Marketing, PR và Quảng cáo – Những điểm khác biệt
Tiếp thị (Marketing), Quan hệ công chúng (PR) cùng quảng cáo (Advertising) là ba ngành học có khá nhiều điểm tương đồng và thường dễ bị nhầm lẫn. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO khám phá thêm những điều thú vị về các nhóm ngành này nhé!
Dù đều có chung một mục đích giúp doanh nghiệp/tổ chức/cá nhân quảng bá sản phẩm/dịch vụ/thương hiệu nhằm thu lại một giá trị nào đó; nhưng Marketing, PR và quảng cáo có những điểm khác biệt quan trọng. Và trước khi đi vào các điểm khác biệt này, hãy bắt đầu bằng những định nghĩa cơ bản của ba ngành học này.
Marketing là gì?
Định nghĩa: Theo Philip Kotler – cha đẻ của Marketing hiện đại thì Marketing là một thuật ngữ rộng để đại diện cho tất cả những nỗ lực và hoạt động khác nhau mà các doanh nghiệp/tổ chức/cá nhân thực hiện nhằm tạo dựng các giá trị từ khách hàng và mối quan hệ thân thiết với khách hàng với mục đích thu về giá trị lợi ích cho doanh nghiệp/tổ chức/các nhân từ những giá trị đã được tạo ra.”
Marketing không chỉ được hiểu như một hoạt động đơn lẻ mà nó là cả một quá trình phức tạp với nhiều hoạt động khác nhau như: nghiên cứu, phân tích, lên kế hoạch, chiến lược, phân bổ ngân sách, đo đạc, thống kê, tối ưu.… trong đó bao gồm cả Quảng cáo cùng PR.
Quảng cáo là gì?
Định nghĩa: Quảng cáo là những hình thức truyền thông không trực tiếp, được thực hiện thông qua những phương tiện truyền tin phải trả tiền và xác định rõ nguồn kinh phí. Nó được tạo ra để thu hút sự chú ý của các đối tượng khách hàng.
Nếu Marketing là cả một quá trình phức tạp thì quảng cáo giống như một hoạt động đơn lẻ trong quá trình Marketing có nhiệm vụ tác động vào thói quen của khách hàng và biến họ trở thành người mua hàng. Hoạt động đơn lẻ đó có thể là treo một tấm biển quảng cáo thông thường; mua quảng cáo từ các kênh mạng xã hội như Facebook; hay thậm chí là quảng cáo trên cáo kênh radio địa phương; báo chí…
PR là gì?
Định nghĩa: PR (Quan hệ công chúng) là cách thức mà tổ chức/ doanh nghiệp/cá nhân quản lý hình ảnh của mình trong mắt công chúng thông qua một tiếng nói thứ 3.
Tiếng nói thứ 3 này có thể đến từ các phương tiện truyền thông Quảng cáo như: báo chí, mạng xã hội, người ảnh hưởng… Tuy nhiên, thay vì tập trung vào mục tiêu bán sản phẩm như Quảng cáo thì PR lại là hoạt động giúp cho một doanh nghiệp/tổ chức/cá nhân và cộng đồng gia tăng mối quan hệ tốt đẹp thông qua việc thúc đẩy danh tiếng của doanh nghiệp/tổ chức/cá nhân bằng những thông tin tích cực, thiện chí.
Hoặc, PR cũng có thể liên quan đến việc kiểm soát thiệt hại đối với một vụ bê bối hay một số tin tức gây ảnh hưởng xấu tới doanh nghiệp/ tổ chức/cá nhân. Nhìn chung, Quan hệ công chúng là một hoạt động quan trọng giúp giữ gìn và nâng cao uy tín doanh nghiệp/tổ chức/ cá nhân.
Những điểm khác biệt:
Qua các định nghĩa cơ bản ở trên, sự khác nhau giữa ba chuyên ngành này đã bắt đầu rõ ràng hơn. Tuy nhiên, hãy cùng đi vào những điểm khác biệt chính để hiểu sâu hơn về sự khác nhau này.
1. Cấu trúc
Như đã đề cập qua trong phần định nghĩa, cấu trúc là một trong những điểm khác biệt chính giữa ba ngành học. Nếu marketing là một chiếc bánh lớn được chia ra làm nhiều phần, và mỗi phần bánh đại diện cho một lĩnh vực: nghiên cứu sản phẩm, nghiên cứu thị trường, lên kế hoạch media, chiến lược bán hàng, giá sản phẩm, hậu mãi khách hàng, quan hệ cộng đồng… thì quảng cáo và PR chính là một phần trong miếng bánh lớn ấy.
Nếu bạn muốn phân biệt Marketing với những thuật ngữ có vẻ như tương tự. Hãy nhớ, Marketing là đại diện cho toàn bộ quá trình và chiến lược; những thứ còn lại chỉ là một nhiệm vụ hoặc một hoạt động đơn lẻ.
2. Mục tiêu
Mục tiêu của quảng cáo: Để thông báo, thuyết phục hoặc nhắc nhở khách hàng về thương hiệu hoặc sản phẩm của doanh nghiệp/tổ chức/cá nhân.
Mục tiêu của PR: Tạo dựng, duy trì và bảo vệ danh tiếng của doanh nghiệp/tổ chức/cá nhân, nâng cao uy tín và thể hiện một hình ảnh tích cực.
Mục tiêu của Marketing: Việc xây dựng hình ảnh đẹp của PR hay tăng tính nhận diện thương hiệu của Quảng cáo cũng chỉ để phục vụ cho mục tiêu tối thượng của Marketing: Giúp doanh nghiệp/tổ chức/cá nhân thu về các giá trị lợi ích.
3. Đối tượng tiếp nhận
Đối tượng tiếp nhận các hoạt động của ngành Quảng cáo thường sẽ là những khách hàng tiềm năng sẽ chi trả cho sản phẩm/dịch vụ. Trong khi đó, đối tượng tiếp nhận của hoạt động PR sẽ chú trọng hơn vào các cơ quan báo chí; chính phủ; những cổ đông, nhà đầu tư và các bên liên quan… mà họ không nhất thiết phải là người sẽ bỏ tiền mua sản phẩm/dịch vụ.
Marketing bao hàm cả Quảng cáo lẫn PR nên đối tượng tiếp nhận sẽ là tất cả mọi người, tùy thuộc vào từng hoạt động, nhiệm vụ cụ thể.
4. Các hoạt động
Mỗi ngành đều có những hoạt động chuyên biệt riêng.
Hoạt động Marketing:
- Nghiên cứu thị trường
- Quảng cáo
- Công khai hoặc Quan hệ công chúng
- Bán hàng
- Buôn bán
- Phân phối
Hoạt động Quảng cáo:
- Quảng cáo truyền hình
- Quảng cáo trên Radio
- Chiến dịch gửi email
- Quảng cáo qua các biển, bảng hiệu
- Quảng cáo trên website
- Quảng cáo trên các trang mạng xã hội
- Quảng cáo trên các kênh tìm kiếm
Hoạt động PR:
- Thông cáo báo chí
- Sự kiện kinh doanh hoặc cộng đồng
- Nói chuyện
- Quan hệ truyền thông
- Tài trợ và hợp tác.
5. Phong cách
Quảng cáo thường đặt nặng việc tự giới thiệu về bản thân qua việc đầu tư xây dựng các nội dung, hình ảnh chất lượng để quảng bá cho sản phẩm/dịch vụ. Còn PR lại chú trọng vào việc người khác nói gì về mình.
Một công ty tự nói về mình chắc chắn sẽ phải tốn phí nhưng nếu có định hướng PR tốt thì công ty sẽ được nhiều người cho các nhận định tốt hoàn toàn miễn phí. Nếu bạn phải trả tiền thuê những kênh truyền thông hay những người có ảnh hưởng nói tốt về sản phẩm thì đó là Quảng cáo chứ không phải PR. Còn khi bạn thấy những người hoàn toàn xa lạ khen doanh nghiệp/tổ chức/thương hiệu của mình trên các kênh truyền thông thì đó là kết quả của PR.
Và một chiến dịch Marketing đòi hỏi vừa cần đầu tư chi phí vào quảng cáo; cũng vừa cần được nhiều khách hàng, cơ quan báo chí… khen ngợi thì mới có thể thành công.
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây.
Bảo Anh
Theo Andrews University
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Tư vấn hướng nghiệp: 08 bước đơn giản để chọn đúng ngành nghề
Tư Vấn Hướng Nghiệp: Chọn Ngành Học Phù Hợp Có Thật Sự Khó?
TƯ VẤN: Ðịnh hướng nghề nghiệp tương lai như thế nào cho đúng?
Bài viết khác
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 17
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 49
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 64
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Hơn 50% doanh nghiệp tuyển dụng nhân sự yêu cầu trình độ đại học trở lên
Ngày đăng: 05/10/2024 - Lượt xem: 53
Hiện 51,6 triệu người đã có việc làm, tăng 127.000 người so với quý II và ba ngành đã tăng mạnh nhu cầu tuyển dụng là chế biến gỗ, sản xuất hóa chất và cơ khí.
Xem thêm [+]Ngành học cực quan trọng trong đời sống, nhưng thiếu 1,5 triệu nhân lực: Sinh viên ra trường dễ có việc ngay, thu nhập từ 20-30 triệu đồng/tháng
Ngày đăng: 05/10/2024 - Lượt xem: 72
Đây là ngành nghề “thực sự cần thiết" trong cuộc sống và đang thiếu rất nhiều lao động lành nghề.
Xem thêm [+]Trong 5 năm tới, những ngành này sẽ có cơ hội việc làm cao?
Ngày đăng: 04/10/2024 - Lượt xem: 127
Trong 5 năm tới, những ngành này sẽ có cơ hội việc làm cao?
Xem thêm [+]Ngành nghề của tương lai: Cơ hội lớn trong ngành vi mạch bán dẫn
Ngày đăng: 04/10/2024 - Lượt xem: 74
Trong bối cảnh ngành vi mạch bán dẫn phát triển mạnh mẽ, nhiều công ty trong, ngoài nước đều cần và chú trọng đến nguồn nhân lực chất lượng cao, điều này tạo nên cơ hội việc làm cho người trẻ.
Xem thêm [+]Du học Singapore năm 2024 và những điều cần biết
Ngày đăng: 02/10/2024 - Lượt xem: 58
Singapore nổi tiếng là quốc gia sở hữu nền giáo dục chất lượng cao, môi trường học tập đa văn hóa và là trung tâm kinh tế tiềm năng với lực lượng lao động cạnh tranh.
Xem thêm [+]Từ 2025, miễn thi ngoại ngữ không được quy đổi để tính điểm xét tốt nghiệp
Ngày đăng: 02/10/2024 - Lượt xem: 77
Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố dự thảo Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025 với nhiều điểm mới. Theo đó, thí sinh được miễn thi ngoại ngữ không được quy đổi điểm 10 để cộng vào điểm xét tốt nghiệp.
Xem thêm [+]Trường ĐH điều chỉnh phương án tuyển sinh theo chương trình mới, thí sinh cần quan tâm gì?
Ngày đăng: 01/10/2024 - Lượt xem: 67
Trường ĐH điều chỉnh phương án tuyển sinh theo chương trình mới, thí sinh cần quan tâm gì?
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công