Làm thế nào để chuyển từ Marketer của một tập đoàn lớn sang Giám Đốc Marketing của công ty nhỏ hơn
Thông thường, các marketer có xu hướng chuyển từ một công ty lớn sang công ty nhỏ. Do đó, các marketer làm việc ở các công ty lớn (ví dụ: Procter & Gamble, Unilever, Coca-Cola…) sau đó chuyển sang làm tại một công ty nhỏ hơn – thậm chí là các startup – là điều phổ biến.
Tuy nhiên, việc chuyển từ một môi trường được trang bị đầy đủ, có cấu trúc phức tạp sang một nơi có vẻ như cấu trúc nhỏ hơn và được trang bị ít hơn cũng có những thách thức riêng.
Để hiểu hơn về việc làm thế nào một Giám Đốc Marketing đang làm việc cho một công ty lớn, chuyển sang làm việc một công ty nhỏ hơn, tôi đã gặp Matt Hirst, hiện đang làm quản lý cho một quỹ đầu tư, chuyên thiết kế và xây dựng thương hiệu để đưa ra thị trường.
PV: Bạn đã từng làm việc ở một số các công ty lớn hơn, như là Red Bull hay Google, và giờ làm việc với các công ty nhỏ hơn. Vậy theo bạn, đâu là những thách thức lớn nhất mà các marketer phải đối mặt khi chuyển từ một công ty lớn sang một công ty nhỏ và không được trang bị đầy đủ bằng?
Matt Hirst: Một trong những điều đầu tiên mà nhiều marketer sẽ nhận ra đó là sự nổi tiếng của họ bị giảm sút. Bạn sẽ không còn chiếc danh thiếp với tên một thương hiệu nào đó trên đó. Đối với tôi đó là một trải nghiệm thú vị và mới mẻ để thực sự hiểu rõ “tôi” là ai và danh tiếng của tôi so với những thương hiệu mà tôi đã làm việc cùng trước đó. Nó khiến chúng ta khiêm tốn hơn khi vứt bỏ đi lớp áo ngoài đó – theo một cách tích cực đối với tôi – nhưng không phải đối với tất cả mọi người.
Mặt khác, thật sự tự do khi biết rằng có rất nhiều nhiệm vụ bạn phải ghi ra ngày trước không phải là quá quan trọng mà chỉ là một phần của công việc và sự tồn tại trong một công ty lớn.
Một bài tập đơn giản là lấy một trang giấy trắng, lên một danh sách những điều thật sự quan trọng, sau đó đi ra ngoài và làm 3 việc quan trọng nhất. Hãy giữ sự kỷ luật. Bất cứ ai đã trải qua sự chuyển đổi này đều biết cần một khoảng thời gian để nhìn bao quát từ một vị trí, cấp thiết phải bỏ đi những hành động mà đã trở thành một phần của công việc của bạn từ lâu. Nhưng chỉ cần bạn tiếp tục thực hiện những sáng kiến quan trọng nhất, kết quả sẽ là một marketer tốt hơn, thông minh hơn, tập trung hơn. Đó là một điều tuyệt vời.
PV: Đó là điểm thú vị. Bạn không chỉ đang từ bỏ một số tính cách nhất định, mà còn đang định giá và có thể đang tái xây dựng danh tiếng của bạn. Điều này bây giờ hầu như chỉ dựa vào hoạt động và kết quả của bạn khi so sánh với những hào nhoáng của bất cứ tập đoàn lớn nào đó mà bạn từng làm việc.
Hirst: Chính xác. Trải nghiệm đó không phải dành cho tất cả mọi người và điều đó OK. Nhưng đối với những người cảm thấy hào hứng với cơ hội để xây dựng và rèn giũa một chút, những trải nghiệm có thể sẽ rất xứng đáng.
PV: Vậy như những gì bạn biết, nếu bạn là Giám Đốc Marketing của một công ty nhỏ, có thể một startup, bạn sẽ làm gì để cơ hội thành công lớn nhất? Làm thế nào để di chuyển từ một công ty lớn đến một công ty nhỏ thành công hơn?
Hirst: Đầu tiên, tôi cho rằng marketer cần dành thời gian để quen thuộc với môi trường hoạt động được đầu tư và cách mà các công ty sử dụng tài chính cho sự phát triển của họ. Marketer tránh toàn bộ chủ đề về tài chính ở công ty lớn thì dễ, nhưng ở một startup nó quyết định tất cả mọi thứ…công ty hoạt động, “đốt” tiền…và là 90% hoạt động của một CEO và là những gì mà họ nên nghĩ về. Đó là lý do vì sao ở West, chúng tôi tiếp cận công việc của chúng tôi với tư duy của một nhà đầu tư, xem mọi thứ từ bản đồ đầu tư đến các vị trí nhân sự quan trọng sắp thuê, vì thế chúng tôi có thể đưa ra những quyết định chiến lược về đường đi của hãng và điều gì là cần thiết nhất để đầu tư thời gian và tài nguyên.
Nếu không nhìn vào mặt tài chính, là một marketer, sẽ luôn có sự mất kết nối giữa bạn, quản lý cấp cao và hội đồng quản trị. Và nếu như bạn không đưa được những hoạt động và mục tiêu của bạn vào trong bối cảnh này, không quan trọng là ý tưởng của bạn hay đến mức nào vì nó không thể thực hiện được.
Thứ hai, đó là khả năng của bạn để nhận ra điều gì mà doanh nghiệp thật sự cần và thực hiện nó một cách hiệu quả. Điều này nghe thì dễ, nhưng tôi đã nhìn thấy rất nhiều người đến từ các thương hiệu lớn thất bại vì họ đã cố để thực hiện một sự rà soát mang tính chiến lược to lớn mà không tham gia vào trận đấu sáp lá cà hàng ngày trong kinh doanh, hoặc tệ hơn nữa là mặc định với những gì đã giúp họ thành công ở thương hiệu trước kia. Thật buồn là, điều này càng tệ hơn với những người thâm niên cao. Nếu bạn đã từng là một quản lý tuyệt vời ở công ty trước đây, bạn cần phải thành thật với chính mình có còn phù hợp để làm một người thực hiện hay không. Không phải những người khác làm. Như tôi đã nói trước đây, một phần lý do mà bạn tới công ty nhỏ là thử thách bản thân từ bỏ cái cũ cùng lúc với học cái mới.
PV: Ok, vậy quay về quá khứ trước khi bạn đến với công việc mới. Là một marketer có kinh nghiệm ở một công ty lớn, cần hỏi câu hỏi gì để chắc chắn rằng luôn có một sự khích lệ khi làm việc?
Hirst: Công việc của CEO của một startup đó là khả năng bán một giấc mơ đang trong quá trình thực hiện hóa. Nó giờ không phải là sự thật, nhưng luôn có một cơ hội thực hiện. Câu hỏi đầu tiên bạn cần phải hỏi là, “Đây có phải một giấc mơ bạn quan tâm đến?” Về tất cả các ý niệm: giá trị, quảng cáo và lối thoát – chúng không quan trọng. Điều quan trọng nhất để hỏi đó là bạn có muốn dành thời gian quý giá của bạn cho giấc mơ ấy hay không.
Giả sử câu trả lời hầu như là “có”, câu hỏi thứ hai nghiêm túc và mang tính phân tích hơn. Về cơ bản, “Tôi có tin rằng team và sản phẩm ngày hôm nay có hy vọng thực hiện một giấc mơ lớn và tôi có thể góp phần giúp điều đó xảy ra không?” Dành thời gian thu thập những dữ liệu đúng đắn để trả lời câu hỏi đó. Startup này có sự ủng hộ phù hợp hay không? Bạn có tin khả năng của founder để thực thi cũng như tin vào team cô ấy feedback, cả khi con đường đi rất gập ghềnh? Bạn có những ví dụ hữu hình về điều đó từ những người mà bạn nói chuyện cùng không? Bạn cần phải bỏ qua những văn phòng sang trọng hay những bài thuyết trình bán hàng và xem xem họ có team và văn hóa đủ để khiến nó xảy ra hay không.
PV: Còn điều gì mà một Giám Đốc Marketing startup tương lai nên mong chờ và cân nhắc không?
Hirst: Chúng ta có thể dành hàng giờ vào chuyện này, nhưng một điều quan trọng cho các marketer suy nghĩ về việc chuyển sang làm việc cho một startup đó là điều chỉnh lại tốc độ ra quyết định. Các công ty lớn dành rất nhiều thời g ian vào việc lên kế hoạch, sử dụng dữ liệu để bào chữa và hợp pháp hóa cho các quyết định của họ. Các start-up yêu cầu bạn phải tin vào bản năng của mình và đòi hỏi sự tha thứ, không phải sự cho phép. Điều này khá làm nản lòng những nhà marketing có xu hướng phân tích hơn hoặc những người không quen với việc làm sai mọi thứ hoặc những ai lo lắng về hậu quả của những bước tiến sai. Mọi thứ sẽ dễ dàng hơn theo thời gian – bạn bắt đầu để ý và tin vào những dấu hiệu khác nhau. Với những ý tưởng cho công việc, bạn sẽ cảm thấy ổn hơn với tâm thế thử nghiệm và học hỏi. Hãy dũng cảm và hành động tự tin.
Vân Trang - Theo Forbes
Bài viết khác
Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Ngày đăng: 02/12/2024 - Lượt xem: 20
Dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp khi xét tuyển ngành Y Dược, Sư phạm: Bộ GD&ĐT lý giải gì?
Xem thêm [+]Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 89
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 91
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 87
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 113
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 175
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Ngày đăng: 21/10/2024 - Lượt xem: 126
Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 241
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 330
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 223
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công