"Mẹo" chinh phục học bổng Singapore
Hiểu rõ chương trình học bổng; biết đánh giá bản thân để nổi bật hơn so với các ứng viên khác, luôn đặt mình vào vị trí của hội đồng đánh giá, theo Lan Hương - du học sinh tại Singapore, là những yếu tố giúp học sinh “apply” thành công học bổng du học. Hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu về thông tin này nhé!
Mới đây, tại hội thảo “Du học Singapore 2021” do Hội Học sinh Sinh viên Việt Nam tại Singapore (VNYA) tổ chức, các sinh viên, cựu sinh viên Việt đã có những chia sẻ về kinh nghiệm học tập và xin học bổng du học tại Singapore.
'Singlish' không ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục
Từng đi du học từ khi còn học cấp hai, Nguyễn Phương Chi (SN 2002), hiện đang là sinh viên chuyên ngành Kinh tế, Đại học Quốc gia Singapore (NUS) cho rằng, ở một đất nước có nền giáo dục được xem là hàng đầu thế giới, có rất nhiều khó khăn du học sinh có thể gặp phải.
Theo Phương Chi, đối với những bạn có ý định đi du học từ cấp 2, cấp 3, cần phải xem xét kỹ về việc liệu mình có đủ tự lập và vượt qua được những khó khăn trong học tập, những khác biệt về văn hóa và sự cô đơn trong một môi trường mới hay không. Ngoài ra, vấn đề tài chính gia đình, theo Chi, cũng là điều du học sinh cần phải cân nhắc bởi ở lứa tuổi này, việc đi làm thêm tại Singapore là điều không được cho phép.
Đối với bản thân Chi, điều khó khăn nhất nữ sinh từng gặp phải khi tới Singapore là vấn đề ngôn ngữ. “Ở Singapore, mọi người chủ yếu nói “Singlish”. Do đó, khi mới sang, có rất nhiều tình huống dở khóc dở cười mình từng gặp phải như không thể hiểu những cô chú ngoài khuôn viên trường nói gì”.
Tuy vậy, Chi cũng đảm bảo rằng, ở trong trường học hay những môi trường làm việc khác, giáo viên và sinh viên đều dùng Tiếng Anh tiêu chuẩn. Vì thế, “Singlish” sẽ không ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Ngược lại, khi đã ở Singapore một thời gian khá dài, Phương Chi còn cảm thấy tiếng “Singlish” khá dễ thương và có chút thân thuộc giống như các từ đệm “á, ý, à, nha” ở Việt Nam.
Ngoài ra, Phương Chi cũng cho rằng, điều quan trọng nhất khi đi du học là phải tin vào bản thân và không ngừng cố gắng. “Mình đã từng ăn nhiều điểm S cho môn Toán, tương đương với điểm 4 ở Việt Nam trong năm lớp 12. Mình nhớ mãi, giáo viên đã nói với mình rằng: “Lý do em làm không tốt là vì em nghĩ mình không làm được chứ không phải vì em không có khả năng”. Sau đó, mình đã tự thuyết phục bản thân và nỗ lực nhiều hơn để kéo được điểm lên tới 4 hạng”, Chi chia sẻ.
Mặc dù có nhiều khó khăn khi học tập trong môi trường quốc tế, nhưng theo Chi, điều cô cảm thấy thích thú là nền giáo dục ở đây cũng rất đầu tư vào hoạt động ngoại khóa nhằm thúc đẩy kỹ năng sống cho học sinh.
Trong những năm cấp 2, Phương Chi đã là thành viên ban giao hưởng của trường và tham gia vào một cuộc thi trí nhân tạo khi học cấp 3. Phương Chi tin rằng, việc tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, dù ở lĩnh vực gì, cũng sẽ giúp học sinh có thêm những khoảnh khắc đáng nhớ, mở rộng quan hệ và còn giúp học sinh có thêm điểm cộng khi “apply” vào các trường đại học.
Cấu trúc 'STAR' khi viết bài luận du học
Không đi du học từ thời cấp 2 như Chi, Nguyễn Lan Hương (SN 1998) từng là sinh viên của Trường Đại học Ngoại Thương. Sau 1 năm học tập tại Việt Nam, Hương mới bắt đầu hành trình du học của mình với học bổng toàn phần ở Học viện Quản lý Singapore, sau đó là Đại học RMIT.
Chia sẻ về kinh nghiệm giành học bổng 100% của mình, Lan Hương cho rằng: “Khi “apply” học bổng, các bạn cần lưu ý 3 điều: Hãy hiểu rõ chương trình học bổng; biết đánh giá bản thân để làm mình nổi bật hơn so với các ứng viên khác và cuối cùng là hãy đặt mình vào vị trí của hội đồng đánh giá”.
Riêng về bài luận cá nhân, Lan Hương đã đưa ra một vài “tips” nhỏ để giúp các bạn học sinh chăm chút hơn cho bài luận của mình.
“Đừng chỉ liệt kê thành tích, hãy trở thành một người kể chuyện và truyền cảm hứng để nói lên đam mê của mình. Một cách thường thấy và cũng là cách mình đã sử dụng khi viết bài luận nộp tới trường đại học Singpore là sử dụng hình ảnh ẩn dụ để đại diện cho bản thân hay một sự kiện quan trọng nào đó”.
Ngoài ra, Hương cũng khuyến khích mọi người có thể tham khảo cấu trúc STAR khi viết luận cũng như phỏng vấn để giúp câu trả lời được chặt chẽ hơn.
Cấu trúc STAR trong bài luận cá nhân, theo Hương, gồm S (Situation, mô tả tình huống cụ thể), T (Tasks, mô tả trách nhiệm của bạn trong tình huống đó), A (Action, hành động cụ thể để giải quyết vấn đề/ nhiệm vụ), R (Results, kết quả và bài học rút ra cho bản thân).
Cả Phương Chi và Lan Hương đều cho rằng, những học sinh có mong muốn đi du học phải chuẩn bị cho mình một năng lực ngoại ngữ thật tốt để có thể tiếp thu bài giảng và hoàn thành bài tập được giao. Thực tế, có những sinh viên dù đạt 7.0-7.5 IELTS, nhưng khi sang nước ngoài vẫn gặp phải những vấn đề về giao tiếp hay học tập. Vì thế, Phương Chi cho rằng, học sinh cần phải chú trọng đều vào các kỹ năng thay vì chỉ chăm chút vào ngữ pháp hay từ vựng.
Hướng nghiệp GPO hy vọng các bạn đã có những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn hướng nghiệp, vui lòng đăng ký thông tin tại đây.
Kim Xuân
Xem thêm bài viết cùng chủ đề:
Chính thức: chuyển lịch thi chứng chỉ ngoại ngữ năm 2021 sang 2022 tại TP.HCM
Chính thức: Bộ GD-ĐT hướng dẫn tổ chức dạy học trực tiếp hậu Covid-19
Bài viết khác
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 28
Người trẻ muốn cai nghiện điện thoại nhưng không biết làm thế nào
Xem thêm [+]5 việc giúp sinh viên có những năm tháng ý nghĩa ở trường đại học
Ngày đăng: 15/11/2024 - Lượt xem: 54
Để có thể nhanh chóng thích ứng với một giai đoạn học tập mới, tân sinh viên cần có sự chuẩn bị về tâm lý và kỹ năng.
Xem thêm [+]Không cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT: 'Cần làm sớm, nhiều nước đã bỏ từ lâu'
Ngày đăng: 08/11/2024 - Lượt xem: 61
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc không cộng điểm khuyến khích chứng chỉ nghề vào xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025 là phù hợp do Chương trình phổ thông 2018 không còn quy định hoạt động dạy nghề như chương trình cũ.
Xem thêm [+]ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Ngày đăng: 02/11/2024 - Lượt xem: 86
ĐH Bách khoa Hà Nội công bố lịch thi đánh giá tư duy năm 2025
Xem thêm [+]Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Ngày đăng: 28/10/2024 - Lượt xem: 159
Đề tiếng Anh tốt nghiệp THPT 2025 tăng độ khó, thí sinh luyện IELTS có lợi
Xem thêm [+]Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Ngày đăng: 21/10/2024 - Lượt xem: 110
Sinh viên Việt Nam đến New Zealand nhiều nhất trong 10 năm
Xem thêm [+]10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Ngày đăng: 15/10/2024 - Lượt xem: 223
10 đại học Mỹ dẫn đầu về mức lương của cựu sinh viên
Xem thêm [+]Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Ngày đăng: 12/10/2024 - Lượt xem: 279
Học nông nghiệp ra làm nghề gì?
Xem thêm [+]Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Ngày đăng: 08/10/2024 - Lượt xem: 202
Bộ Giáo dục đề xuất bốc thăm môn thi thứ ba vào lớp 10
Xem thêm [+]Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Ngày đăng: 07/10/2024 - Lượt xem: 252
Đại học Quốc gia TP HCM bỏ hai cách xét tuyển từ năm 2025
Xem thêm [+]Danh mục ngành nghề
Góc cuộc thi
- Không thi thực hành trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2021-2022
- Học sinh Việt vô địch cuộc thi Tin học văn phòng thế giới
- Sinh viên văn hóa đạt giải Nhất cuộc thi về ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
- [Nghề nào cho em] Năng lực bản thân - Vũ khí của sự khác biệt
- [Nghề nào cho em] Đơn phương nghề báo
- [Nghề nào cho em] Ước mơ hay xu thế - lựa chọn con đường phía trước
- [Nghề nào cho em] Hành trình của những giấc mơ
- [Nghề nào cho em] Đại học có phải con đường duy nhất để dẫn đến thành công