
Hiện nay, con người đang phải đối mặt với rất nhiều áp lực đến từ công việc, gia đình và những bộn bề lo toan của cuộc sống. Những điều này khiến họ suy nghĩ quá nhiều dẫn đến những vấn đề về tâm lý. Những lúc như thế này, họ cần tìm đến một chuyên gia tư vấn tâm lý để tìm được sự đồng cảm và giúp họ cân bằng lại cuộc sống.
Cho nên, chuyên gia tâm lý trong xã hội hiện nay rất cần thiết. Vì vậy, con đường trong ngành nghề này luôn luôn rộng mở đón chào bạn. Không chỉ dừng lại ở đó, mức lương của những người làm nghề tâm lý cũng được gọi là khá cao. Nếu như bạn có đủ năng lực cũng như sự thấu hiểu, đồng cảm với khách hàng thì mọi việc sẽ trở nên rất dễ dàng.
Những tố chất cần thiết để làm việc trong ngành Tâm lý học
1. Kỹ năng nghiên cứu và phân tích số liệu:
Hầu hết các nhà tâm lý học đều cần phải thành thạo kỹ năng này. Bởi lẽ họ chính là những người làm việc nhiều nhất với số liệu. Vậy nên, họ phải biết cách phân tích cũng như nghiên cứu để tìm ra giải pháp hợp lý cho “căn bệnh” của khách hàng của họ.
2. Kỹ năng giao tiếp
Bất cứ ngành nghề nào cũng cần kỹ năng giao tiếp. Vì thế, để làm việc trong ngành này thì các nhà tâm lý học phải có khả năng giao tiếp trôi chảy, logic nhằm tạo lòng tin và sự đồng cảm đối với khách hàng. Điều này cũng thiết lập các mối quan hệ lâu dài trong công việc giữa các nhà tâm lý học và khách hàng.
3. Kỹ năng giải quyết vấn đề
Như đã nói ở trên, ngành nghề này phụ thuộc rất nhiều vào cảm xúc và hành vi. Vậy nên, khi gặp phải một vấn đề nào xảy ra trong quá trình điều trị cho khách hàng thì các nhà tâm lý học phải nhanh chóng tìm ra giải pháp hợp lý nhất. Không những thế, kỹ năng giải quyết vấn đề còn giúp những người theo ngành Tâm lý học được trau dồi các kỹ năng nhỏ như phương pháp xác định vấn đề, kỹ năng lên kế hoạch và phân tích cụ thể dữ liệu.
4. Kỹ năng khác:
- Thấu hiểu: Nếu bạn trở thành một chuyên viên tâm lý, thì trước hết bạn phải cho khách hàng hiểu được rằng “Tôi đang lắng nghe bạn nói”, “Tôi cũng đã từng trải qua những vấn đề đó”. Thấu hiểu ở đây không chỉ là lắng nghe mà còn là sự từng trải với những cảm xúc của khách hàng nhằm tạo cho khách hàng sự tin tưởng tuyệt đối.
- Cân bằng: Các nhà tâm lý thường phải cân bằng giữa lý trí và cảm xúc trong khi làm việc. Bên cạnh đó, họ cũng phải là một người biết cách cân bằng giữa cuộc sống và công việc. Phải hiểu biết về tình huống mà khách hàng gặp phải và khai thác những nội dung cần thiết.
- Kiên nhẫn: Những người mắc phải vấn đề về tâm lý đều cần một thời gian rất dài mới có thể trở lại bình thường. Vì vậy, những chuyên gia tâm lý cần phải là những người kiên nhẫn lắng nghe những cảm xúc bên trong của khách hàng và kiên nhẫn điều trị dứt điểm căn bệnh tâm lý cho chính khách hàng của mình.
Tạm kết
Hướng nghiệp GPO đã giúp bạn tìm ra những tố chất cần thiết để làm việc trong ngành Tâm lý học. Việc còn lại là bạn hãy cố gắng trau dồi những kỹ năng trên và luôn vững bước trên con đường mình đã chọn. Hướng nghiệp GPO chúc bạn thành công!
Bạn có thể tìm hiểu rõ hơn về ngành Tâm lý học qua bài viết:
>> Tâm lý học – Liệu có phù hợp với bạn?
>> Những cơ hội và thách thức khi học ngành Tâm lý học
Minh Hằng
Bài viết khác
Chọn nghề theo năng lực, sở thích hay ý cha mẹ?
Ngày đăng: 03/05/2023 - Lượt xem: 4587
Vào mùa tuyển sinh, chủ đề chọn nghề, chọn trường luôn khiến các học sinh băn khoăn, khó đưa ra quyết định.
Xem thêm [+]Thí sinh chuộng ngành việc nhẹ, lương cao
Ngày đăng: 28/03/2023 - Lượt xem: 1338
Với các ngành học đòi hỏi phải nghiên cứu - thí sinh thường không quan tâm, bởi khó tìm việc làm, mức lương thấp.
Xem thêm [+]Sức bật ngành sư phạm
Ngày đăng: 27/03/2023 - Lượt xem: 943
Nhiều năm nay, Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên nằm trong tốp những lĩnh vực có tỉ lệ thí sinh nhập học cao nhất.
Xem thêm [+]Tuyển sinh năm 2023, mức độ cạnh tranh ngành Ngôn ngữ Hàn ra sao?
Ngày đăng: 26/03/2023 - Lượt xem: 989
Dự đoán, năm nay mức độ cạnh tranh vào ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc vẫn ở mức cao, tương đương năm ngoái.
Xem thêm [+]Ngành nghề nào sẽ 'lên ngôi' 5 năm tới?
Ngày đăng: 24/03/2023 - Lượt xem: 2929
Kinh doanh và quản lý, máy tính và công nghệ thông tin… là những lĩnh vực có tỉ lệ tuyển sinh cao nhất năm 2022...
Xem thêm [+]Phụ huynh, học sinh nên làm gì để hiểu ngành nghề dự định đăng ký?
Ngày đăng: 22/03/2023 - Lượt xem: 956
Trước mỗi mùa tuyển sinh, bên cạnh lo lắng thi cử, nhiều phụ huynh, sĩ tử cũng băn khoăn về việc lựa chọn ngành học đúng sở thích, vừa năng lực.
Xem thêm [+]Những ngành nghề có triển vọng trong tương lai tại Việt Nam
Ngày đăng: 24/12/2022 - Lượt xem: 1886
Tác động của kỷ nguyên số và đại dịch khiến một loạt nghề sắp mất đi nhưng cũng sinh ra một loạt những ngành nghề có triển vọng trong tương lai. Bài viết sẽ điểm qua những khối ngành được xem là “miền đất hứa” với đa dạng việc làm cùng mức lương khủng? Tìm hiểu ngay!
Xem thêm [+]Có nên học ngành Truyền Thông Đa Phương Tiện?
Ngày đăng: 21/01/2022 - Lượt xem: 4089
Ngành học Truyền Thông Đa Phương Tiện (Multimedia) là ngành học phổ biến hiện nay và có rất nhiều trường đào tạo. Vì thế, để tìm cho mình một nơi học tập tốt, ngoài việc tìm hiểu thông tin, bạn nên chú ý đến cơ hội thực hành, cơ hội nghề nghiệp của trường mà bạn chọn theo học. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO cập nhật thông tin này...
Xem thêm [+]7 ngành nghề cho những ai giỏi tiếng Pháp
Ngày đăng: 19/01/2022 - Lượt xem: 2161
Bạn rất đam mê học tiếng Pháp rất nhiều nhưng các bài viết trên các trang báo thời nay kể cho bạn nghe một tương lại không sáng lạng gì cho ngôn ngữ này. Vậy thì dưới đây là 7 nghề cho những ai không dám theo đuổi con đường Pháp văn vì sợ thất nghiệp.
Xem thêm [+]Học nghề gì để ra trường có việc làm luôn?
Ngày đăng: 19/01/2022 - Lượt xem: 2795
Thị trường lao động, tuyển dụng việc làm đang có sự dịch chuyển nhanh chóng. Một ngành nghề đang “hot” ở thời điểm hiện có thể sẽ trở lên lỗi thời ở tương lai. Sự thay đổi này khiến nhiều bạn trẻ, đặc biệt là các em học sinh THPT “lúng túng” không biết nên lựa chọn ngành học nào phù hợp với sở thích, điều kiện kinh tế gia đình và...
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công