Luật sư: Định nghĩa, công việc và những kỹ năng cần thiết.
Có thể bạn chưa biết, có rất nhiều đời tổng thống của Mỹ: Barack Obama, Franklin Roosevelt và Bill Clinton đều là luật sư trước khi họ trở thành một nhà chính trị gia. Xuất phát điểm từ nghề luật sư đã mang đến cho họ một cái đầu lý trí, một sự hiểu biết sâu rộng, những phẩm chất của người luật sư. Chính những điều đó đã giúp họ đưa ra những quyết định làm thay đổi cả nước Mỹ.
Định nghĩa Luật sư
Luật sư là những người hành nghề trong lĩnh vực pháp luật. Thực hiện các dịch vụ pháp lý như tư vấn pháp luật, tư vấn soạn hợp đồng, đàm phán, thỏa thuận về các vấn đề pháp luật hoặc bào chữa, bảo vệ quyền lợi của khách hàng trước tòa. Khách hàng của luật sư có thể là cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức nào đó.
Để trở thành một luật sư, bạn phải thi đỗ Chứng chỉ hành nghề luật sư và làm việc cho một văn phòng luật sư nhất định. Tại Việt Nam, sau khi tốt nghiệp các ngành luật, các cử nhân luật sẽ phải tham gia một khóa đào tạo nghề luật. Sau khi nhận được chứng chỉ, phải đăng ký tập sự tại Đoàn luật sư tỉnh/thành phố, thời gian tập sự là 18 tháng. Sau quá trình tập sự, có thể lựa chọn thi Chứng chỉ hành nghề luật sư để trở thành một luật sư thực thụ.
Công việc của một luật sư
Luật sư là những người hành nghề pháp luật. Mà pháp luật thì bao trùm tất cả các khía cạnh, lĩnh vực của đời sống, xã hội. Do tính quản lý đa dạng của pháp luật mà người luật sư sẽ làm việc trong những lĩnh vực nhất định nào đó.
Luật sư có thể là người bào chữa, đại diện hợp pháp cho khách hàng của mình trong tố tụng dân sự hoặc hình sự. Hoặc là công tố viên đại diện cho chính phủ trong tố tụng hình sự.
Họ cũng có thể là người khởi kiện, đại diện cho khách hàng (cá nhân, cơ quan, tổ chức) để bảo vệ quyền lợi của nguyên đơn. Hoặc làm việc ở các vị trí cố vấn: tư vấn pháp luật; phổ biến các điều luật; nghiên cứu cách cư xử của khách hàng cho đúng luật…
Ngoài việc hành nghề luật sư, một luật sư dày dạn kinh nghiệm, nhiều năm trong nghề có thể giảng dạy tại các trường cao đẳng, đại học, học viện - những trường có đào về các ngành luật.
Bên cạnh những công việc tư nhân, luật sư còn có thể làm việc cho chính phủ (công tố viên, thẩm phán), các tổ chức phi lợi nhuận.
Những kỹ năng cần thiết để trở thành một luật sư tài giỏi
Luật sư là những người hành nghề trong lĩnh vực pháp luật. Chính vì thế mà công việc, đối tượng mà họ làm việc, giao tiếp hàng ngày chính là các điều luật. Do đó, họ thường dành phần lớn thời gian của mình tại văn phòng hoặc phỏng xử án.
Tuy nhiên, không phải vì tính chất công việc “chuyên môn” như vậy mà người luật sư không cần thiết phải có những kỹ năng khác. Đó là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Bởi nếu không đạt được những kỹ năng trên, một người “luật sư” sẽ chẳng thể nào trở thành một người luật sư thực thụ được.
Khả năng giao tiếp mạnh mẽ: Một vị luật sư ấp úng, lắp bắp, lời nói không rành mạch, rời rạc thì chẳng thể thuyết phục được ai, và cũng chẳng thể bảo vệ khách hàng của mình. Một người luật sư tư vấn nếu không khéo giao tiếp với khách hàng của mình thì khả năng hợp tác giữa họ cũng không thể cao được
Khả năng phân tích cao: Bất cứ người luật sư nào cũng phải rèn luyện cho mình khả năng phân tích cao, nhanh nhạy. Để phân tích, tìm hiểu được rõ ngọn ngành sự việc, để có thể ứng phó được những tình huống bất ngờ có thể xảy ra.
Khả năng nghiên cứu: Có rất nhiều bộ luật, điều luật về tất cả các vấn đề, các lĩnh vực trong đời sống, xã hội. Và có những điều luật có thể sẽ thay đổi vào một lúc nào đó. Hoặc có những điều luật đã thay đổi từ lâu nhưng đến một thời điểm nào đó mới được áp dụng. Chính vì thế mà một người luật sư cũng phải trau dồi khả năng nghiên cứu của mình.
Career.gpo.vn hy vọng bài viết trên sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về luật sư. Giúp cho bạn có một cái nhìn rõ hơn về công việc này.
Thùy Leah
Bài viết khác
Những ngành nghề có triển vọng trong tương lai tại Việt Nam
Ngày đăng: 24/12/2022 - Lượt xem: 405
Tác động của kỷ nguyên số và đại dịch khiến một loạt nghề sắp mất đi nhưng cũng sinh ra một loạt những ngành nghề có triển vọng trong tương lai. Bài viết sẽ điểm qua những khối ngành được xem là “miền đất hứa” với đa dạng việc làm cùng mức lương khủng? Tìm hiểu ngay!
Xem thêm [+]9 nghề lương cao nhất Việt Nam hiện nay: Lương đủ sức mua nhà, sắm xe nhiều người mơ ước
Ngày đăng: 20/12/2022 - Lượt xem: 1106
Nếu bạn đang băn khoăn tìm cho mình một công việc với thu nhập đủ đảm bảo cuộc sống thì đừng bỏ qua những ngành nghề này.
Xem thêm [+]4 ngành học 'khát' nhân lực nhất 10 năm tới: Ra trường không lo thất nghiệp, lương thừa sức mua ô tô
Ngày đăng: 20/08/2022 - Lượt xem: 2851
Việc làm nào đang là xu hướng của năm 2020 và tương lai? Ngành nghề nào vừa phù hợp với bạn vừa không bị lệch khỏi xu hướng chung của thị trường lao động?
Xem thêm [+]Phương án nào cho thí sinh có điểm tốt nghiệp chưa như ý?
Ngày đăng: 15/08/2022 - Lượt xem: 421
Bên cạnh những thí sinh có điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2022 xuất sắc, cũng có không ít thí sinh có điểm thi không được như kỳ vọng. Vậy phương án nào dành cho các thí sinh có mức điểm chưa như ý?
Xem thêm [+]Tuyển sinh 2022: Thí sinh nên đăng ký xét tuyển trước hạn cuối
Ngày đăng: 15/08/2022 - Lượt xem: 1303
Gần một tuần nữa sẽ hết hạn thí sinh đăng ký, điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng xét tuyển trực tuyến tuyển sinh đại học. Trong giai đoạn "nước rút" này, thí sinh cần lưu ý nắm bắt thông tin chính xác và cân nhắc kỹ trong chọn nguyện vọng để tăng khả năng trúng tuyển vào ngành, trường đại học như mong muốn.
Xem thêm [+]Phương án tuyển sinh các trường đại học 2022 và lịch sử điểm chuẩn của các trường Đại học qua các năm gần nhất
Ngày đăng: 27/01/2022 - Lượt xem: 2846
Ngay sau khi biết điểm thi, thí sinh có thể tra cứu điểm chuẩn đại học các năm trên Hướng nghiệp GPO (career.gpo.vn) để tìm trường phù hợp với điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2022.
Xem thêm [+]Có nên học ngành Truyền Thông Đa Phương Tiện?
Ngày đăng: 21/01/2022 - Lượt xem: 2160
Ngành học Truyền Thông Đa Phương Tiện (Multimedia) là ngành học phổ biến hiện nay và có rất nhiều trường đào tạo. Vì thế, để tìm cho mình một nơi học tập tốt, ngoài việc tìm hiểu thông tin, bạn nên chú ý đến cơ hội thực hành, cơ hội nghề nghiệp của trường mà bạn chọn theo học. Ngay bây giờ, hãy cùng Hướng nghiệp GPO cập nhật thông tin này...
Xem thêm [+]Top 10 công việc cho người đam mê Lịch sử
Ngày đăng: 20/01/2022 - Lượt xem: 6745
Bạn yêu thích lịch sử? Bạn muốn lựa chọn chuyên ngành này song lại băn khoăn về cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp? Bạn chưa biết rõ mình có thể làm gì sau khi ra trường? Nếu đang rơi vào tình huống này, 10 công việc dành cho người đam mê lịch sử dưới đây sẽ làm bạn yên tâm hơn khi lựa chọn chuyên ngành này. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO đi...
Xem thêm [+]5 điều thí sinh cần lưu ý khi xét tuyển học bạ năm 2022
Ngày đăng: 20/01/2022 - Lượt xem: 17500
Phương thức xét tuyển học bạ như thế nào? Điều kiện và hồ sơ xét tuyển ra sao? Tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết: 5 điều thí sinh cần biết khi xét tuyển học bạ. Cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Xem thêm [+]Tuyển sinh 2022: Mạnh tay giảm chỉ tiêu xét tuyển từ kết quả thi tốt nghiệp THPT
Ngày đăng: 19/01/2022 - Lượt xem: 1126
Nếu như 2 năm trước, hầu hết các cơ sở GD ĐH dành phần lớn chỉ tiêu xét tuyển từ kết quả thi tốt nghiệp THPT, thì năm nay nhiều trường giảm sâu chỉ tiêu đối với phương thức này và tăng chỉ tiêu xét tuyển riêng. Cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công