“Làm việc” cũng là “làm người”!
Lần nọ trong lớp học, một học viên chợt giơ tay hỏi tôi: “… Làm thế nào để cân bằng giữa cuộc sống và công việc?".
Tôi trả lời: "Với tôi, không có khái niệm cân bằng giữa cuộc sống và công việc bởi công việc chính là cuộc sống".
Thật vậy, ai trong chúng ta cũng gắn với một (hay một số) nghề nghiệp hay công việc và dành phần lớn cuộc đời của mình để làm nghề hay làm việc đó. Thời gian một ngày của chúng ta chủ yếu được dành cho công việc, chúng ta "sống" ở nơi làm việc có khi còn nhiều hơn ở nhà. Nhưng điều quan trọng hơn hết là: Rất hiếm ai có một cuộc sống hạnh phúc mà lại không hạnh phúc với việc mình làm. Hay nói cách khác nếu "đạo sống" và "đạo nghề" của một người không hòa quyện với nhau hay thậm chí trái ngược nhau thì người đó rất khó có được một cuộc sống hay cuộc đời trọn vẹn.
Như vậy, "làm việc" cũng chính là "làm người, và "làm người" thì không thể không "làm việc”. Con người của mình cũng sẽ được thể hiện rõ qua công việc của mình, qua chất lượng công việc mà mình làm, qua lý tưởng công việc mà mình theo đuổi. Nếu ta nhìn vào cách mà mình làm việc, cách mà mình sống thì đó chính là "tấm gương" trung thực phản chiếu “con người” mình. Khi đó tự ta sẽ cảm thấy "thật sự tự hào về con người của mình" hay "mình không đáng được tôn trọng, thậm chí đáng bị khinh".
Nếu như "đạo sống" (làm người) là những giá trị mà ta lựa chọn cho cuộc đời của mình thì "đạo nghề" (làm việc) chính là lý tưởng nghề nghiệp của công việc mà ta làm. Nói cách khác, "đạo nghề" mà mình chọn chính là cách để mình hiện thực hóa "đạo sống" của mình trong công việc và nghề nghiệp mà mình làm. Chẳng hạn, ta thích trở thành cảnh sát giao thông vì ta yêu sự bình yên của phố phường, hay là vì ta thích "núp lùm" để thổi phạt? Ta muốn trở thành người dạy học là vì ta yêu con người, yêu sự phát triển mỗi ngày của đứa trẻ hay yêu thứ quyền lực mà ta có thể thị uy với nó? Ta chọn nghề nấu ăn vì đó cũng là một nghệ thuật và ta muốn nhìn thấy niềm vui trên khuôn mặt thực khách khi họ được thưởng thức một món ăn ngon, hay vì muốn kiếm lợi từ việc chế biến lại những thực phẩm kém an toàn?...
Nói cách khác, "đạo nghề" chính là "đạo sống" trong công việc. Làm việc mà không có lý tưởng nghề nghiệp cũng giống như sống mà không có mục đích. Làm một nghề "vô đạo" thì không chỉ bản thân người làm nghề mà cả xã hội cũng có thể bị ảnh hưởng.
Hành trình "tìm thấy chính mình" của con người, xét về bản chất, là hành trình tìm kiếm con người văn hóa và con người chuyên môn của mình. Đáng tiếc là khi nhìn vào bức tranh xã hội ngày nay, nhất là ở những quốc gia chưa phát triển, có vẻ như không nhiều người tìm thấy được điều đó. Hằng ngày, vào giờ tan sở cũng như lúc bắt đầu ngày mới, chúng ta nhìn thấy trong dòng người đông đúc trên đường phố nhiều gương mặt mỏi mệt vô hồn hơn là những con người "sáng sáng háo hức đi làm, tối tối hăm hở về nhà".
Rồi chúng ta cũng nhìn thấy cả những con người mang danh là làm nghề mà rốt cuộc những việc họ làm lại chệch rất xa khỏi sứ mệnh hay cái đạo của nghề đó: Bác sĩ lẽ ra phải chữa bệnh cứu người thì lại "làm tiền", vòi vĩnh bệnh nhân, mặc cả với cả mạng sống của người bệnh. Cô giáo lẽ ra phải là một điểm tựa thì lại là nỗi sợ hãi của học trò. Không ít cảnh sát không phải là người thực thi pháp luật hay người bảo vệ, mà là "hung thần" trong mắt người dân. Dường như còn quá ít người (trong đó có thể bao gồm chính chúng ta) là làm "đúng việc" của mình!
=>Xem thêm: Công việc của giám đốc kỹ thuật
Theo ebook Đúng việc
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 23
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 52
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 59
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 83
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 159
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Ngày đăng: 21/10/2024 - Lượt xem: 108
Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 217
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 278
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 200
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 250
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công